Tình hình huy động nguồn lực xây dựng NTM ở xã Thanh Bình…

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực từ cộng đồng cho thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 82 - 102)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Tình hình huy động nguòn lực cộng đồng cho chương trình xây dựng

3.2.3. Tình hình huy động nguồn lực xây dựng NTM ở xã Thanh Bình…

* Tiềm năng và những thuận lợi trong xây dựng NTM:

Vị trí địa lý của xã khá thuận lợi để phát triển kinh tế, lưu thông hàng hóa và giao lưu với các vùng lân cận; cơ sở hạ tầng đã được quan tâm đầu tư và cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất; nguồn nhân lực trên địa bàn xã dồi dào, có truyền thống lao động cần cù, năng động, nhạy bén với nền kinh tế thị trường thuận lợi để ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp (công nghệ tưới tiêu giống, công nghệ sinh học, các quy trình sản xuất mới cho cây trồng vật nuôi) là điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tập thể BCH Đảng bộ luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề vướng mắc và khó khăn trong trong quá trình thực hiện NQ. Do đó, nhân dân trên địa bàn xã đã đồng tình chung tay chung sức cùng với Đảng bộ, chính quyền xã thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới.

* Khó khăn, hạn chế:

Nền kinh tế của xã nhà xuất phát thấp, mức sống dân cư chưa cao, cơ cấu kinh tế chưa cân đối, một số chính sách đầu tư cho nông dân còn chậm và khó tiếp cận là những khó khăn lớn trong việc huy động vốn đầu tư và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhân dân sản xuất nông nghiệp cơ bản dựa vào kinh nghiệm nên phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết. Bên cạnh đó giá cả vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng cao, giá sản phẩm nông nghiệp thấp hoặc không ổn định; tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi, trồng

trọt vẫn xảy ra. Những vấn đề trên đã làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn, nên việc huy động nhân dân đóng góp để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu gặp nhiều khó khăn, đã ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai thực hiện chương trình theo kế hoạch.

Ngoài ra, sự đa dạng về dân tộc, tôn giáo trên địa bàn xã; trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, xã, ấp tham gia xây dựng NTM, nhất là trong công tác lập quy hoạch; nhận thức của một bộ phận nhân dân về công tác xây dựng NTM còn hạn chế cũng đặt ra những vấn đề cần giải quyết trong công tác chỉ đạo, điều hành ở những năm đầu triển khai chương trình.

3.2.3.2. Tình hình huy động nguồn lực cho xây dựng NTM:

Tính đến tháng 12/2015, theo số liệu thống kê của xã, tổng số vốn được hỗ trợ và huy động từ cộng đồng cho chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã là : 574.828,27 triệu đồng. Trong đó, nguồn ngân sách từ trung ương hỗ trợ là 745,66 triệu, chiếm 0,13%; các nguồn huy động khác gồm ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã) là 78.526,79 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 13,66%;

nhân dân đóng góp 52.681,1 triệu đồng, chiếm 9,16%; nguồn vốn từ doanh nghiệp và tín dụng là 442.874,6 tỷ, chiếm 77,04%.

Bảng 3.5: Nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới tại xã Thanh Bình tính đến tháng 12/2015

TT Nguồn vốn Số tiền

(triệu đồng)

Tỷ lệ (%) 1. Vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước 79.272,45 13,79

2. Vốn tín dụng 295.986,8 51,49

3. Vốn doanh nghiệp 146.887,86 25,55

4. Vốn nhân dân đóng góp 52.681,1 9,16%

Tổng cộng 574.828,27 100

Nguồn: Phòng tài chính huyện

Vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước 13,79%

Vốn tín dụng 51,49%

Vốn doanh nghiệp 25,55%

Vốn do nhân dân đóng ghóp 9,16%

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng NTM xã Thanh Bình

Trong 05 năm qua, xã Thanh Bình đã huy động khá tốt nguồn lực ngoài ngân sách cho xây dựng NTM, tỷ trọng nguồn vốn ngân sách nhà nước chỉ chiếm 13,79% tổng nguồn vốn, trong khi nguồn vốn của cộng đồng chiếm tỷ trọng 86,21% tổng nguồn vốn. Mặc dù vậy, nhưng nguồn vốn ngoài ngân sách được huy động chủ yếu cho nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp (chiếm 80,96% tổng nguồn vốn) và do các doanh nghiệp và người dân vay tín dụng hoặc bỏ vốn ra để đầu tư phát triển sản xuất; vốn sử dụng cho xây dựng kết cấu hạ tầng chỉ chiếm 19,04% tổng nguồn vốn. Trong nguồn vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng chủ yếu cho xây dựng nhà ở (chiếm 71% tổng vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng do nhân dân đóng ghóp) và nguồn vốn này đa phần do người dân tự đầu tư xây dựng, chỉ có 4,62% do nguồn vận động xây dựng nhà đại đoàn kết; các lĩnh vực: Y tế, thủy lợi đều do ngân sách đầu tư, người dân tham gia không đáng kể. So với Nghị quyết của tỉnh, tỷ trọng vốn huy động trong dân, nhiều lĩnh vực chưa đảm bảo theo Nghị quyết: Chẳng hạn huy động vốn cho lĩnh vực giao thông nông thôn yêu cầu phải đạt tỷ lệ từ

40% trở lên nhưng thực hiện chỉ đạt 14%; vốn đầu tư cho hạ thế điện yêu cầu đạt 100% trong dân nhưng thực hiện chỉ đạt 33,5%; vốn đầu tư chợ nông thôn yêu cầu đạt 75%, thực hiện đạt 62,16%; vốn đầu tư cho thủy lợi yêu cầu nhà nước chỉ hỗ trợ xây lấp nhưng khi thực hiện hầu hết do nhà nước đầu tư; vốn đầu tư cho xây dựng nhà văn hóa ấp yêu cầu không dưới 10%, nhưng thực hiện chỉ đạt 4,84%. Các doanh nghiệp hầu như chỉ tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chưa tích cực tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng (chỉ chiếm tỷ lệ 2,49%). Về hình thức đóng ghóp, người dân và doanh nghiệp chủ yếu đóng ghóp bằng tiền, hiến đất làm đường, hạn chế đóng ghóp bằng các hình thức khác.

3.2.4. Tình hình huy động nguồn lực xây dựng NTM ở xã Bình Minh 3.2.4.1. Một số đặc điểm của xã Bình Minh khi xây dựng NTM:

* Tiềm năng và những thuận lợi trong xây dựng NTM:

Vị trí địa lý của xã khá thuận lợi, nằm ở trung tâm của huyện, nằm giáp ranh TP.Biên Hoà là động lực thúc đẩy ngành tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và thương mại dịch vụ phát triển theo hướng tăng giá trị hàng hoá; có 02 tuyến đường quốc lộ đi ngang qua, thuận lợi phát triển kinh tế, lưu thông hàng hóa, vận chuyển hành khách và giao thương với các vùng lân cận; cơ sở hạ tầng hầu hết đã được quan tâm đầu tư trước khi thực hiện xây dựng NTM.

Quỹ đất tương đối rộng, thoát nước tốt, nên thuận lợi cho việc bố trí sử dụng đất, thích hợp trồng các loại cây công nghiệp như điều và cây hàng năm như bắp, mỳ, sắn dây…, đồng thời phsat triển chăn nuôi. Xã có một làng nghề và việc phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề truyền thống đã được quan tâm chú trọng đầu tư.

* Khó khăn, hạn chế:

Địa hình tuy là đồng bằng nhưng có nhiều vùng trũng và đồi dốc, kết hợp với mưa tập trung theo mùa gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Tình trạng thiếu nước, khô hạn vào các tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau gây khó

khăn cho sản xuất nông nghiệp cũng như phục vụ sinh hoạt cho nhân dân địa phương; nhân dân chưa quen với cách làm ăn mới theo cơ chế thị trường, tính bảo thủ của nông dân vẫn còn tồn tại; nguồn vốn tín dụng để nhân dân phát triển sản xuất chưa nhiều, thủ tục vay khó, mức cho vay ít ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô sản xuất, nhất là phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp.

3.2.4.2. Tình hình huy động nguồn lực cho xây dựng NTM

Tính đến cuối năm 2015, xã Bình Minh đã triển khai xây dựng 30 công trình gồm có : 27 tuyến đường giao thông nông thôn, 01 điểm học tập cộng đồng và công nghệ thông tin xã, 02 công trình thủy lợi.

Nguồn vốn huy động từ cộng đồng cho xây dựng NTM tại xã Bình Minh tính đến tháng 12/2015 là 560.049,96 triệu đồng (chiếm 89,55%). Xét trên tỷ trọng các nguồn vốn đầu tư vào chương trình NTM của xã Bình Minh thì chúng ta thấy nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước là 68.308,82 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 10,9%; vốn từ doanh nghiệp 157.379,85 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 25,16%;

vốn tín dụng là 317.128,7 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 50,71% và là nguồn vốn lớn nhất; vốn nhân dân đóng góp là 82.557,46 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 13,2%.

Cũng như xã Thanh Bình, nguồn vốn ngoài ngân sách được huy động ở xã Bình Minh chủ yếu cho nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp (chiếm 82,6% tổng nguồn vốn) và do các doanh nghiệp và người dân vay tín dụng hoặc bỏ vốn ra để đầu tư phát triển sản xuất; vốn sử dụng cho xây dựng kết cấu hạ tầng chỉ chiếm 17,4% tổng nguồn vốn. Trong nguồn vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng chủ yếu cho xây dựng nhà ở (chiếm 76,5% tổng vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng do nhân dân đóng ghóp) và nguồn vốn này đa phần do người dân tự đầu tư xây dựng, chỉ có 0,5% vốn xây dựng nhà ở do nguồn vận động xây dựng nhà cho hộ nghèo, gia đình chính sách; các lĩnh vực: Y tế, thủy lợi, công trình văn hóa xã đều do ngân sách đầu tư, người dân tham gia không đáng kể. So với Nghị quyết của tỉnh, tỷ trọng vốn huy động trong dân, nhiều lĩnh vực chưa đảm bảo theo Nghị quyết: Huy động vốn cho

lĩnh vực giao thông nông thôn yêu cầu phải đạt tỷ lệ từ 40% trở lên nhưng thực hiện chỉ đạt 19,5%; vốn đầu tư chợ nông thôn yêu cầu đạt 75%, thực hiện đạt 62,1%; vốn đầu tư cho thủy lợi yêu cầu nhà nước chỉ hỗ trợ xây lấp nhưng khi thực hiện hầu hết do nhà nước đầu tư. Các doanh nghiệp hầu như chỉ tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chưa tích cực tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng (chỉ chiếm tỷ lệ 4,19%). Về hình thức đóng ghóp, người dân và doanh nghiệp chủ yếu đóng ghóp bằng tiền, đóng ghóp bằng hình thức ngày công và bằng các hình thức khác rất hạn chế.

Bảng 3.6: Nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Minh tính đến tháng 12/2015

TT Nguồn vốn Số tiền

(triệu đồng)

Tỷ lệ (%) 1. Vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước 68.308,8 10,9

2. Vốn tín dụng 317.128,7 50,7

3. Vốn doanh nghiệp 157.379,8 25,16

4. Vốn nhân dân đóng góp 82.557,4 13,2

Tổng cộng 625.374,89 100

Nguồn: Phòng Tài chính huyện.

Vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước 10.9%

Vốn tín dụng 50.7%

Vốn doanh nghiệp 25.16%

Vốn nhân dân đóng góp 13.2%

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng NTM xã Bình Minh

Xã Bình Minh có điều kiện kinh tế phát triển hơn xã Thanh Bình; địa bàn có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất chế biến nông sản, tiểu thủ công nghiệp nên nhu cầu về vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh lớn. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động ngoài ngân sách cho xây dựng NTM nhìn chung còn hạn chế, mới chỉ tập trung cho sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của doanh nghiệp và người dân, chưa huy động nhiều cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương.

3.2.5. Tình hình huy động nguồn lực xây dựng NTM ở xã Hố Nai 3 3.2.5.1. Một số đặc điểm của xã Hố Nai 3 khi xây dựng NTM:

* Tiềm năng và những thuận lợi trong xây dựng NTM:

Xã Hố Nai 3 nằm ở cửa ngõ phía tây của huyện Trảng Bom, giáp thành phố Biên Hòa. Trên địa bàn có khu công nghiệp Hố Nai và một phần khu công nghiệp Sông Mây và cụm sản xuất vật liệu xây dựng tạo việc làm cho người dân địa phương, đồng thời thu hút lao động từ nhiều địa phương khác về làm ăn sinh sống; nằm trên tuyến quốc lộ 1A chạy qua là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế toàn diện cả về công nghiệp, dịch vụ và nông lâm nghiệp. Trên địa bàn có nhiều doanh nghiệp tư nhân với đa ngành nghề, đa lĩnh vực. Trong đó, tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển mạnh góp phần lớn vào sự phát triển kinh tế ở địa phương, nâng cao mức sống của người dân.

* Khó khăn:

Mặc dù kinh tế tăng trưởng khá nhanh nhưng một số lĩnh vực phát triển còn chưa cân đối, thiếu đồng bộ, nhất là lĩnh vực thương mại-dịch vụ. Trong nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn chậm, chất lượng hàng nong sản còn thấp, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa chưa cao, công tác ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.

Địa bàn có nhiều khu công nghiệp là một thuận lợi nhưng bên cạnh đó cũng phát sinh nhiều khó khăn: Nhiều lao động từ địa phương khác đến làm việc, sinh sống kéo theo nhu cầu về phúc lợi xã hội vượt khả năng của địa

phương; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp, tệ nạn xã hội nảy sinh, ô nhiễm môi trường có nguy cơ lớn ảnh hưởng xấu đến đời sống, sinh hoạt của người dân và môi trường chung của địa phương.

Ngoài ra, công tác tham mưu của một số đoàn thể còn hạn chế, nội dung hoạt động còn thiếu chiếu sâu, hiệu quả mang lại chưa thật sự như mong đợi.

3.2.5.2. Tình hình huy động nguồn lực cho xây dựng NTM

Tính đến tháng 12/2015, theo báo cáo tổng kết của xã Hố Nai 3, tổng nguồn vốn huy động cho xây dựng NTM của xã là 651.790,54 triệu đồng.

Trong đó, nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng NTM là 68.081,66 triệu đồng (chiếm 10,44%), vốn huy động từ các doanh nghiệp, hợp tác trên địa bán là 140.266,75 triệu đồng (chiếm 21,52%), vốn từ tín dụng 277.487,62 triệu đồng (chiếm 42,57%), vốn huy động từ nhân dân là 165.954,5 triệu đồng (chiếm 25,44%).

Bảng 3.7: Nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới tại xã Hố Nai 3 tính đến tháng 12/2015

TT Nguồn vốn Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%)

1. Ngân sách Nhà nước 68.081,66 10,44

2. Vốn doanh nghiệp, hợp tác xã 140.266,75 21,52

3. Vốn tín dụng 277.487,62 42,57

4. Vốn nhân dân đóng góp 165.954,5 25,44

Tổng cộng 651.790,54 100

Nguồn: Phòng tài chính huyện

Vốn ngân sách nhà nước: 10,44%

Vốn doanh nghiệp và hợp tác xã: 21,52%

Vốn tín dụng:

42,57%

Vốn nhân dân đóng góp: 25,44%

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng NTM xã Hố Nai 3

Trong 05 năm qua, xã Hố Nai 3 đã huy động khá tốt nguồn lực xây dựng NTM, so với 03 xã nghiên cứu, Hố Nai 3 là xã huy động được nguồn vốn trong dân cao nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động (90%), tỷ trọng nguồn vốn ngân sách nhà nước chỉ chiếm 10,44% tổng nguồn vốn. Mặc dù vậy, cũng như 02 xã trước, nguồn vốn ngoài ngân sách được huy động chủ yếu cho nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (chiếm 79% tổng nguồn vốn) và do các doanh nghiệp và người dân vay tín dụng hoặc bỏ vốn ra để đầu tư phát triển sản xuất; vốn sử dụng cho xây dựng kết cấu hạ tầng chỉ chiếm 21% tổng nguồn vốn. Trong nguồn vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng chủ yếu cho sửa chữa, xây dựng nhà ở nông thôn (chiếm 77% tổng vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng do nhân dân đóng ghóp) và nguồn vốn này đa phần do người dân tự đầu tư xây dựng, sửa chữa, chỉ có 6.2% do nguồn vận động xây dựng nhà tình thương, nhà xóa đói giảm nghèo, gia đình chính sách; các lĩnh vực: Y tế, thủy lợi, văn hóa xã đều do ngân sách đầu tư, người dân tham gia không đáng kể. So với Nghị quyết của tỉnh, tỷ trọng vốn huy động trong dân, nhiều lĩnh vực chưa đảm bảo theo Nghị quyết; vốn đầu tư cho thủy lợi yêu cầu nhà nước chỉ hỗ trợ xây lấp nhưng khi thực hiện hầu hết do nhà nước đầu tư; vốn đầu tư cho xây dựng nhà văn hóa ấp yêu cầu người dân

đóng góp không dưới 10%, nhưng thực hiện chủ yếu do ngân sách xã, huyện đầu tư. Các doanh nghiệp hầu như chỉ tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa tích cực tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng của địa phương (chỉ chiếm tỷ lệ 3,74%). Về hình thức đóng ghóp, người dân và doanh nghiệp chủ yếu đóng ghóp bằng tiền.

3.2.6. Những đóng góp của người dân và cộng đồng vào chương trình xây dựng NTM.

Bảng 3.8: Những công việc người dân tham gia vào xây dựng nông thôn mới tại địa phương mình (n = 120)

TT Nội dung công việc Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%)

1. Bầu Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới 68 56,66

2. Đóng góp ý kiến vào bản quy hoạch và bản đề án xây dựng nông thôn mới

115 95,83

3. Đóng góp ý kiến vào việc lựa chọn nội dung thực hiện 16 9,16

4. Xây dựng kế hoạch thực hiện 7 5,83

5. Tiền 120 100

6. Tài sản (đất đai, hoa màu, vật kiến trúc, cây cối …) 38 31,66

7. Ngày công lao động 26 21,66

8. Tập huấn khuyến nông, khuyến lâm 46 38,33

9. Giám sát thi công công trình 36 30

Nguồn : Số liệu điều tra của tác giả

Khi được hỏi về những công việc mà gia đình tham gia vào xây dựng nông thôn mới ở địa phương thì thấy được người dân đã tham gia vào công việc như sau: bầu Ban Chỉ đạo xây dựng NTM ở địa phương mình, đóng góp ý kiến vào bản quy hoạch và bản đề án xây dựng NTM, đóng góp ý kiến vào việc lựa chọn nội dung thực hiện, tài sản, ngày công lao động, tham gia tập huấn huyến nông, khuyến lâm, và giám sát thi công công trình. Tuy nhiên tỷ lệ người dân tham gia vào các công việc còn tương đối hạn chế và khác nhau: chỉ có 5,83% ý kiến cho rằng được tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình NTM, 9,16% ý kiến cho rằng có đóng góp ý kiến vào việc lựa chọn công việc gì thực

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực từ cộng đồng cho thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 82 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)