Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Một số nguyên nhân, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cho việc
3.3.1 Một số nguyên nhân dẫn đến việc huy động nguồn lực cộng đồng cho chương trình xây dựng NTM huyện Trảng Bom còn khó khăn.
Từ thực trạng và những vấn đề khó khăn gặp phải khi huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng NTM của 3 xã nghiên cứu như đã tìm hiểu ở trên, tác giả đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến việc huy động 4 nhóm nguồn lực nghiên cứu (tiền, tài sản, lao động, ý kiến đóng góp) còn khó khăn như sau:
Một là, về cơ chế chính sách mặc dù đã có nhiều văn bản quy định về sự tham gia của người dân nhưng chưa đầy đủ và cụ thể, nhất là cơ chế huy động vốn. (có 16/30 cán bộ được hỏi cho rằng do cơ chế chính sách chưa cụ thể nên việc huy động nguồn lực vào xây dựng NTM còn gặp khó khăn). Các nội dung huy động tiền, đất đai, lao động, ý kiến cũng do tùy từng địa phương thực hiện.
Hai là, cán bộ xã và ấp trực tiếp tham gia chỉ đạo, quản lý vẫn còn nhiều người chưa có kiến thức sâu sắc, am hiểu rõ về chương trình xây dựng NTM, qua quá trình phỏng vấn 30 cán bộ xã và ấp của huyện Trảng Bom cho thấy chỉ có 76,66% số cán bộ nắm được các tiêu chí; 60% nắm được cách thức triển khai thực hiện chương trình NTM và 70% cán bộ nắm được vai trò của mình trong xây dựng NTM, số cán bộ còn lại đều nói là có nghe nhưng không rõ và không
nhớ. Cán bộ được phòng vấn là những người tham gia chủ yếu của địa phương trong việc triển khai, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đã được tập huấn nhiều lần mà mức nắm bắt, hiểu biết chỉ đạt ở tỷ lệ như trên thì trong quần chúng nhân dân chưa thể đạt được như kỳ vọng.
Ba là, công tác tuyên truyền về xây dựng NTM các xã trên địa bàn huyện đều có triển khai thực hiện nhưng kết quả chưa tốt dẫn đến nhận thức của người dân về chương trình NTM còn rất hạn chế, thể hiện ở chỗ khi phỏng vấn 120 hộ dân trên địa bàn huyện thì chỉ có 55% số người được hỏi biết được mục tiêu của chương trình và 35,83% số người được hỏi biết được vai trò của mình trong chương trình xây dựng NTM; 39,16% người dân nắm được các tiêu chí để đạt NTM, còn lại tất cả người dân đều trả lời có nghe về chương trình nhưng không hiểu rõ hoặc hiểu một cách rất mơ hồ.
Bốn là, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp, nằm tập trung ở cụm dân cư nên việc đóng góp tiền của cho chương trình cũng là vấn đề khó thực hiện. Qua kết quả điều tra cũng cho thấy số hộ cho là mức đóng góp cho chương trình nông thôn mới chưa phù hợp đều là các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ có người bị bệnh tật và quá tuổi lao động.
Năm là, việc huy động nguồn lực cho xây dựng NTM chưa được phát huy ở đối tượng là các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, họ vẫn chưa tham gia đóng góp vào xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, mà mới đầu tư cho lĩnh vữ sản xuất, người dân vùng khó khăn vẫn chưa được chia sẽ từ các doanh nghiệp.
Sáu là, do việc triển khai lấy ý kiến của người dân chưa hợp lý nên rất ít người dân tham gia ý kiến sâu vào khâu xây dựng quy hoạch, lập đề án, cho đến kiểm tra, giám sát, nghiệm thu các công trình xây dựng NTM của thôn xã nên khi triển khai thực hiện còn nhiều vấn đề người dân chưa đồng tình ủng hộ.
3.3.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) cho việc huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng nông thôn mới huyện Trảng Bom.
Từ các yếu tố thuận lợi và khón khăn trên tác giả sử dụng bộ công cụ SWOT để thu thập thông tin, từ đó rút ra những yếu tố cản trở nhằm nâng cao sự tham gia của người dân trong xây dựng mô hình NTM tại địa phương, được thể hiện qua Bảng 3.19.
Bảng 3.19. Bảng tổng hợp phân tích ma trận SWOT
Nội dung O- Cơ hội
- Được sự giúp đỡ của các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương.
- Chương trình xây dựng NTM đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân.
- Địa bàn huyện có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, khí hậu, đất đai thuận lợi cho sản xuất và kinh doanh các mặt hàng nông sản có giá trị
T- Thách thức
- Năng lực của các tổ chức chính quyền, đoàn thể trong quản lý còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Quá trình đô thị hóa nông thôn nhanh, đòi hỏi chuyển đổi cơ cấu ngành nghề cho người dân.
- Tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp; giá cả, cạnh tranh hàng hóa khi hội nhập kinh tế.
S- Mặt mạnh
- Dân số đông, nguồn lao động dồi dào; hệ thống CSHT của các xã trên địa bàn đã được xây dựng khá đồng bộ.
- Đa số cán bộ, người dân đã có nhận thức cơ bản về chương trình xây dựng NTM.
- Người dân chịu khó, có kinh nghiệm, kiến thức trong việc phát triển sản xuất.
O-S
- Kết hợp điều kiện của địa phương và sự hỗ trợ, của các ngành, các cấp để tập trung nguồn lực xây dựng NTM.
- Giúp người dân nhận thức rõ hơn về vai trò của mình và những lợi ích mà họ sẽ được hưởng khi xây dựng NTM.
- Giúp họ nhận thức được quyền làm chủ của mình trong cộng đồng.
T-S
- Nâng cao trình độ dân trí; tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với chuyển đổi cơ cấu ngành nghề của xã hội.
- Nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của các tổ chức chính quyền, đoàn thể của cơ sở.
- Hướng dẫn, khuyến khích người dân tăng cường đầu tư ứng dụng KH-KT vào sản xuất tạo sản phẩm có tính cạnh tranh cao.
W- Măt yếu
- Người dân chưa quan tâm đến vai trò của mình trong xây dựng NTM.
- Kiến thức về NTM của đội ngũ cán bộ xã, ấp vẫn chưa sâu, chưa đáp ứng yêu cầu.
- Đóng góp tiền, tài sản, ý kiến của người dân cho xây dựng NTM còn hạn chế, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
O-W
- Giúp người dân hiểu được vai trò của mình trong các hoạt động xây dựng NTM.
- Giúp người dân có cơ hội đưa ra quyết định của họ trong các hoạt động.
- Tập huấn nâng cao kiến thức về NTM cho đội ngũ cán bộ phụ trách tham gia triển khai thực hiện xây dựng NTM
T-W
- Tăng cường chức năng thông tin, tuyên truyền của các tổ chức chính quyền, đoàn thể để nâng cao nhận thức của người dân về xây dựng NTM.
- Phân công rõ nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ xã, ấp trong tổ chức triển khai xây dựng NTM.
- Khuyến khích người dân tham gia các hoạt động, từ khâu lập kế hoạch, đến khâu giám sát.
(Nguồn: Tổng hợp phân tích của tác giả, có sự đóng góp của các chuyên gia).
Tóm lại: Xây dựng NTM là Chương trình mục tiêu quốc gia, là một chương trình tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng ở các địa phương. Xây dựng NTM là cốt lõi của việc thực hiện Nghị quyết Trung ương số 26 về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước để phát triển khu vực nông thôn. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, xây dựng NTM chính là một cuộc cách mạng phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của người dân, giúp người dân nhận thức rõ trách nhiệm, quyền lợi nhằm chủ động tham gia, tích cực thực hiện xây dựng NTM. Do vậy, để thực hiện hiệu quả và mang tính bền vững chương trình này thì sự tham gia của người dân là một trong những điều kiện tiên quyết cho sự thành công, xây dựng NTM là xây dựng cuộc sống cho chính họ. Do đó, các công việc phải được dân luận bàn kỹ và quyết định. Sự hỗ trợ của Nhà nước có hiệu quả thiết thực cho người dân chỉ khi người dân tin, dân vui, dân tự giác, tự nguyện hăng hái thi đua cùng nhau góp sức, góp công và tài sản của mình để thực hiện thì mới thành công. Xây dựng NTM lấy nông dân và cộng đồng làm chủ thể, phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo và có hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Xây dựng NTM cái gốc vẫn là phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân; đồng thời tập trung vào các tiêu chí mà gắn liền với lợi ích cả vật chất, tinh thần của nhân dân nhiều nhất làm trước và biết phát động phong trào thi đua sẽ tạo thành sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, toàn xã hội tham gia hăng hái lao động sản xuất thì sẽ có hiệu quả thiết thực, bền vững.
Muốn vậy, cần phải (1) tăng cường công tác tuyên truyền cho mọi thành viên, phát huy quyền làm chủ của người dân; (2) Phải gắn kết với sự đóng góp chung để xây dựng, sử dụng và quản lý mọi nguồn lực; (3) Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương; cải tiến nếp nghĩ, cách làm của lãnh đạo địa phương trong việc chỉ đạo thực hiện...