Tình hình huy động nguồn lực xây dựng NTM ở xxa Hố Nai 3

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực từ cộng đồng cho thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 88 - 91)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Tình hình huy động nguòn lực cộng đồng cho chương trình xây dựng

3.2.5. Tình hình huy động nguồn lực xây dựng NTM ở xxa Hố Nai 3

* Tiềm năng và những thuận lợi trong xây dựng NTM:

Xã Hố Nai 3 nằm ở cửa ngõ phía tây của huyện Trảng Bom, giáp thành phố Biên Hòa. Trên địa bàn có khu công nghiệp Hố Nai và một phần khu công nghiệp Sông Mây và cụm sản xuất vật liệu xây dựng tạo việc làm cho người dân địa phương, đồng thời thu hút lao động từ nhiều địa phương khác về làm ăn sinh sống; nằm trên tuyến quốc lộ 1A chạy qua là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế toàn diện cả về công nghiệp, dịch vụ và nông lâm nghiệp. Trên địa bàn có nhiều doanh nghiệp tư nhân với đa ngành nghề, đa lĩnh vực. Trong đó, tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển mạnh góp phần lớn vào sự phát triển kinh tế ở địa phương, nâng cao mức sống của người dân.

* Khó khăn:

Mặc dù kinh tế tăng trưởng khá nhanh nhưng một số lĩnh vực phát triển còn chưa cân đối, thiếu đồng bộ, nhất là lĩnh vực thương mại-dịch vụ. Trong nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn chậm, chất lượng hàng nong sản còn thấp, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa chưa cao, công tác ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.

Địa bàn có nhiều khu công nghiệp là một thuận lợi nhưng bên cạnh đó cũng phát sinh nhiều khó khăn: Nhiều lao động từ địa phương khác đến làm việc, sinh sống kéo theo nhu cầu về phúc lợi xã hội vượt khả năng của địa

phương; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp, tệ nạn xã hội nảy sinh, ô nhiễm môi trường có nguy cơ lớn ảnh hưởng xấu đến đời sống, sinh hoạt của người dân và môi trường chung của địa phương.

Ngoài ra, công tác tham mưu của một số đoàn thể còn hạn chế, nội dung hoạt động còn thiếu chiếu sâu, hiệu quả mang lại chưa thật sự như mong đợi.

3.2.5.2. Tình hình huy động nguồn lực cho xây dựng NTM

Tính đến tháng 12/2015, theo báo cáo tổng kết của xã Hố Nai 3, tổng nguồn vốn huy động cho xây dựng NTM của xã là 651.790,54 triệu đồng.

Trong đó, nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng NTM là 68.081,66 triệu đồng (chiếm 10,44%), vốn huy động từ các doanh nghiệp, hợp tác trên địa bán là 140.266,75 triệu đồng (chiếm 21,52%), vốn từ tín dụng 277.487,62 triệu đồng (chiếm 42,57%), vốn huy động từ nhân dân là 165.954,5 triệu đồng (chiếm 25,44%).

Bảng 3.7: Nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới tại xã Hố Nai 3 tính đến tháng 12/2015

TT Nguồn vốn Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%)

1. Ngân sách Nhà nước 68.081,66 10,44

2. Vốn doanh nghiệp, hợp tác xã 140.266,75 21,52

3. Vốn tín dụng 277.487,62 42,57

4. Vốn nhân dân đóng góp 165.954,5 25,44

Tổng cộng 651.790,54 100

Nguồn: Phòng tài chính huyện

Vốn ngân sách nhà nước: 10,44%

Vốn doanh nghiệp và hợp tác xã: 21,52%

Vốn tín dụng:

42,57%

Vốn nhân dân đóng góp: 25,44%

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng NTM xã Hố Nai 3

Trong 05 năm qua, xã Hố Nai 3 đã huy động khá tốt nguồn lực xây dựng NTM, so với 03 xã nghiên cứu, Hố Nai 3 là xã huy động được nguồn vốn trong dân cao nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động (90%), tỷ trọng nguồn vốn ngân sách nhà nước chỉ chiếm 10,44% tổng nguồn vốn. Mặc dù vậy, cũng như 02 xã trước, nguồn vốn ngoài ngân sách được huy động chủ yếu cho nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (chiếm 79% tổng nguồn vốn) và do các doanh nghiệp và người dân vay tín dụng hoặc bỏ vốn ra để đầu tư phát triển sản xuất; vốn sử dụng cho xây dựng kết cấu hạ tầng chỉ chiếm 21% tổng nguồn vốn. Trong nguồn vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng chủ yếu cho sửa chữa, xây dựng nhà ở nông thôn (chiếm 77% tổng vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng do nhân dân đóng ghóp) và nguồn vốn này đa phần do người dân tự đầu tư xây dựng, sửa chữa, chỉ có 6.2% do nguồn vận động xây dựng nhà tình thương, nhà xóa đói giảm nghèo, gia đình chính sách; các lĩnh vực: Y tế, thủy lợi, văn hóa xã đều do ngân sách đầu tư, người dân tham gia không đáng kể. So với Nghị quyết của tỉnh, tỷ trọng vốn huy động trong dân, nhiều lĩnh vực chưa đảm bảo theo Nghị quyết; vốn đầu tư cho thủy lợi yêu cầu nhà nước chỉ hỗ trợ xây lấp nhưng khi thực hiện hầu hết do nhà nước đầu tư; vốn đầu tư cho xây dựng nhà văn hóa ấp yêu cầu người dân

đóng góp không dưới 10%, nhưng thực hiện chủ yếu do ngân sách xã, huyện đầu tư. Các doanh nghiệp hầu như chỉ tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa tích cực tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng của địa phương (chỉ chiếm tỷ lệ 3,74%). Về hình thức đóng ghóp, người dân và doanh nghiệp chủ yếu đóng ghóp bằng tiền.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực từ cộng đồng cho thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)