Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm địa bàn huyện Trảng Bom
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Trảng Bom là một huyện của tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng quy hoạch phát triển kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện luôn đạt khá cao. Trong thời gian qua kinh tế huyện Trảng Bom đạt mức tăng trưởng trung bình khá cao, quy mô kinh tế ngày càng lớn. Trong 5 năm qua
từ năm 2011 đến năm 2015: Giá trị sản xuất xã hội, tăng bình quân hàng năm là 15,89%/năm, Tổng giá trị sản xuất năm 2015 tăng gấp 1,77 lần so với năm 2011.
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 27,04% so với năm 2011. Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ tăng 21,68% so với năm 2011. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp tăng 8,94% so với năm 2011. trong đó: Trồng trọt tăng 3,14%; chăn nuôi tăng 18,65% và dịch vụ nông nghiệp tăng 1,5%. Trên cơ sở đó, đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng ngày càng tăng lao động làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ; trong khi số hộ làm nông nghiệp thuần tuý giảm dần. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, dịch vụ và giảm trồng trọt.
Trong quá trình hình thành và phát triển Huyện luôn chú trọng phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng và tiểu thu công nghiệp. Hiện nay, trên địa bàn huyện hiện có 04 khu công nghiệp (khu công nghiệp Hố Nai, Sông Mây, Bàu Xéo và Giang Điền) với tổng diện tích là 1.943 ha, thu hút trên 120.000 lao động.
Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế huyện Trảng Bom qua các năm
Đơn vị tính: %
STT NỘI DUNG 2011 2012 2013 2014 2015
1 Ngành nông, lâm, thủy sản 7,95 7,28 6,87 6,38 5,83 2 Ngành công nghiệp - xây dựng 69,60 68,43 68,57 68,65 68,94 3 Ngành dịch vụ 22,45 23,79 24,56 24,97 25,23
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Trảng Bom
Qua bảng số liệu cho thấy cơ cấu kinh tế huyện Trảng Bom có sự thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản và tăng tỷ trọng ngành dịch vụ. Trong cơ cấu các ngành kinh tế của huyện thì ngành nông, lâm, thủy sản có tỷ trọng khá thấp và có xu hướng giảm dần: Tỷ trọng trong GRDP của năm 2015 là 5,83% giảm 2,12% so với năm 2011. Trong khi đó tỷ trọng ngành dịch vụ tăng 2,78% so với năm 2011.
2.1.2.2. Dân số - lao động
Theo báo cáo hàng năm của Chi cục thống kê huyện, dân số trung bình của huyện năm 2011 là 266.439 người, năm 2012 là 275.021 người, năm 2013 là 283.120 người, năm 2014 là 289.338 người, năm 2015 là 295.703 người, ước tính đến năm 2020 dân số trung bình của huyện đạt 335.679 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số giảm dần: năm 2011 là 1,12%, năm 2012 là 1,11%, năm 2013 là 1,1%, năm 2014 là 1,09 và năm 2015 là 1,08% phấn đấu từ nay đến năm 2020 tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của huyện dưới mức 1%.
Trên địa bàn huyện hiện có 22 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 84,3% dân số toàn huyện, số còn lại thuộc các dân tộc như: Hoa, Nùng, Tày, ChơRo…. Các hộ đồng bào dân tộc tuy không nhiều nhưng lại phân bố rải rác ở tất cả các xã và đa phần thuộc diện hộ nghèo, khó khăn.
Trảng Bom là huyện đặc thù tôn giáo, tỷ lệ đồng bào có đạo trên 65% dân số, trong đó Công giáo chiếm 55%, Phật giáo chiếm 10%, còn lại là các đạo khác như: Tin lành, Cao Đài… chỉ chiếm 0,23% dân số của huyện.
Năm 2015, trên địa bàn huyện có tổng số 159.964 lao động trong các ngành nghề. Lao động nông nghiệp liên tục giảm từ năm 2000 đến năm 2015. Huyện đang trong thời kỳ đẩy mạnh phát triển công nghiệp, số lượng lao động trong lĩnh vực công nghiệp – Xây dựng và thương mại-dịch vụ không ngừng tăng trong giai đoạn 2000-2015. Tuy nhiên lượng tăng này do phần lớn lao động từ các huyện, tỉnh khác đến làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn. Song song với sự tăng lực lượng lao động từ các địa bàn khác, nhu cầu sinh hoạt, tiêu thụ của toàn huyện tăng nên ngành dịch vụ cũng không ngừng phát triển.
Bảng 2.4. Lao động trong các ngành nghề qua các năm Năm
Ngành 2000 2010 2013 2014 2015
Nông, lâm, ngư nghiệp 45.260 25.573 25.798 25.132 24.796 Công nghiệp – xây dựng 13.992 86.270 94.625 96.379 98.469
Dịch vụ 3.191 21.123 22.802 23.171 23.509
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Trảng Bom
2.1.2.3. Y tế
Huyện có 1 Bệnh viện Đa khoa, 1 Trung tâm y tế dự phòng, 1 phòng khám đa khoa khu vực và 17/17 xã, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Tổng số cán bộ y tế là 318 người, gồm 271 người ngành y và 47 người ngành dược.
Ngành y có 51 bác sĩ và chuyên khoa, 98 y sĩ, 82 điều dưỡng, 40 nữ hộ sinh và trình độ khác. Ngành dược có 5 dược sĩ đại học, 38 dược sĩ trung cấp và 4 dược tá, cung cấp 305 giường bệnh trên toàn địa bàn huyện. Ngoài ra, hệ thống dịch vụ y tế tư nhân cũng khá phát triển, đa dạng về loại hình, lĩnh vực.
Với mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh và đội ngũ cán bộ y tế như hiện nay về cơ bản đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân.
2.1.2.4. Giáo dục
Trên địa bàn huyện có 1 trường đại học, 2 trường cao đẳng, 1 trung tâm dạy nghề và 5 cơ sở dạy nghề, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên - kỹ thuật hướng nghiệp, 3 trường tiểu học trung học cơ sở trung học phổ thông, 5 trường trung học phổ thông, 17 trường trung học cơ sở, 32 trường tiểu học, 29 trường mẫu giáo và 61 nhóm trẻ. Công tác chống mù chữ và phổ cập tiểu học được duy trì, có 17/17 xã, thị trấn đã được xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
2.1.2.5. Văn hóa - xã hội
Hệ thống văn hóa bao gồm Trung tâm văn hóa huyện, 1 thư viện huyện và 14 bưu điện văn hóa. Có 7/17 xã, thị trấn có nhà văn hóa. Thư viện có hơn 58.000 đầu sách, nguồn sách rất phong phú, không ngừng được bổ sung, đáp ứng nhu cầu đọc sách của người dân. Truyền thanh cơ sở được tăng cường đầu tư, phát triển rộng khắp các xã, thị trấn đạt 100%, số xã, thị trấn được phủ sóng truyền hình đạt 100%, tỷ lệ hộ được xem truyền hình đạt trên 95%. Năm 2012, huyện có 96,9% hộ gia đình đạt gia đình văn hóa, 90% khu, ấp đạt văn hóa.
Huyện có một nhà thi đấu đa năng, một sân vận động và 1 hồ bơi tại trung tâm huyện, cơ bản đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân trong huyện.
2.1.2.6. Mức sống của người dân
Bảng 2.5: Mức sống dân cƣ
(Tiêu dùng bình quân một người-một tháng giữa các tầng lớp dân cư 2015)
CHỈ TIÊU
Bình quân chung toàn huyện
Tr. đó: hộ sản xuất phi nông nghiệp Tổng số
(đ)
Cơ cấu (%)
Tổng số (đ)
Cơ cấu (%)
A 1 2 3 4
Tổng số tiêu dùng cuối cùng 2.902.292 100,00 3.119.963 100,00
1. Chi ăn uống 1.442.439 49,70 1.500.702 48,10
2. Chi may mặc, mũ nón, giày dép 110.287 3,80 151.318 4,85
3. Chi đi lại-bưu điện 237.988 8,20 282.357 9,05
4. Chi giáo dục 220.574 7,60 262.077 8,40
5. Chi văn hóa, thể thao, giải trí 78.362 2,70 149.758 4,80 6. Chi y tế, chăm sóc sức khẻ 246.695 8,50 180.958 5,80 7. Chi nhà ở, điện nước, vệ sinh, chất đốt 211.867 7,30 230.877 7,40 8. Chi thiết bị và đồ dùng gia đình 235.086 8,10 199.678 6,40 9. Chi phí về đồ dùng và dịch vụ khác 118.994 4,10 162.238 5,20
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Trảng Bom năm 2015
Qua bảng thống kê mức sống của người dân huyện Trảng Bom năm 2015, mức tiêu dùng bình quân đầu người trong một tháng tăng 62% so với năm 2011 (2.902.292 đ so với 1.790.377 đ), mức chi tiêu dùng giữa các hộ sản xuất phi nông nghiệp không chênh lệch nhiều so với mức chi bình quân chung của toàn huyện; mức chi cho y tế, chăm sóc sức khỏe đã được quan tâm hơn (tỷ trọng chi cho mục chi này tăng 54.5% so với năm 2011). Tuy nhiên, tỷ trọng các khoản chi của một số nội dung có sự chênh lệch lớn, đó là mức chi cho ăn uống vẫn chiếm tỷ trọng lớn (49,7%) và không thay đổi trong 5 năm qua; các mục chi cho may mặc, văn hóa, thể thao, giải trí chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng số chi tiêu của người dân. Thể hiện, đa số người dân vẫn còn ưu tiên cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày mà chưa quan tâm nhiều đến việc hưởng thụ văn hóa, tinh thần.