Những giải pháp để huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Trảng Bom

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực từ cộng đồng cho thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 107 - 116)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Những giải pháp để huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Trảng Bom

Qua quá trình thu thập thông tin và kết quả điều tra tại 3 xã nghiên cứu, tác giả đưa ra một số giải pháp để huy động hiệu quả hơn nữa nguồn lực cộng đồng cho chương trình xây dựng NTM. Những giải pháp này đúng với 3 xã nghiên cứu, đồng thời cũng là những vấn đề cần quan tâm trong việc triển khai thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM của huyện Trảng Bom trong thời gian tới.

3.4.1. Trước hết cần nâng cao vai trò cho người dân

Nâng cao vai trò của người dân trong các mô hình phát triển NTM trước hết gắn liền với lợi ích của người dân, thực hiện một cách có hiệu quả dân chủ ở cơ sở và thực thi có hiệu quả các hoạt động của mô hình. Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn là cách tiếp cận, đánh giá đúng tình hình ở cơ sở, thể chế hoá những nội dung, nguyên tắc, phương châm cho sinh hoạt dân chủ ở nông thôn. Việc nâng cao vai trò của người dân trong các mô hình dựa trên nguyên tắc: mô hình xây dựng NTM cấp thôn, ấp được thực hiện theo phương châm dựa vào nội lực và cộng đồng địa phương. Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần làm động lực để phát huy sự đóng góp của người dân và cộng đồng; các hoạt động cụ thể ở từng mô hình thí điểm do chính người dân của thôn, ấp tự đề xuất và thiết kế trên cơ sở bàn bạc dân chủ, công khai và quyết định thông qua cộng đồng. Chính quyền các cấp chỉ đóng vai trò hướng dẫn kỹ thuật, tổng hợp các đề xuất, kiến nghị, phê duyệt kế hoạch phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện vai trò làm chủ thông qua cộng đồng; các mô hình thí điểm được triển khai phải đảm bảo phát triển nông thôn bền vững, hài hòa với môi trường, góp phần bảo tồn giá trị truyền thống của địa phương.

3.4.2. Cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân

Coi trọng công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân. Tuyên truyền đóng vai trò quan trọng để nhân dân trước tiên phải hiểu được NTM là gì, tại sao lại xây dựng NTM, vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM cần được phát huy như thế nào… Công tác tuyên truyền cũng giúp cộng đồng nắm rõ mục tiêu của chương trình xây dựng NTM, 19 tiêu chí NTM, các bước xây dựng NTM, vai trò của các đơn vị liên quan. Ngoài việc tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng, các xã trên địa bàn huyện nên in tờ rơi, biên soạn tài liệu được chuẩn bị bài bản về chương trình xây dựng NTM rồi phát cho các hộ dân. Các xã tăng cường treo các bảng hiệu nơi công cộng: trên các bảng hiệu viết tên các tiêu chí NTM để người dân nắm được; Các xã nên bố trí các cuộc họp để thảo luận về chương trình NTM với người dân không nên lồng ghép nhiều chương trình vào một cuộc họp thôn.

Huy động tối đa những người biết rõ về chương trình xây dựng NTM có sự tín nhiệm cao ở xã mở lớp tuyên truyền cho người dân trong xã, vận động những người biết tuyên truyền cho những người chưa biết, chưa hiểu rõ chương trình này sẽ có hiệu quả hơn. Mặt khác, người dân tuyên truyền sẽ gây được ảnh hưởng lớn hơn so với các cấp chính quyền, bởi sự tuyên truyền trong dân là có sự hiệu quả và tín nhiệm cao, họ tin tưởng những người sống xung quanh mình hơn. Do vậy, vai trò của người dân trong công tác tuyên truyền rất quan trọng, qua đó giúp người dân hiểu rõ hơn vai trò chủ thể của mình, công tác tuyên truyền cần tập trung làm rõ hơn mục tiêu của chương trình xây dựng NTM là vì người dân, hướng đến người dân. Theo đó, công tác tuyên truyền cần tạo cho được sự đồng thuận trong nhân dân, tạo ra một nhận thức mới cho người dân tự nguyện tham gia xây dựng NTM, trước hết là vì cuộc sống của chính bản thân họ và gia đình họ; tất cả mọi người dân đều

được hưởng và toàn xã hội được hưởng thành quả đó. Cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, trang bị kiến thức cho nông dân, tạo điều kiện để nông dân phát huy vai trò làm chủ của mình. Tiếp tục phát động phong trào thi đua toàn dân đoàn kết xây dựng NTM. Nâng cao hiệu quả công tác thi đua tuyên truyền. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, làm sao để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Để huy động tổng hợp sức mạnh của toàn xã hội tham gia đóng góp sức người, sức của để xây dựng NTM, cần công khai, minh bạch các công việc. Người dân cần phải được thông tin đầy đủ, đa chiều. Trước khi thực hiện các công việc thì người dân phải bàn bạc và tham gia ngay từ đầu, là khâu hết sức quan trọng, có tính chất lâu dài. Trước khi triển khai, người dân cần tham gia quyết định cái gì cần đầu tư làm trước, cái gì làm sau phù hợp với nguồn lực của địa phương và Trung ương hỗ trợ.

Người nông dân có thể tham gia trực tiếp xây dựng một số công trình mà họ có thể làm được. Khi đó, vai trò chủ thể của người nông dân được phát huy, đóng góp sức lực cho công cuộc xây dựng NTM.

3.4.3. Cần nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo địa phương và cán bộ phát triển nông thôn trong xây dựng NTM

Xây dựng NTM là một quá trình lâu dài, gồm nhiều nội dung. Chính vì vậy cần tập trung đào tạo cho cán bộ xây dựng NTM ở xã, các thành viên trong Ban Chỉ đạo những kiến thức về xây dựng NTM. Cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn thì mới có thể vận động được người dân tham gia xây dựng NTM. Nếu như cán bộ xã yếu về năng lực thì không thể nào phát huy được hiệu quả từ đồng vốn đầu tư của nhà nước, không vận động được sự thamg gia của nhân dân. Cán bộ xã, ấp, thôn là lực lượng chủ yếu để vận động và tổ chức hướng dẫn cho nhân dân xây dựng NTM, do đó công việc này thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào tâm huyết và năng lực tổ chức thực hiện của cán bộ. Để công tác xây dựng NTM thành công, công tác vận động quần chúng phải hết sức tinh tế và toàn diện. Trong công tác đó, đòi hỏi

phải có một đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực, có trình độ và nhiệt tình với công tác đồng thời biết kết hợp với sức mạnh của các đoàn thể trong công cuộc vận động quần chúng này. Có thể nói, vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở có tính chất quyết định cho sự thành công của công cuộc xây dựng NTM;

đồng thời các tổ chức xã hội (Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh,...) có vai trò quan trọng bổ sung và trợ giúp cho các cấp chính quyền về tổ chức thực hiện và vận động nhân dân trong phát triển nông thôn và xây dựng NTM. Những đề xuất về quy hoạch, kế hoạch phát triển do các tổ chức đoàn thể xã hội đề xuất thực chất là những ý kiến của các hội viên, người dân tham gia các đoàn thể này. Đây là một trong những kênh thông tin trong vai trò tham gia của quần chúng vào công tác xây dựng NTM.

3.4.4. Cần tập trung xây dựng trước những cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân

Mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM là làm cho người dân nông thôn phát triển sản xuất bền vững, ổn định và nâng cao thu nhập, đời sống vật chất và văn hóa tinh thần được nâng lên. Xây dựng NTM không phải là làm dự án đầu tư hạ tầng. Do đó hãy để người dân quyết định xây dựng cơ sở hạ tầng nào trên cơ sở quy hoạch NTM và gợi ý của cán bộ các cấp, đặc biệt là cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực phát triển kinh tế.

Nếu hạ tầng đó là quan trọng đối với phát triển kinh tế thì phải tập trung làm dứt điểm, khi người dân thấy lợi ích của mình gắn vào trong đó thì họ sẽ là người thực hiện một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Kết quả thực hiện các hạng mục này sẽ làm cho người dân thấy rõ lợi ích mà họ được hưởng và từ đó họ sẽ ý thức được vai trò của mình trong tham gia đóng góp vào chương trình xây dựng NTM của địa phương của chính mình.

3.4.5. Đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường đầu tư chuyển giao, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất:

Để nâng cao kết quả, hiệu quả trong sản xuất, phát triển hàng hóa, điều không thể thiếu đó là kiến thức ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Do vậy việc đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất rất quan trọng. Cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan nghiên cứu và của Tỉnh nhận chuyển giao khoa học công nghệ để triển khai các ứng dụng công nghệ trên địa bàn Huyện. Ứng dụng kịp thời các công nghệ mới phù hợp với năng lực tổ chức sản xuất với tinh thần vươn lên để từng bước hội nhập với thị trường trong nước và thế giới, đặc biệt là trong phát triển các ngành hàng chủ lực. Ứng dụng công nghệ mới về xử lý ô nhiễm môi trường, chất thải chăn nuôi, sản xuất bền vững, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả cao tài nguyên không tái tạo. Áp dụng các chính sách khuyến nông đối với nông dân sản xuất nhỏ, nông dân thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ 100% chi phí tài liệu và 100%

chi phí đi lại, ăn ở khi tham dự đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề;

hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức hội thi, hội chợ, triển lãm, diễn đàn, tuyên truyền về hoạt động khuyến nông cho các tổ chức, cá nhân có dự án thông tin tuyên truyền được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhân rộng mô hình được hỗ trợ 100% kinh phí thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, hội nghị đầu bờ để nhân rộng mô hình.

Cần làm tốt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học-công nghệ, tạo nguồn lâu dài, nỗ lực thu hút tập hợp với chính sách trọng dụng nhân tài, đồng thời khuyến khích phong trào khoa học kỹ thuật trong thanh niên và nhân dân một cách rộng rãi. Tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; xây dựng và triển khai đề án xây dựng thương hiệu.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện vào các hoạt động hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông, mở rộng đối tác dạy nghề trong và ngoài huyện, khuyến khích dạy nghề tư nhân. Ưu tiên đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho các đối tượng chính sách và lao động nghèo tại địa phương.

Tiếp tục đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện; nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm; cơ giới hóa trong nông nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn. Cải tạo, thay thế giống mới; tiếp tục phát triển theo hướng tập trung và chăn nuôi công nghiệp; tập trung vùng chuyên canh cây trồng gắn với việc chế biến lương thực, thực phẩm.

Khi vai trò của người dân được nâng cao thì người dân dễ dàng tiếp nhận các kiến thức mới, cũng như áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới một cách chủ động hơn. Một lần nữa vai trò của người dân được thể hiện trong việc tự quyết định ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho gia đình. Ngoài ra việc đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực tại chổ sẽ tiết kiệm được toàn bộ chi phí lẽ ra phải thuê đơn vị tư vấn, vừa đảm bảo được thời gian, nhân dân giám sát không thể gây thất thoát lãng phí. Và một cái được rất lớn đó là đào tạo từ thực tiễn một đội ngũ cán bộ đông đảo, đội ngũ này nhanh chóng trưởng thành và tiếp tục sáng tạo và triển khai có hiệu quả nhiều chương trình xây dựng NTM tiếp theo.

3.4.6. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, công khai minh bạch và trình tự thủ tục theo quy định

Thực hiện nghiêm việc lấy ý kiến của nhân dân trước khi ban hành các chủ trương, các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện có liên quan đến đời sống người dân.

Tổ chức họp dân về quy mô, kỹ thuật, hình thức đóng góp, hiến đất.

UBND các xã đăng ký danh mục công trình đầu tư trong năm cho phòng Tài chính - Kế hoạch và lập hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật; thành lập Ban vận động để tổ chức vận động nhân dân đóng góp, tiếp nhận có biên lai tài chính và nộp tiền huy động vào kho bạc nhà nước; thành lập Ban giám sát cộng đồng để giám sát theo quy định, công khai các nguồn thu, tổng kinh phí huy động, công khai kinh phí huy động tại UBND xã.UBND xã tổ chức thi công.

Sau khi công trình hoàn thành, báo cáo công khai tình hình sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân và các nguồn huy động khác, tổ chức họp dân để bàn bạc và thống nhất quyết định xử lý phần chênh lệch nếu có.

3.4.7. Huy động đóng góp của nhân dân

Huy động vốn đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng, nâng cấp công trình kết cấu hạ tầng nông thôn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Các khoản đóng góp của cộng đồng, cá nhân đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, bao gồm:

- Người dân và cộng đồng đầu tư để chỉnh trang nơi ở của gia đình như:

xây dựng, nâng cấp nhà ở, xây dựng đủ các công trình vệ sinh, cải tạo, bố trí lại các công trình phục vụ khu chăn nuôi hợp vệ sinh theo chuẩn NTM; cải tạo lại vườn, ao, sửa sang cổng ngõ, tường rào, chỉnh trang nơi sinh hoạt cộng đồng. Nội dung này cần thông tin để người dân tự nguyện thực hiện.

- Đóng góp, xây dựng các công trình công cộng như giao thông thôn, xóm, kiên cố hóa kênh mương nhánh, vệ sinh công cộng, xây dựng điện hạ thế, xây dựng các cơ sở văn hóa.

Trong vận động đóng góp, đối với những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn việc đóng góp bằng tiền mặt khó thực hiện thì có thể áp dụng một số giải pháp sau:

+ Chuyển sang hình thức đóng góp bằng công lao động đối với nhóm hộ này. Muốn làm được như vậy đối với những công trình không đòi hỏi kỹ

thuật phức tạp nên giao toàn bộ cho cộng đồng quản lý và khoán chất lượng.

Như vậy thì người dân sẽ phấn khởi và nhiệt tình tham gia hơn vì họ được trực tiếp sử dụng đồng tiền của họ đóng góp vào các khoản hỗ trợ của Nhà nước, địa phương.

+ Có thể đưa ra bàn bạc trước các cuộc họp thôn và đưa ra mức đóng góp phù hợp với những hộ có hoàn cảnh khó khăn ( có thể đóng góp ít hơn so với các hộ còn lại).

+ Áp dụng hình thức huy động tất cả người dân trong địa phương cùng đóng góp cho các công trình đường giao thông thôn, xóm sau đó sẽ triển khai làm từng công trình như thế sẽ giảm bớt gánh nặng cho những hộ khó khăn và những hộ mà ở trên đoạn đường có ít hộ gia đình.

+ Cần có hình thức tuyên dương, khen thưởng các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp, HTX… có nhiều đóng góp cho xây dựng NTM ở xã, thôn… Cách làm này đã động viên được các hộ cùng tham gia đóng góp một cách tự nguyện, dù nhiều hay ít, để không vắng tên mình trên bảng khen.

Để huy động sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân thì nên chia nhỏ và cụ thể các nội dung cần lấy ý kiến, có sự hướng dẫn chi tiết về cách tham gia ý kiến của người dân có như vậy mới có thể tham gia ý kiến vào các nội dung của trương trình xây dựng NTM. Xây dựng NTM là một quá trình, xuất phát từ việc đánh giá hiện trạng xã, tiếp theo là xây dựng quy hoạch, đề án, rồi dến giai đoạn triển khai thực hiện đề án và nghiệm thu mỗi nội dung.

Xây dựng NTM không có điểm kết thúc mà nó là một quá trình diễn ra liên tục và thường xuyên, theo từng kế hoạch định kỳ.

3.4.8. Về cơ chế chính sách:

Tiếp tục thực hiện rà soát các cơ chế, chính sách còn bất cập trong huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực từ cộng đồng để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn để kiến nghị cấp trên kịp thời sửa đổi, bổ sung. Chẳng hạn, kiến nghị văn bản cụ thể hóa cơ chế huy động các khoản đóng góp tự nguyện

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực từ cộng đồng cho thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 107 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)