Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực từ cộng đồng cho thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 60 - 66)

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu khảo sát :

Thời điểm cuối năm 2015, công tác xây dựng NTM huyện Trảng Bom đã được tập trung thực hiện và có nhiều chuyển biến tích cực; 13/16 xã đã được tỉnh công nhận xã NTM. Phấn đấu đến cuối năm 2016 đạt chuẩn huyện NTM (có 16/16 xã đạt chuẩn NTM trên địa bàn huyện).

- Đối với 13 xã đã được công nhận xã NTM: Thanh Bình, Hưng Thịnh, Trung Hòa, Tây Hòa, Quảng Tiến, Sông Thao, An Viễn, Sông Trầu, Cây Gáo, Đông Hòa, Bắc Sơn, Đồi 61, Giang Điền giữ vững các tiêu chí đã đạt và thực hiện xây dựng NTM theo bộ tiêu chí nâng cao của UBND tỉnh.

- Đối với 03 xã còn lại:

Phấn đấu đến cuối năm 2016: xã Bàu Hàm, Bình Minh, Hố Nai 3 đạt chuẩn NTM.

Để nghiên cứu vai trò của người dân tác giả nghiên cứu số liệu tổng hợp 16 xã qua số liệu thống kê của Chi cục Thống kê huyện Trảng Bom, các báo cáo của huyện về xây dựng NTM, những vấn đề gì chưa rõ người viết chọn 3 xã đại diện 3 vùng dân cư có điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau, ở 3 nhóm đạt số lượng tiêu chí xây dựng NTM khác nhau của huyện (Nhóm 1:

đạt 19/19 tiêu chí; nhóm 2: đạt 18 tiêu chí; nhóm 3: đạt 17 tiêu chí):

Vùng sâu, vùng xa và đạt đủ 19/19 tiêu chí : Xã Thanh Bình

Vùng phát triển kinh tế trung bình, đạt 18/19 tiêu chí: Xã Bình Minh Vùng phát triển công nghiệp, đạt 17/19 tiêu chí: Xã Hố Nai 3

Sở dĩ chọn 03 xã nghiên cứu có điều kiện kinh tế, xã hội, mức độ đạt tiêu chí NTM khác nhau vì thực tế, so sánh điều kiện và mức độ thực hiện để đạt tiêu chí NTM của 03 xã có điểm nghịch lí: xã có điều kiện kinh tế phát

triển hơn thì việc thực hiện đạt tiêu chí NTM khó khăn hơn những xã có điều kiện kinh tế ít phát triển. Người viết muốn qua nghiên cứu tình hình huy động nguồn lực cộng đồng ở 03 xã có các điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau để tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp thích hợp để áp dụng cho từng xã khi thực hiện tiêu chí xây dựng NTM.

Khi tiến hành chọn điểm nghiên cứu, dựa vào tình hình thực tế về số hộ sinh sống trên địa bàn và phân bổ đều cho các nhóm ngành nghề như nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, nhóm hộ giàu, khá, cận nghèo, nghèo.

Từ đó phân tích, đánh giá thực trạng sự tham gia của người dân vào xây dựng NTM, những thuận lợi và khó khăn của người dân khi tham gia xây dựng NTM, qua đó đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của người dân nhằm xây dựng NTM bền vững.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 2.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

- Tổng hợp lý luận về nguồn lực cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng trong phát triển nông thôn và xây dựng NTM; tổng hợp các văn bản, tài liệu, số liệu thống kê liên quan đến các chương trình xây dựng NTM, trong đó tập trung vào nội dung liên quan đến nguồn lực cộng đồng cho thực hiện chương trình; thu thập và sử dụng các nguồn thông tin đã được công bố trên Internet, trên Tạp chí, văn bản của Đảng, Nhà nước và thông qua báo cáo kết quả thực hiện của các ngành chức năng như Ban Chỉ đạo Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng Nông thôn mới huyện Trảng Bom, Phòng Kinh tế, Chi cục Thống kê ...

- Báo cáo kết quả thực hiện xây dựng NTM của các đơn vị trong và ngoài huyện Trảng Bom; kết luận của Ban Chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới Tỉnh Đồng Nai, Kết luận của Ban Thường vụ Huyện ủy về kết quả kiểm tra 4 xã điểm xây dựng Nông thôn mới, kết luận kiểm tra của Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới huyện Trảng Bom...

Phương pháp này được sử dụng trong các nội dung như: Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế - văn hóa - xã hội địa bàn nghiên cứu; Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Trong phạm vi đề tài này, thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện qua các phương pháp như:

- Phương pháp quan sát trực tiếp: Đây là phương pháp được sử dụng để thu thập thông tin sơ cấp thông qua quan sát trực tiếp của tác giả về các vấn đề như tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, các vấn đề liên quan tới sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM tại địa bàn 03 xã Thanh Bình, Bình Minh, Hố Nai 3. Các thông tin quan sát sẽ được ghi chép lại, vừa để thu thập thêm thông tin vừa có thể kiểm chứng về tính xác thực của các nguồn thông tin thu thập được bằng các phương pháp khác.

- Chọn mẫu điều tra: Chọn hộ dân phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi trong phiếu điều tra. Do dữ liệu cần thu thập là dạng số liệu cùng một thời điểm, phản ánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự đóng góp của cộng đồng trên 04 nội dung: Tiền, tài sản, sức lao động và sự tham gia ý kiến cho xây dựng NTM nên theo phương pháp phân tich nhân tố khám phá trong nghiên cứu, người viết chọn kích thước mẫu 120 là phù hợp (n> hoặc = 50 5*P, trong đó: P là số biến độc lập và n không nhỏ hơn 100). Cụ thể chọn 120 hộ dân để phỏng vấn, mỗi xã chọn 40 hộ, trong đó chọn ngẫu nhiên 10 hộ kinh doanh, buôn bán; 30 hộ còn lại chia đều cho các ấp trong xã cũng theo phương pháp chọn ngẫu nhiên theo danh sách các hộ gia đình trong ấp.

Nội dung của phiếu điều tra gồm: Các thông tin chung về hộ; nhận thức của các hộ về xây dựng NTM; sự tham gia, mức độ tham gia của hộ trong xây dựng mô hình NTM; đánh giá của các hộ về sự tham gia; các ý kiến, nguyện vọng đóng góp để tăng cường sự tham gia. Những thông tin này được thể hiện qua các câu hỏi cụ thể để người dân hiểu và trả lời đầy đủ.

- Phỏng vấn có định hướng: Phỏng vấn trực tiếp cán bộ lãnh đạo Đảng, Chính quyền, MTTQ, các đoàn thể của 3 xã chọn khảo sát (mỗi xã 10 người: 01 đại diện cấp ủy Đảng, 01 đại diện UBND xã, 01 Chủ tịch UBMTTQ xã, 01 Chủ tịch Hội Nông dân xã, 01 bí thư đoàn thanh niên, 01chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã, 01 chủ tịch Hội Phụ nữ xã và 03 trưởng ấp).

2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin 2.2.3.1. Đối với thông tin thứ cấp

Sau khi thu thập được những thông tin thứ cấp tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin số liệu, tiến hành lập bảng biểu, phân tích tài liệu theo mục đích nghiên cứu của đề tài.

2.2.3.2. Đối với thông tin sơ cấp

Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel để nhằm tính toán những số liệu thống kê phản ánh điển hình hiện trạng các nội dung nghiên cứu, những số liệu này làm cơ sở cho quá trình phân tích, đánh giá số liệu theo mục đích nghiên cứu của đề tài.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh để phân tích, hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu thu thập được trong điều tra và thu thập. Những chỉ tiêu này dùng để phản ánh thực trạng về kinh tế hộ, về sản xuất nông nghiệp, tình hình đầu tư, quản lý, sử dụng công trình có sự tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư và các hoạt động của mô hình, từ đó xác định được hiệu quả có được từ sự tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư nông thôn. Tiến hành phân tích mặt tích cực đã được giải quyết cũng như những vấn đề bất cập còn tồn tại để làm cơ sở xây dựng các giải pháp.

2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả:

Sử dụng phương pháp này để hệ thống hoá và phân tích các số liệu thu thập được từ điều tra. Từ phương pháp này có thể tìm ra các mối quan hệ lẫn

nhau của các nhân tố riêng biệt như tình hình kinh tế, trình độ văn hoá, mức thu nhập của các hộ...qua đó đánh giá được sự huy động nguồn lực của cộng đồng vào xây dựng NTM.

2.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh để tiến hành phân tích thực trạng việc huy động các nguồn lực vào xây dựng nông thôn mới của huyện Trảng Bom, sự đóng góp của người dân và các doanh nghiệp, HTX... vào chương trình xây dựng NTM của huyện. Từ đó xác định hiệu quả của việc huy động nguồn lực cộng đồng vào chương trình xây dựng NTM.

2.2.4.3. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia thông qua trao đổi với các cán bộ có kinh nghiệm về lĩnh vực phát triển nông thôn của phòng Kinh tế huyện, cán bộ huyện, xã của địa bàn nghiên cứu; trao đổi, thảo luận với cán bộ ban chỉ đạo xây dựng NTM của xã, các chủ hộ tham gia chương trình từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

2.2.4.4. Vận dụng phân tích ma trận SWOT

Sử dụng ma trận SWOT (ma trận phân tích): Giúp ta xác định các điểm mạnh, điểm yếu tiềm ẩn trong nội bộ của một hoạt động hoặc một tổ chức. Nó cũng bao hàm cả các cơ hội và cản trở từ bên ngoài.

Cách xây dựng ma trận thuận chiều với tiếp cận từ bên trong (nội tại người dân trong xã), có nghĩa là điểm khởi đầu của ma trận sẽ được bắt đầu bằng S (điểm mạnh) và W (điểm yếu), rồi mới đến các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, cụ thể là O (cơ hội) và T (nguy cơ). Kết quả của quá trình phân tích tổng hợp là cơ sở để xác định các giải pháp nâng cao vai trò của người dân trong xây dựng NTM.

Bảng 2.6: Ma trận SWOT

Nội dung O-Cơ hội T-Thách thức

S-Mặt mạnh O-S S-T

W-Mặt yếu O-W T-W

2.2.5. Các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu của luận văn 2.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình chung

- Mức độ tăng trưởng kinh tế

- Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ - Cơ cấu lao động; thu nhập bình quân

- Tổng số dân; thu nhập bình quân; tỷ lệ hộ nghèo - Lao động trong các ngành nghề.

2.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự tham gia của người dân trong XD NTM - Sự hiểu biết của người dân đối với chương trình xây dựng NTM.

- Sự tham gia đóng góp ý kiến của cộng đồng vào một số nội dung xây dựng nông thôn mới.

- Hình thức đóng góp của người dân (Tiền, công lao động, tài sản, sự đóng góp ý kiến).

- Giá trị đóng góp của người dân cho xây dựng NTM.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực từ cộng đồng cho thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)