Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư của Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần tăng cường thu hút đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 29 - 34)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Thực tiễn về thu hút vốn đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh

1.2.2. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư của Việt Nam

Thông qua việc tìm hiểu nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn trong việc thu thút và thực hiện vốn đầu tư ở các địa phương có nhiều điểm tương đồng, ta có thể rút ra được những bài học nhằm đưa ra những giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào Thành phố Hà Nội nói chung và vào huyện Chương Mỹ nói riêng.

* Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Một môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn sẽ là “chìa khoá” để mở cửa cho những thành công. Điều đó càng được khẳng định khi kết quả của việc tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi là các dự án và tổng vốn đăng ký đầu tư vào các địa phương ngày càng tăng.

Tỉnh Bắc Ninh có tầm nhìn phát triển kinh tế hướng ngoại, đã chuẩn bị các điều kiện về đất đai, lao động, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cải cách thủ tục hành chính về đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư tại Bắc Ninh. Hiệu quả đã được thấy rõ:

Những năm qua, thu hút đầu tư của Bắc Ninh đạt hiệu quả cao, giai đoạn 2006-2010 tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 64.000 tỷ đồng. GDP tăng bình quân 15,1%/năm; sản xuất công nghiệp tăng từ vị trí 19 (2004) lên vị trí thứ 9 toàn quốc; tổng kim ngạch XNK đạt 1,250 tỷ USD; Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 6 toàn quốc; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đứng thứ 7 toàn quốc, thứ 2 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, với 289 dự án FDI, tổng vốn đầu tư đăng ký là 3.171,8 triệu USD. Đặc biệt, Bắc Ninh đã thu hút được nhiều Tập đoàn có danh tiếng trên thế giới như: Canon, Sumitomo đến từ Nhật Bản; Samsung, Orion đến từ Hàn Quốc; Foxcon, Mictac đến từ Đài Loan; Tyco Electronics đến từ Hoa Kỳ; ABB đến từ Thuỵ Điển…. Những dự án đó đã góp phần nâng cao tỷ trọng vốn ĐTNN từ 5,9% năm 2005 lên 30,7%

năm 2010; góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế của tỉnh cũng như tạo ra giá trị công nghiệp cao [ 23].

Đạt được thành tựu trên, bên cạnh những lợi thế về vị trí địa lý, tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện các giải pháp:

Một là, làm tốt công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuận lợi cho nhà đầu tư.

Hai là, thực hiện những chính sách ưu đãi đầu tư vào các KCN tập trung và ngoài KCN theo quy định hiện hành, thường xuyên tổ chức gặp mặt đối thoại với các doanh nghiệp.

Ba là, không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng các phương pháp: Thành lập Tổ công tác cải thiện môi trường kinh doanh; ban hành Quy trình, thủ tục đầu tư xây dựng của doanh nghiệp ngoài KCN tại tỉnh đảm bảo tính minh bạch về trình tự các bước; thực hiện song song, kết hợp một số thủ tục để tiết kiệm thời gian cho nhà đầu tư;

giảm thiểu yêu cầu về trùng lắp hồ sơ; quy định rõ thời gian giải quyết ở tất cả các khâu của quy trình, từ khi tiếp nhận hồ sơ, lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan, trình UBND tỉnh phê duyệt đến khi trả kết quả.

* Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư của tỉnh Bình Định

Trong những năm gần đây, tỉnh Bình Định đã có sự bứt phá khá ấn tượng trên lĩnh vực thu hút đầu tư trong số các tỉnh duyên hải miền Trung.

Những gì Bình Định đã và đang làm sẽ là bài học kinh nghiệm bổ ích cho các tỉnh duyên hải miền Trung cũng như cả nước trong việc thu hút đầu tư.

Bình Định là một tỉnh duyên hải miền Trung có xuất phát điểm thấp, xa hai trung tâm của đất nước, luôn đối mặt với thiên tai, lũ lụt.

Thời gian qua, trên cơ sở đánh giá tiềm năng, thế mạnh của địa phương, lãnh đạo tỉnh Bình Định đã có những quyết sách, chủ trương thích hợp để thu hút nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước. Và thời gian qua kinh tế của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, đúng hướng, tuy nhiên, để phát triển tương xứng với tiềm năng thì còn nhiều việc cần phải làm. Bình Định chưa có một ngành, dự án lớn mang tính chất đầu tàu để phát triển kinh tế cho cả tỉnh.

Đối với các tỉnh miền Trung có 3 điểm tương đồng: thứ nhất là các địa phương cùng chính sách ưu đãi đầu tư; thứ hai là cùng nằm trong khu vực có điều kiện tự nhiên giống nhau trải dài ven biển; thứ ba là cùng chung một xuất phát điểm.

Nên vấn đề là địa phương nào khai thác tốt nhất tiềm năng thế mạnh và có giải pháp, bước đi thích hợp thì sẽ thu hút được đầu tư.

Bình Định có 3 lợi thế quan trọng. Lợi thế thứ nhất, có 1 vị trí chiến lược quan trọng không địa phương nào so sánh được, đó là nằm trên cửa ngõ Tây Nguyên, con đường ra biển gần nhất của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, nối với Đông Bắc Thái Lan.

Thứ hai, Bình Định là địa phương có bề dày truyền thống lịch sử, có nền văn hóa đặc sắc. Nơi đây là cố đô Chăm Pa, là nơi phát tích của phong trào Tây Sơn, gắn với người anh hùng áo vải Quang Trung; là quê hương của nghệ thuật tuồng, dân ca,… Bình Định cũng là nơi nuôi dưỡng, sinh ra nhiều danh nhân văn hóa lớn như Đào Tấn, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên,..

Thứ ba, Bình Định là mảnh đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên, thiên nhiên khoáng sản phong phú. Có tiềm năng phát triển ngành du lịch và chế biến khoáng sản.

Trên cơ sở tiềm năng thế mạnh đó, Bình Định đưa ra nhiều giải pháp trong thời gian qua để thu hút đầu tư:

Trong đó chúng tôi rút ra bốn yếu tố, thứ nhất, để thu hút đầu tư, phải đi trước một bước, phải chủ động chuẩn bị điều kiện kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, hạ tầng, chuẩn bị sẵn mặt bằng đón các nhà đầu tư.

Thứ hai, phải kiên trì trong thu hút đầu tư, trong thời gian qua chúng tôi đã làm tốt việc này.

Thứ ba, phải sáng tạo và linh hoạt trong vận dụng và thực hiện các chính sách, nhất là chính sách của Trung ương và chính sách của tỉnh.

Thứ tư, phải quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, nhất là trong lĩnh vực cải cách hành chính để làm nhà đầu tư yên tâm khi đầu tư vào tỉnh.

Đó là 4 trụ cột, bốn yếu tố tạo điều kiện Bình Định đột phá trong thu hút đầu tư thời gian qua.

Trên đây là một số vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến vốn đầu tư phát triển và một số kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư phát triển Sản xuất kinh

doanh của một số tỉnh trong nước, cũng như của một số nước trên thế giới. Từ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn được rút ra trong việc thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, luận văn đi vào phân tích, đánh giá thực thu hút vốn đầu tư phát triển Sản xuất kinh doanh và đề ra các giải pháp cho việc thu hút vốn đầu tư phát triển Sản xuất kinh doanh ở Huyện Chương Mỹ trong giai đoạn hiện nay.

Chương 2

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần tăng cường thu hút đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)