Tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư trên địa bàn huyện Chương Mỹ

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần tăng cường thu hút đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 49 - 54)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng hoạt động đầu tư cho sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Chương Mỹ

3.1.1. Tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư trên địa bàn huyện Chương Mỹ

Chương Mỹ có thể cung cấp cho các thị trường nguồn nhân lực dồi dào, đồng thời là nơi tiêu thụ, trung chuyển các mặt hàng từ Tây Bắc về các mặt hàng khác từ Hà Nội lên. Chương Mỹ có vị trí đặc biệt về an ninh quốc phòng và tuyến phòng thủ của phía Tây thủ đô Hà Nội. Với cơ chế vừa phát huy tốt tiềm năng lợi thế của huyện, vừa khai thác tốt các yếu tố tích cực từ

bên ngoài, huyện Chương Mỹ có thể phát triển nhanh toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội.

Do đó huyện có rất nhiều lợi thế để thu hút đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo số liệu thống kê của Phòng Tài chính Huyện Chương Mỹ, trong 3 năm gần đây, lượng vốn đã đầu tư vào huyện được nêu trên bảng 3.1.

Lượng vốn đầu tư vào Chương Mỹ trong 3 năm gần đây đạt mức khá lớn và có mức tăng khá mạnh, từ 2.961 tỷ đồng năm 2010 đã tăng lên 4.141,8 đồng năm 2012, với tốc độ phát triển bình quân đạt 118,27 %/năm.

Trong đó, lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực SXKD chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng mức vốn đầu tư vào huyện. Trong lượng vốn đầu tư trong nước thì vốn đầu tư vào lĩnh vực SXKD chiếm tỷ trọng lớn, 85,41% ứng với lượng vốn là 2.258,3 tỷ đồng năm 2010 và tăng lên 3.052,541 năm 2012 và chiếm 83,49% trong tổng vốn đầu tư trong nước. Như chúng ta đã thấy thì tỷ trọng có giảm một lượng nhỏ nhưng giá trị của lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực SXKD trên địa bàn không ngừng tăng qua các năm.Tất cả lượng vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào huyện đều đầu tư vào lĩnh vực SXKD. Huyện Chương Mỹ đang là một điểm đến của các nhà đầu tư, đặc biệt là trong các lĩnh vực Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, khai thác chế biến khoáng sản, Xây dựng hạ tầng khu công nghiệp.

Mức vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn đầu tư, nhưng đã tăng qua các năm kể cả về giá trị và tỷ trọng. Cụ thể là tăng từ 432 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 14,59% năm 2010 lên 580 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 15,46% năm 2011 và 684 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 16,51%năm 2013. Có được sự tăng lên như vậy là do những năm gần đây vốn đầu tư của các dự án FDI đã tăng lên đáng kể.

Bảng 3.1: Tổng vốn đầu tư vào huyện Chương Mỹ giai đoạn từ năm 2010– 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

ӨBQ(%) Giá trị Tỷ trọng

(%) Giá trị Tỷ trọng

(%) Giá trị Tỷ trọng (%)

I. Vốn đầu tư trong nước 2,529,000 85,41 3,172,000 84,54 3.457.800 83,49 116,93 1. Vốn đầu tư vào SXKD 2.258.300

76,27 2.836.763 75,60 3.052.541 73,70 116,26 2. Vốn đầu tư vào các lĩnh vực

khác 270.700 9,14 335.237 8,94 405.259 9,79 123,85

II. Vốn đầu tư nước ngoài 432.000 14,59

580.000 15,46 684.000 16,51 125,83 1. Vốn đầu tư vào SXKD 432.000

14,59 580.000 15,46 684.000 16,51 125,83 2. Vốn đầu tư vào các lĩnh vực

khác - - - - - - -

Tổng 2,961,000 100 3,752,000 100 4141800 100 118,27

(Nguồn: Phòng Tài chính – huyện Chương Mỹ)

Huyện Chương Mỹ có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội, có điều kiện để phát triển mạnh nền kinh tế theo hướng tổng hợp bao gồm cả công nghiệp, dịch vụ, trao đổi mua bán và trung chuyển hàng hoá, phát triển du lịch đặc trưng sinh thái núi đồi, văn hoá dân tộc, đồng thời cũng có nhiều điều kiện phát triển nông nghiệp trồng lúa, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm và phát triển trồng rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả cũng như rau mầu có giá trị kinh tế cao. Theo thống kê từ phòng Tài chính huyện, cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực hoạt động được thể hiện trên bảng 3.2.

Qua bảng 3.2 cho thấy trong 3 năm 2010-2012.Vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và khai thác chế biến khoáng sản luôn chiếm tỷ trọng lớn so với tổng vốn đầu tư. Cụ thể, vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp năm 2010 là 1.078,696 tỷ đồng chiểm tỷ trọng 36,43% đến năm 2011 tăng lên 1.544,564 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng khoảng 41,17% nhưng đến năm 2012 lại giảm xuống còn 787 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 19% trên tổng mức vốn đầu tư vào Huyện.

Bên cạnh đó, vốn đầu tư vào lĩnh vực Khai thác chế biến khoáng sản cũng tăng mạnh trong 3 năm 2010-2012 với tốc độ phát triển bình quân đạt 206,87%.

Sở dĩ có điều này là do trên địa bàn huyện, nhất là các xă vùng Đông Nam, phía Bắc huyện có nhiều loại tài nguyên khoáng sản như: Đá vôi, đá xây dựng,đất sét, đá Ba Zan, quặng đa kim. Các loại tài nguyên này theo điều tra sơ bộ cho thấy có trữ lượng khá cao và chất lượng tốt ở Chương Mỹ và cho phép huyện có thể đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Hiện nay, ngành khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng đang có xu hướng phát triển tốt. Sản lượng các loại sản phẩm như xi măng, clinker, tấm lợp, đá xây dựng, gạch nung …

Bảng 3.2: Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực trên địa bàn huyện Chương Mỹ giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

ӨBQ(%) Giá trị

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

1 Công nghiệp 1.078.696 36,43 1.544.564 41,17 787.000 19,00 85,41

2 Hạ tầng công nghiệp 588.621 19,88 956.730 25,50 1.300.753 31,41 148,66 3 Khai thác chế biến khoáng sản 236.150 7,98 731.699 19,50 1.010.637 24,40 206,87

4 Nông nghiệp 786.833 26,57 - - - - -

5 Du lịch - Dịch vụ - - 183.770 4.9 638.151 15,40 -

6 Đào tạo 270.700 9,14 335.237 8.93 405.259 9,79 123,85

Tổng 2.961.000 100 3,752,000 100 4.141.800 100 118,27

(Nguồn: Phòng Tài chính – huyện Chương Mỹ)

Lĩnh vực kinh doanh Du lịch – dịch vụ có sự thay đổi lớn trong 3 năm , năm 2010 chưa cso đầu tư vào lĩnh vực này thì đến năm 2011, 2012 tỷ trọng ngành này đã tăng lên nhanh chóng, tương ứng 13,83% và 19,45%. Đạt được những con số trên là do Chương Mỹ hội tụ các yếu tố thuận lợi về giao thông, cửa ngõ Hà Nội, lại có nhiều danh lam thắng cảnh, kỳ quan và di tích lịch sử nổi tiếng, Chương Mỹ thực sự có điều kiện phát triển thương mại dịch vụ, trao đổi hàng hoá, phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thiên nhiên và lịch sử.

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần tăng cường thu hút đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)