Phân tích hồi quy bội

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần tăng cường thu hút đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 68 - 84)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sức thu hút đầu tư cho phát triển SXKD trên trên địa bàn huyện Lương Sơn

3.3.3. Phân tích hồi quy bội

Sử dụng SPSS – Regression Analysis có kết quả được nêu trên bảng 3.10 và 3.11.

Kiểm định hệ số hồi quy

Bảng 3.10 : Tóm tắt mô hình - Model Summaryb

Mode

l R

R Squar

e

Adjust ed R Square

Std. Error of the Estimate

Change Statistics Durbi n- Wats

on R Square

Change

F Chan

ge

df1 df2

Sig. F Chang

e d

i m e n s i o

1 ,734

a

,539 ,532 ,6944462 4

,539 25,87 1

6 133 ,000 1,897 a. Predictors: (Constant), F6, F5, F4, F3, F2, F1

Bảng 3.11: Hệ số hồi quy - Coefficientsa

Model

Unstandardized Coefficients

Standardize d

Coefficients t Sig.

95,0%

Confidence Interval for B

Correlations Collinearity Statistics

B Std.

Error Beta Lower

Bound

Upper Bound

Zero-

order Partial Part Tolerance VIF 1 (Constan

t

-0,004 ,059 ,000 1,000 -,116 ,116

F1 ,211 ,059 ,211 3,586 ,000 ,095 ,328 ,211 ,297 ,211 1,000 1,000 F2 ,187 ,059 ,187 3,170 ,002 ,070 ,303 ,187 ,265 ,187 1,000 1,000 F3 ,184 ,059 ,184 3,132 ,002 ,068 ,301 ,184 ,262 ,184 1,000 1,000 F4 ,457 ,059 ,457 7,763 ,000 ,341 ,574 ,457 ,558 ,457 1,000 1,000 F5 ,104 ,059 ,104 1,765 ,008 -,013 ,220 ,104 ,151 ,104 1,000 1,000 F6 ,453 ,059 ,453 7,690 ,000 ,336 ,569 ,453 ,555 ,453 1,000 1,000 a. Dependent Variable: SAT

Mô hình có R2 điều chỉnh là 0,532. Điều này có nghĩa là 53,2% thay đổi của sức thu hút đầu tư trên trên địa bàn huyện Chương Mỹ được giải thích bởi các biến F1, F2, F3, F4, F5, F6.

Bảng 3.12 cho biết:

Mô hình hồi quy có dạng:

SAT = 0,211*F1+ 0,187*F2+ 0,184*F3+0,457*F4+0,104*F5+0,453*F6–

0,004

- Có 6 biến (F1, F2, F3, F4, F5, F6) đảm bảo có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 95% (Significance < 0,05).

- Độ phóng đại phương sai (VIF) nhỏ hơn 10. Như vậy các biến độc lập không có tương quan với nhau.

- Biến F1 có hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0,211. Điều này có nghĩa là khi tăng thêm 1 điểm đánh giá về Cơ sở hạ tầng thì sức thu hút đầu tư của huyện Chương Mỹ tăng thêm 0,211 điểm.

- Biến F2 có hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0,187. Điều này có nghĩa là khi tăng thêm 1 điểm đánh giá về Chi phí cạnh tranh thì sức thu hút đầu tư của huyện tăng thêm 0,187 điểm.

- Biến F3 có hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0,184. Điều này có nghĩa là khi tăng thêm 1 điểm đánh giá về Nguồn nhân lực thì sức thu hút đầu tư của huyện tăng thêm 0,184 điểm.

- Biến F4 có hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0,457. Điều này có nghĩa là khi tăng thêm 1 điểm đánh giá về Dịch vụ công thì sức thu hút đầu tư của huyện tăng thêm 0,457 điểm.

- Biến F5 có hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0,104. Điều này có nghĩa là khi tăng thêm 1 điểm đánh giá về Năng lực cán bộ địa phương thì sức thu hút đầu tư của huyện tăng thêm 0,104 điểm.

- Biến F6 có hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0,453. Điều này có nghĩa là khi tăng thêm 1 điểm đánh giá về Chính sách đầu tư thì sức thu hút đầu tư của huyện tăng thêm 0,453 điểm.

- Hệ số hồi qui được chuẩn hóa cho biết tầm quan trọng của các biến độc lập trong mô hình. Các hệ số hồi quy chuẩn hoá có thể được chuyển đổi về dạng phần trăm như sau:

Bảng 3.12: Vị trí quan trọng của các yếu tố

Biến độc lập Giá trị tuyệt đối

Tỷ trọng (%)

F1 (Cơ sở hạ tầng) 0,211 13,22

F2 (Chi phí cạnh tranh) 0,187 11,72

F3 (Nguồn nhân lực) 0,184 11,53

F4 (Dịch vụ công) 0,457 28,63

F5 (Năng lực cán bộ địa phương) 0,104 6,52

F6 (Chính sách đầu tư) 0,453 28,38

Tổng số 1,596 100%

Thông qua các kiểm định có thể khẳng định các yếu tố ảnh hưởng sức thu hút đầu tư trên trên địa bàn huyện là: F1 (Cơ sở hạ tầng) , F2 (Chi phí cạnh tranh), F3 (Nguồn nhân lực), F4 (Dịch vụ công), F5 (Năng lực cán bộ địa phương), F6 (Chính sách đầu tư) với thứ tự ảnh hưởng theo chiều giảm dần là: F4, F6, F1, F2, F3, F5.

Cụ thể biến F4 đóng góp 28,63%, biến F6 đóng góp 28,38%, biến F1 đóng góp 13,22%, biến F2 đóng góp 11,72%, biến F3 đóng góp 11,53%, biến F5 đóng góp 6,52%.

3.4. Các nhân tố cản trở đến sức thu hút đầu tư cho phát triển SXKD trên trên địa bàn huyện Chương Mỹ.

3.4.1. Về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư

Một cơ chế chính sách thông thoáng sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư vào huyện nhà và ngược lại khi cơ chế chặt trẽ, không có những chính sách khuyến khích đầu tư hợp lý thì sẽ là cản trở lớn cho huyện nhà trong việc thu hút đầu tư vào huyện.

3.4.2. Về đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp

Khu công nghiệp trên đã tạo sức hút khá mạnh đối với các nhà đầu tư, làm cho số dự án đầu tư, số vốn đăng ký, số doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn huyện Chương Mỹ tăng nhanh trong những năm gần đây.

Như vậy hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp ảnh huởng rất lớn đến việc thu hút đầu tư vào huyện Chương Mỹ nói riêng và các huyện khác trên cả nước nói chung.

3.4.3. Về cải cách thủ tục hành chính

Những cải cách về thủ tục hành chính như cơ chế “một cửa”, cải tiến quy trình tiếp nhận dự án, nhanh chóng gỉải quyết những vướng mắc về dự án cho nhà đầu tư để dự án nhanh chóng đi vào hoạt động. tạo điều kiện cho nhà đầu tư với thời gian nhanh nhất có thể triển khai dự án, đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.4.4. Về công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng:

Thông qua các chuyên mục, chuyên trang, phóng sự đã phản ánh những điển hình tốt, những thuận lợi, khó khăn và những vướng mắc trong quá trình triển khai dự án đầu tư. Đồng thời, chỉ ra những yếu kém và hạn chế trong hoạt động QLNN của hệ thống chính trị.

Từ đó đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về thu hút vốn đầu tư.

3.4.5. Đào tạo nguồn nhân lực

Chú trọng công tác phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài, UBND Huyện thường xuyên cử cán bộ tham dự các khoá đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về công tác quản lý và xúc tiến đầu tư.

Thường xuyên hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực quản lý điều hành cũng như trong các hoạt động đào tạo nghề cho người lao động.

Huyện đã mở lớp đào tạo khởi sự doanh nghiệp, lớp quản trị doanh nghiệp, thực hiện chế độ kế toán; tập huấn kỹ thuật, cung cấp thông tin; xúc tiến đầu tư, thương mại với gần nhiều lượt người tham gia; hỗ trợ thành lập và đào tạo quản lý cán bộ hợp tác xã gần.

Như vậy có thể thấy huyện Chương Mỹ rất chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho huyện nhà, đây cũng là điểm mạnh của huyện để các nhà đầu tư cân nhắc để đầu tư vào huyện.

3.2.6. Công tác giải phóng mặt bằng

Công tác giải phóng mặt bằng được tiến hành nhanh chóng, kịp thời sẽ ảnh huởng rất lớn tới thu hút đầu tư vào huyện. Ngược lại với một huyện mà công tác giải phóng mặt bằng chậm, không kịp thời thì đó chính là nhân tố cản trở của huyện.

3.2.7. Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng

Trong những năm qua, huyện Chương Mỹ đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào mạng lưới giao thông, hệ thống điện...qua đó, từng bước kích thích thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển KT-XH, nâng dần mức sống người dân.

Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng ảnh huởng rất lớn tới thu hút vốn đầu tư vào huyện. Khi huyện có cơ sở hạ tầng tốt thì các doanh nghiệp sẽ tìm đến để đầu tư. Nhưng với một huyện mà cơ sở hạ tầng kém thì các doanh nghiệp thuờng cân nhắc, xem xét xem có lên đầu tư hay không.

3.5. Những thành công, tồn tại và nguyên nhân về thu hút vốn đầu tư cho SXKD trên địa bàn huyện Chương Mỹ

3.5.1. Những thành công về thu hút vốn đầu tư cho SXKD trên địa bàn huyện - Từ năm 2008 tỉnh Hà Tây sát nhập vào Hà Nội, Chương Mỹ trở thành một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội. Huyện có nhiều tiềm năng lợi thế về vị trí địa lý, giao thông, gần trung tâm chính trị- kinh tế- văn hóa - xã hội.

Chính quyền huyện Chương mỹ đã nhận thức được thế mạnh của mình nên đã có nhiều giải pháp và vận dụng các chính sách để vừa khai thác sử dụng có hiệu quả các tiềm năng của mình đồng thời thu hút các tiềm lực bên ngoài tạo thêm động lực để phát triển kinh tế- xã hội của địa phương

- Khi huyện Chương Mỹ được sát nhập về Thành phố Hà Nội thì giá trị của đất đai tăng lên rất nhiều, cư dân thành phố về mua đất và xây dựng tăng lên, còn cư dân bản địa tại huyện cũng tăng thêm nguồn vốn từ đó thúc đẩy được các hoạt động đầu tư trong huyện.

- Hơn nữa khi huyện được sát nhập về Thành phố thì có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ từ nội thành chuyển về huyện mang theo các ngành nghề mới và công nghệ khoa học tiên tiến cho huyện nhà.

- Huyện Chương Mỹ đã áp dụng đầy đủ các cơ chế, chính sách của Nhà nước và UBND Thành phố trong vấn đề khuyến khích đầu tư, đã có những vận dụng thích hợp vào điều kiện của huyện.

3.5.2 Các tồn tại và nguyên nhân trong công tác thu hút vốn đầu tư cho phát triển SXKD trên địa bàn huyện Chương Mỹ.

Môi trường thu hút vốn đầu tư vào huyện Chương Mỹ chưa thực sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư vì nhiều lý do còn tồn tại:

3.5.2.1. Cơ sở hạ tầng

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tuy đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu. Một số dự án hạ tầng lớn triển khai chậm, không đạt kế hoạch,

không có những dự án đột phá có ảnh hưởng lớn đến phát triển của một ngành, một vùng, hạ tầng yếu kém dẫn đến chi phí sản xuất cao, hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Hệ thống công trình phụ trợ chưa đồng bộ, đường xá, điện nước chưa đáp ứng yêu cầu phát triển như hiện nay.

3.5.2.2. Công tác quy hoạch.

Quy hoạch phát triển kinh tế, phát triển vùng, quy hoạch đầu tư đã được đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ngắn, trung và dài hạn nhưng khi thực hiện lại không theo được kế hoạch đề ra.

Có những quy hoạch đầu tư không hợp lý, không sát với tình hình thực tế, không phù hợp với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và xu hướng phát triển của các vùng. Dẫn đến đầu tư thiếu hợp lý, không tận dụng được hết những ưu thế của vùng, gây lãng phí trong quá trình đầu tư.

3.5.2.3. Thủ tục hành chính

Trong quá trình cấp giấy chứng nhận đầu tư, theo quy định khi cơ quan chủ trì xin ý kiến của các ngành về dự án, thì thời gian trả lời của các ngành là 03 ngày là việc. Nhưng thực tế, thời gian trả lời ý kiến của các ngành thường vượt quá thời gian quy định, thông thường sau một tuần thì mới có văn bản trả lời của các ngành.

3.5.2.4. Chất lượng nguồn nhân lực.

Hiện nguồn nhân lực của huyện Chương Mỹ chủ yếu là lao động nông nghiệp, số lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp chưa qua đào tạo cũng còn khá nhiều. Chủ yếu là lao động thủ công, không qua trường lớp đào tạo nên chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp và khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão hiện nay. Vì vậy các doanh nghiệp có tâm lý e ngại khi tuyển dụng lao động địa phương, họ phải tốn một số tiền đào tạo nhân công, tăng chi phí đầu vào, nhất là các doanh nghiệp sử dụng công nghệ.

3.6. Giải pháp đề xuất góp phần tăng cường thu hút vốn đầu tư cho phát t riển SXKD trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội.

Để thu hút được nhiều vốn đầu tư cho phát triển SXKD thì trong thời gian tới cần phải cải thiện nhiều về môi trường đầu tư. Căn cứ vào những tồn tại và nguyên nhân về vấn đề thu hút vốn đầu tư cho phát triển SXKD trên địa bàn Huyện cùng với kết quả từ mô hình EFA – Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sức thu hút đầu tư cho phát triển SXKD trên trên địa bàn huyện Chương Mỹ. Tác giả đưa ra nhóm các giải pháp góp phần tăng cường thu hút vốn đầu tư cho phát triển SXKD trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội như sau:

3.6.1. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.

Theo kết quả từ phân tích mô hình EFA thì khi tăng thêm 1 điểm đánh giá về Dịch vụ công thì sức thu hút đầu tư của huyện Chương Mỹ tăng thêm 0,457 điểm do vậy việc đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, trọng tâm là cải cách TTHC các lĩnh vực thường xuyên tiếp xúc với nhà đầu tư và doanh nghiệp, đồng thời nâng cao chất lượng công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, xây dựng quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, đồng thời có cơ chế giám sát thực hiện nhiệm vụ của các cán bộ, công chức là cần thiết.

Cần thực hiện công khai các quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH, quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch ngành, lĩnh vực, dự toán ngân sách hàng năm, danh mục dự án đầu tư công và danh mục dự án kêu gọi đầu tư trên Cổng thông tin điện tử của UBND huyện. Đảm bảo cho tất cả các doanh nghiệp, nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận các thông tin về quy hoạch, kế hoạch, dự toán NSNN hàng năm...

Thực hiện tốt cải cách hành chính theo cơ chế "một cửa" điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, tổ chức giải quyết nhanh chóng công việc.

Các thủ tục hành chính, quy trình, thời gian giải quyết và lệ phí được công

khai, hạn chế tối đa việc gây phiền hà cho nhân dân và các tổ chức khi có yêu cầu. Tổ chức thực hiện cải cách hành chính bằng ứng dụng công nghệ thông tin vào cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Các phòng ban, cơ quan rà soát lại các quy định hiện hành, quy định rõ ràng, công khai hồ sơ mẫu về các thủ tục hành chính liên quan đến dự án đầu tư: như đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận đầu tư, thủ tục đất đai, xây dựng môi trường, khắc dấu, mã số thuế… đơn giản hoá và giảm bớt một cách triệt để các thủ tục không cần thiết, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp sách nhiễu, cửa quyền, quan liêu và vô trách nhiệm của cán bộ công quyền.

Xây dựng chuyên mục, chuyên trang hướng dẫn và hỏi đáp về các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp và nhà đầu tư. Trong đó có giám sát việc thực hiện hướng dẫn của các cán bộ, công chức và các cơ quan chuyên môn;

Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với các lĩnh vực: Đăng ký doanh nghiệp, cấp phép đầu tư, giấy phép xây dựng, khai thác khoáng sản, thuê đất...

3.6.2. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng

Theo kết quả từ mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA, khi tăng thêm 1 điểm đánh giá về Cơ sở hạ tầng thì sức thu hút đầu tư của huyện Chương Mỹ tăng thêm 0,211 điểm, do vậy việc chú trọng vào công tác xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng là một giải pháp quan trọng cấp bách nhằm thu hút vốn đầu tư cho phát triển SXKD.

Đầu tư kết cấu hạ tầng như giao thông, điện nước, hệ thống thông tin liên lạc, nâng cấp các dịch vụ hiện có để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tập trung huy động tối đa các nguồn lực vào đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, khu, cụm công nghiệp, hạ tầng xã hội, hạ tầng du lịch, các cơ sở giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá và xã hội.

Dành tỉ lệ vốn thích hợp từ NSNN đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông.

Để xác định được một tỉ lệ vốn hợp lý, trong các năm, các cơ quan trong huyện cần xem xét yêu cầu và quy hoạch phát triển, từ đó thiết lập kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng và yêu cầu nguồn vốn.

Huy động đóng góp của nhân dân để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như: khuyến khích các xóm tự bỏ tiền ra xây dựng đường giao thông thôn xóm, các hộ góp công để xây dựng các công trình giao thông, lưới điện do nhà nước bỏ vốn đầu tư.

Đẩy mạnh chủ trương xã hội hoá ngành giáo dục, y tế, văn hoá thông tin, thể dục thể thao... Khuyến khích các cá nhân, đơn vị đầu tư vào các lĩnh vực này để khuyến khích nhân dân tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

3.6.3. Giải pháp về nguồn nhân lực

Nâng cao mặt bằng dân trí chính là nền tảng để phát triển nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực có trình độ cao và phát triển dạy nghề là nhiệm vụ có tính chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH huyện. Để triển khai và thực hiện có hiệu quả, cần tiếp tục phát triển mạng lưới đào tạo và dạy nghề phù hợp, nhằm xây dựng đội ngũ lao động đáp ứng nhu cầu về số lượng, nâng cao chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của các dự án đầu tư công nghệ cao.

Tập trung đẩy mạnh chương trình hợp tác và tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước thành lập các cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề trên địa bàn huyện theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trên các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, động lực, có lợi thế so sánh mà huyện có chủ trương thu hút vốn đầu tư.

Xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động nhằm cung cấp những thông tin chính xác, có căn cứ về nhu cầu các ngành kinh tế cũng như khả năng đào tạo của các trường, trung tâm.

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần tăng cường thu hút đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 68 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)