Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Các đặc điểm cơ bản của huyện Chương mỹ thành phố Hà Nội
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện cơ bản của Huyện
- Huyện Chương Mỹ có vị trí địa kinh tế rất thuận lợi cho phát triển vùng kinh tế tổng hợp.
Huyện Chương mỹ cách trung tâm của thủ đô Hà Nội 20 km, có phía Bắc giáp các huyện Quốc Oai, Hoài Đức. Phía Nam giáp các huyện Mỹ Đức, Ứng Hoà. Phía Tây giáp huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình. Phía Đông giáp quận Hà Đông và huyện Thanh Oai. Tọa độ của huyện Chương Mỹ từ 20023’
– 20025’ độ vĩ bắc, từ 105030’ – 105040’ độ kinh đông, có gianh giới là con sông Đáy và đường quốc lộ 6A chạy qua.
Giao thông thủy bộ thuận tiện cho việc giao lưu hàng hóa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, cạnh tranh các sản phẩm của địa phương như hàng nông, lâm thủy sản, thủ công mỹ nghệ,v.v…
Chương Mỹ có thể cung cấp cho các thị trường nguồn nhân lực dồi dào, đồng thời là nơi tiêu thụ, trung chuyển các mặt hàng từ Tây Bắc về các mặt hàng khác từ Hà Nội lên. Chương Mỹ có vị trí đặc biệt về an ninh quốc phòng và tuyến phòng thủ của phía Tây thủ đô Hà Nội. Với cơ chế vừa phát huy tốt tiềm năng lợi thế của huyện, vừa khai thác tốt các yếu tố tích cực từ bên ngoài, huyện Chương Mỹ có thể phát triển nhanh toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội.
- Khả năng lựa chọn các sản phẩm mũi nhọn của huyện trong điều kiện kinh tế mở cửa.
Cùng với sản xuất nông nghiệp, huyện Chương Mỹ còn phát triển nhiều ngành nghề khác như sản xuất nón lá, mộc, điêu khắc, thêu ren, mây tre giang đan,…
Với lợi thế có nghề thủ công truyền thống là sản xuất hàng mây tre đan xuất khẩu, huyện Chương Mỹ đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, trong đó đặc biệt huyện quan tâm và phát huy thế mạnh của các làng nghề mây tre giang đan xuất khẩu để giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của người nông dân.
Hiện nay, huyện Chương Mỹ có 32/32 xã thị trấn có lao động làm nghề mây tre đan trong đó 27 làng được công nhận là làng nghề mây tre đan. Các làng nghề đã thu hút nhiều lao động có việc làm thường xuyên và lao động thời vụ. Thu nhập bình quân của một lao động trong các làng nghề mây tre đan tương đối ổn định từ 13-15 triệu đồng/ người/ năm trong khi đó thu nhập của lao động thuần nông chỉ khoảng 6 -8 triệu đồng/ người/ năm.
Sản phẩm mây tre đan đã được các công ty, các nhà doanh nghiệp xuất khẩu ra thị trường thế giới, chủ yếu các nước như : Nga, Mỹ, Nhật bản, Canađa, Hàn Quốc, …. . Năm 2012, toàn huyện có 212 doanh nghiệp hoạt động ngành công nghiệp thì có tới 80 doanh nghiệp hoạt động nghề sản xuất và xuất khẩu hàng mây tre giang đan. Trước tình hình nhiều doanh nghiệp tập trung sản xuất hàng mây tre thì nguyên vật liệu khai thác cũng cạn kiệt. Lúc này đã có doanh nghiệp đi trước đón đầu mạnh dạn đầu tư vốn, giống, kỹ thuật trồng nguyên vật liệu mây ở Hà Giang như công ty TNHH xuất nhập khẩu Việt Cường ở xã Trường Yên huyện Chương Mỹ đến nay đã được thu hoạch cung cấp nguyên vật liệu mây ra thị trường đáp ứng phần nào nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào cho các doanh nghiệp hoạt động SXKD hàng mây tre đan xuất khẩu.
Nhờ có các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyên xuất khẩu các mặt hàng mây tre giang đan mà tỷ trọng ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm trên 30% trong cơ cấu kinh tế của huyện.
Để thúc đẩy hơn nữa nghề thủ công nghiệp mà chủ yếu là nghề mây tre đan, những năm qua huyện Chương Mỹ đã dành nhiều kinh phí cho công tác khuyến nông, nhân cấy nghề, nâng cao tay nghề cho người lao động nông thôn. Năm 2010, huyện đã trích 1,8 tỷ đồng để mở 55 lớp dạy nghề cho trên 2.000 lao động của các xã, thị trấn trong huyện.
Cùng với đó, huyện đã tích cực triển khai công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng khu, cụm, điểm công nghiệp. Đến nay trên địa bàn huyện Chương Mỹ đã có khu công nghiệp Phú Nghĩa ( tại xã Phú Nghĩa ) với diện tích 170 ha, cụm công nghiệp Ngọc Sơn tại thị trấn Chúc Sơn; Đông Phú Yên tại 3 xã Đông Sơn, Phú Nghĩa, Trường Yên hợp thành; Nam Phương Tiến,....đã thu hút nhiều doanh nghiệp với trên 10.000 lao động và 12.000 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cá thể mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Với địa hình có hai đường giao thông quốc lộ 6A và 21A chạy qua, huyện Chương Mỹ đã có nhiều doanh nghiệp hoạt động ngành kinh doanh nông sản với nguồn nguyên liệu chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc như: Sơn la, Điện Biên, Lai Châu,… Các doanh nghiệp này chuyên cung cấp nguyên vật liệu (Ngô, sắn) cho các công ty sản xuất cám “con cò” phục vụ chăn nuôi và các loại gạo ngon cung cấp cho thị trường nói chung và huyện Chương Mỹ nói riêng. Theo số liệu Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2007, tổng số doanh nghiệp hoạt động ngành thương mại chỉ có 125 doanh nghiệp, trong đó 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nông sản ( chiếm 16 %). Đến nay, cuộc Tổng điều tra năm 2012 đã cho thấy có tới 388 doanh nghiệp hoạt động ngành thương mại, trong đó 62 doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản ( chiếm 16%).
Nói về số lượng doanh nghiệp cuộc tổng điều tra năm 2007, toàn huyện chỉ có 350 doanh nghiệp, trong đó có 327 doanh nghiệp đang hoạt động ( chiếm 93,4 %). Đến cuộc Tổng điều tra năm 2012, số lượng doanh
nghiệp của huyện Chương Mỹ lên đến 1002 doanh nghiệp, trong đó có 823 doanh nghiệp đang hoạt động, 37 doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi hoạt động sản xuất kinh doanh, 34 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và 108 doanh nghiệp nghỉ hẳn hoạt động SXKD chờ giải thể. Đó là chưa kể đến có tới 368 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn huyện Chương Mỹ nhưng thực tế lại không có trên địa bàn mà hoạt động tại địa bàn quận huyện khác thậm chí còn hoạt động ở tỉnh khác.
Tình trạng số doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh ( 34 DN chiếm 3,4%
) và số doanh nghiệp nghỉ hẳn chờ giải thể (108 DN chiếm 10,8% ) quá lớn, trước tiên là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu làm sức mua giảm, thị trường tiêu thụ hẹp,... Mặt khác các doanh nghiệp còn gặp khó khăn lớn nhất là thiếu vốn cho sản suất kinh doanh và đầu tư cơ sở hạ tầng.
Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động ngành nghề đa dạng, phong phú. Có doanh nghiệp hoạt động chuyên một nghề, nhưng cũng có doanh nghiệp hoạt động tới 2-3 ngành nghề tuỳ vào khả năng tài chính và năng lực của họ.
Ngoài các ngành nghề như công nghiệp, thương mại, xây dựng, vận tải, dịch vụ,….Huyện Chương Mỹ còn chú trọng khuyến khích các doanh nghiệp nông nghiệp như chăn nuôi, thuỷ sản, trồng trọt. Với thực tế hiện nay, tình trạng người dân bị ngộ độc thực phẩm không ít. Nhận thấy tầm quan trọng bảo vệ sức khoẻ cho người dân, huyện Chương Mỹ đã mạnh dạn thực hiện dự án thí điểm trồng rau an toàn theo mô hình nông thôn mới của UBND thành phố Hà Nội tại xã Thuỵ Hương với diện tích 79,5 ha. Ưu điểm của dự án này là đem lại nhiều điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân, người dân được cung ứng giống, vật tư nông nghiệp, được hướng dẫn quy trình và kiểm soát chất lượng bởi đội ngũ kỹ thuật của công ty, đồng thời sản phẩm làm ra được công ty bao tiêu nên người dân rất yên tâm sản xuất.
Tuy nhiên, bên cạch những khó khăn về sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất rau an toàn ( RAT) còn gặp phải khó khăn là tìm đầu ra chưa ổn định, luôn phải cạnh tranh với các loại rau khác trên thị trường vì người dân chưa có thói quen chấp nhận được giá cả của cây rau an toàn. Giá cây rau sạch luôn phải “cõng’’ thêm các chi phí khác mà người tiêu dùng phải gánh chịu. Hơn nữa, địa điểm bán thường ở trong các siêu thị hoặc trong quầy hàng nên không thuận tiện cho các bà nội chợ vốn đã có ít thời gian lại phải đi xa hơn chợ “cóc” gần nhà.
2.2. Phương pháp nghiên cứu