Thực trạng môi trường đầu tư của huyện Chương Mỹ

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần tăng cường thu hút đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 60 - 64)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng môi trường đầu tư của huyện Chương Mỹ

Trong những năm gần đây, công tác thu hút các dự án đầu tư sản xuất - kinh doanh trên địa bàn huyện Chương Mỹ có chiều hướng phát triển tích cực, các dự án mới đang triển khai thủ tục theo quy định, nhiều dự án đã đi vào hoạt động. Để đạt được những kết quả như vậy, bên cạnh việc triển khai chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước như Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Doanh nghiệp 1999... Huyện đã có những sự cải thiện về môi trường đầu tư, cụ thể:

3.2.1. Về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư

Để thu hút vốn đầu tư vào địa bàn, huyện Chương Mỹ đã triển khai áp dụng đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách của UBND thành phố Hà Nội về vấn đề này như:

- Đẩy nhanh công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị...trên địa bàn huyện.

- Tập trung lực lượng hỗ trợ cho công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư... để kịp thời bàn giao đất sạch cho xây dựng các khu công nghiệp theo quy hoạch được duyệt.

- Áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn huyện theo đúng những quy định của Nhà nước và của Thành phố Hà Nội.

3.2.2. Về đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp

Để tạo môi trường thu hút đầu tư vào địa bàn huyện, việc triển khai xây dựng các khu công nghiệp với các điều kiện hạ tầng đồng bộ đã được UBND huyện chú trọng thực chiện và đã có những kết quả quan trọng.

Trên địa bàn huyện đã hình thành khu công nghiệp đã được đưa vào khai thác là:Khu công nghiệp Phú Nghĩa.

Khu công nghiệp trên được đầu tư theo các dự án được UBND thành phố phê duyệt, đã tạo được một hệ thống cơ cở hạ tầng kỹ thuật khá đồng bộ như: mặt bằng cho sản xuất, hệ thống điện, hệ thống đường, hệ thống cấp nước, thoát nước..., sẵn sàng đón các doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khu công nghiệp trên đã tạo sức hút khá mạnh đối với các nhà đầu tư, làm cho số dự án đầu tư, số vốn đăng ký, số doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn huyện Chương Mỹ tăng nhanh trong những năm gần đây.

3.2.3. Về cải cách thủ tục hành chính

Những cải cách về thủ tục hành chính như cơ chế “một cửa”, cải tiến quy trình tiếp nhận dự án, nhanh chóng gỉải quyết những vướng mắc về dự án cho nhà đầu tư để dự án nhanh chóng đi vào hoạt động. Huyện đã đẩy nhanh thời gian cấp phép, chỉ trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ là dự án có thể được cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Từ năm 2003, Huyện đẩy mạnh cải tiến thủ tục hành chính trong lĩnh vực liên quan đến đầu tư; áp dụng, thực hiện cơ chế "một cửa" trong việc giải quyết các thủ tục hành chính; thành lập bộ phận làm công tác xúc tiến đầu tư, phòng Tài chính – kế hoạch là đầu mối tổng hợp và trình chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện về các chương trình, danh mục, dự án đầu tư trên địa bàn;

Thẩm định và chịu trách nhiệm về dự án, kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu thuộc thẩm quyền quyết định của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, tạo điều kiện cho nhà đầu tư với thời gian nhanh nhất có thể triển khai dự án, đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.2.4. Về công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng:

Các cơ quan thông tin tuyên truyền như: Đài phát thanh, đài Truyền hình của Thành phố Hà Nội, đâì phát thanh truyền hình huyện Chương Mỹ thường xuyên dành thời lượng thích hợp, có chuyên mục tuyên truyền về chủ trương, Nghị quyết thu hút đầu tư của huyện.

Thông qua các chuyên mục, chuyên trang, phóng sự đã phản ánh những điển hình tốt, những thuận lợi, khó khăn và những vướng mắc trong quá trình triển khai dự án đầu tư. Đồng thời, chỉ ra những yếu kém và hạn chế trong hoạt động QLNN của hệ thống chính trị.

Từ đó đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về thu hút vốn đầu tư.

3.2.5. Đào tạo nguồn nhân lực

Chú trọng công tác phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài, UBND Huyện thường xuyên cử cán bộ tham dự các khoá đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về công tác quản lý và xúc tiến đầu tư.

Thường xuyên hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực quản lý điều hành cũng như trong các hoạt động đào tạo nghề cho người lao động.

Huyện đã mở lớp đào tạo khởi sự doanh nghiệp, lớp quản trị doanh nghiệp, thực hiện chế độ kế toán; tập huấn kỹ thuật, cung cấp thông tin; xúc tiến đầu tư, thương mại với gần nhiều lượt người tham gia; hỗ trợ thành lập và đào tạo quản lý cán bộ hợp tác xã gần.

Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề cho người lao động cũng được huyện thực hiện thông qua việc cấp kinh phí cho các chương trình khuyến công; khuyến nông.

Huyện đã xây dựng và đưa vào thực hiện đề án Quy hoạch nguồn nhân lực huyện Chương Mỹ đến năm 2020.

3.2.6. Công tác giải phóng mặt bằng

Để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho khu công nghiệp, UBND huyện Chương Mỹ đã thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư chuyên trách của huyện.

Về thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng về cơ bản đã được thực hiện đúng theo các quy định của Nhà nước và của UBND Thành phố Hà Nội.

3.2.7. Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng

Trong những năm qua, huyện Chương Mỹ đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào mạng lưới giao thông, hệ thống điện...qua đó, từng bước kích thích thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển KT-XH, nâng dần mức sống người dân.

Từ trung tâm thị trấn cho đến những vùng khó khăn, mạng lưới giao thông Chương Mỹ ngày càng trải dài, rộng hơn và trở nên thuận lợi cho giao thương, phát triển KT-XH.

Những công trình giao thông đã hoàn thành từ nhiều năm nay đang phát huy tác dụng, ảnh hưởng tích cực không những phát triển KT-XH mà còn trực tiếp đến đời sống người dân.

Xác định giao thông như huyết mạch gắn kết và thúc đẩy tăng trưởng bền vững, trong năm 2013 Chương Mỹ tiếp tục thu hút tối đa nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng lĩnh vực này.

Trong quy hoạch trở thành đô thị loại IV, Chương Mỹ đã có những kiến nghị, đề xuất với các ngành chức năng của tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra cho hạ tầng giao thông.Trong quá trình phát triển mạng lưới giao thông, các cấp,ngành của huyện đã bám sát nhu cầu cấp thiết của người dân, đầu tư làm các tuyến giao thông thuận lợi cho phát triển sản xuất và dân sinh.

Nhờ những tuyến giao thông đã, đang được chú trọng đầu tư, những tiềm năng kinh tế, tài nguyên khoáng sản trong huyện đã được đầu tư, khai thác giúp cho huyện có ưu thế vượt trội trong thu hút đầu tư. Người dân trong huyện có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần tăng cường thu hút đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)