Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng hoạt động đầu tư cho sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Chương Mỹ
3.1.1. Tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư cho lĩnh vực SXKD trên địa bàn huyện Chương Mỹ
Tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực SXKD trên địa bàn Huyện luôn chiếm tỷ trọng lớn so với tổng mức vốn đầu tư vào Huyện. Trong những năm qua với sự nỗ lực của toàn huyện, một lượng lớn các doanh nghiệp đã đăng ký đầu tư vào Huyện để phát triển SXKD. Nhiều dự án, nhiều doanh nghiệp đã đi vào hoạt động SXKD và đã đóng góp một lượng lớn thuế vào cho Chi cục thuế huyện Chương Mỹ, đã tạo thêm công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương. Hiện có 823 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực SXKD trên địa bàn Huyện.
Qua bảng 3.3 cho thấy tổng số vốn các doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào huyện Chương Mỹ tăng đều qua các năm từ 2010 – 2012 với TĐPTBQ đạt 116,26% tương ứng với lượng vốn đầu tư tăng từ 2.690,3 tỷ đồng năm 2010 lên 3.736,5 tỷ đồng năm 2012. Đây là một dấu hiệu đáng ghi nhận đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Chương Mỹ.
Trong các loại hình doanh nghiệp đầu tư vào Huyện, các công ty Cổ phần đóng góp số vốn đầu tư lớn nhất, luôn chiếm tỷ trọng lớn dao động trong khoảng 1.463.7 tỷ đồng cho đến 2238 tỷ đồng tương ứng với tỷ trọng là
54,4% và 59,9% và có TĐPTBQ giai đoạn 2010 – 2012 đạt 123,65%. Điều này cho thấy lượng vốn đầu tư vào huyện từ các công ty Cổ phần có xu hướng tăng nhanh trong 3 năm qua.
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
ӨBQ(%) Giá trị Tỷ trọng
(%) Giá trị Tỷ trọng
(%) Giá trị Tỷ trọng (%)
1 Doanh nghiệp tư nhân 136.984 5,09 179.913 5,27 142.863 3,82 102,13 2 Công ty TNHH một thành viên 763.767 28,40 862.118 25,23 947.529 25,36 111,39 3 Công ty TNHH hai thành viên 325.876 12,11 256.491 7,50 408.139 10,92 111,91 4 Công ty cổ phần 1.463.673 54,40 2.118.241 62 2.238.010 59,90 123,65
Tổng 2.690.300 100 3.416.763 100 3.736.541 100 117,85
(Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư – huyện Chương Mỹ)
Kế đến là sự đóng góp của các công ty TNHH một thành viên, giai đoạn 2010- 2012, những công ty này đã đóng góp một lượng khá lớn vốn đầu tư vào lĩnh vực SXKD trên địa bàn Huyện với tổng mức đầu tư năm 2010 là 763,77 tỷ đồng chiếm 28,4% tổng vốn đầu tư, năm 2011 tăng lên 862,12 tỷ đồng chiếm 25,23% tổng vốn đầu tư và đến năm 2012 tăng lên 947,53 tỷ đồng chiếm 25,36%. Điều này khiến TĐPTBQ đạt 111,39%. Loại hình doanh nghiệp này có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 2010 – 2012 là do ngày càng có nhiều công ty TNHH một thành viên đăng ký đầu tư vào huyện Chương Mỹ..
Tổng mức vốn đầu tư vào lĩnh vực SXKD trên địa bàn huyện luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng lượng vốn đầu tư vào huyện. Theo thống kế của phòng Tài chính – huyện Chương Mỹ, cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển SXKD được thể hiện qua bảng 3.4.
Qua bảng 3.4 cho thấy tổng lượng vốn đầu tư cho phát triển SXKD trên địa bàn huyện Chương Mỹ có xu hướng tăng qua các năm và đặc biệt tăng mạnh vào năm 2011. Nếu năm 2010 tổng lượng vốn đầu tư thu hút vào lĩnh vực SXKD trên địa bàn huyện là 2.690.,3 tỷ đồng thì đến năm 2011 đã lên tới 3.416,7 tỷ đồng và tăng lên 3.736,5 tỷ đồng năm 2012.
Qua bảng 3.4 cho thấy tổng lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực Công nghiệp có xu hướng tăng mạnh từ 1078,7 tỷ đồng năm 2010 lên 1544,6 tỷ đồng năm 2011 tương ứng với tỷ trọng từ 40,1% đến 45,21%. Song năm 2012 lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực này lại giảm chỉ còn 787 tỷ đồng chiếm 21,06% trên tổng vốn đầu tư vào SXKD, khiến TĐPTBQ giai đoạn 2010 – 2012 chỉ còn 85,41% cho thấy số vốn đăng ký đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp có xu hướng giảm. Sở dĩ có điều này là chịu ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế, ảnh hưởng của lạm phát và cụ thể là các doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp từ Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Kết quả điều tra DN cho thấy, có tới 31,7% số DN dự kiến thu hẹp sản xuất, kinh doanh với ba nguyên nhân chủ yếu, trước hết, do nhu cầu thị trường trong nước giảm (chiếm 67,9% số ý kiến trả lời), tiếp đến do khó tiếp cận vốn vay (chiếm 53,6% số ý kiến) và do khó khăn trong mua nguyên liệu đầu vào (chiếm 49,2% số ý kiến). Điều này đã khiến các doanh nghiệp rụt rè trong việc tiếp tục đầu tư do họ gặp phải khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay.
Bảng 3.4 Cơ cấu vốn đầu tư vào SXKD theo lĩnh vực SXKD
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
ӨBQ(%) Giá trị Tỷ trọng
(%) Giá trị Tỷ trọng
(%) Giá trị Tỷ trọng (%)
1 Công nghiệp 1.078.696 40,10 1.544.564 45,21 787.000 21,06 85,41
2 Hạ tầng công nghiệp 588.621 21,88 956.730 28 1.300.753 34,81 148,66
3 Khai thác chế biến khoáng sản 236.150 8,78 731.699 21,41 1.010.637 27,05 206,87
4 Nông nghiệp 786.833 29,24 - - - - -
5 Du lịch - Dịch vụ - - 183.770 5,38 638.151 17,08 -
Tổng 2.690.300 100 3.416.763 100 3.736.541 100 117,85
Nguồn: Phòng tài chính , phòng Kế hoạch đầu tư – Huyện Chương Mỹ
Tuy nhiên, lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực Du lịch – dịch vụ lại có xu hướng tăng mạnh trong hai năm 2011, 2012, từ không có dự án nào đầu tư mới năm 2010 thì đến năm 2011 đã có 183,77 tỷ đồng đầu tư vào lĩnh vực này chiếm tỷ trọng 5,38%, đến năm 2012 đã có 638,15 tỷ đồng vốn đầu tư chiếm 17,08% tổng vốn đầu tư. Điều này là do Chương Mỹ có những danh lam, thắng cảnh, di chỉ khảo cổ học hàng năm có thể thu hút một lượng đáng kể khách du lịch. Những lợi thế về giao thông cùng tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên đã tạo điều kiện để xây dựng các khu nghỉ dưỡng, nhằm phát triển du lịch...hiện nay trên địa bàn huyện có rất nhiều dự án du lịch lớn
Kế đến là vốn đầu tư vào lĩnh vực Hạ tầng công nghiệp, đây là lĩnh vực thu hút một lượng lớn vốn đầu tư. Đặc biệt là đầu tư vào Xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp. Qua bảng 3.4 nhận thấy tổng mức vốn đầu tư vào lĩnh vực này biến động nhanh qua các năm 2010 – 2012. Năm 2010 tổng mức vốn đầu tư đạt 588,6 tỷ đồng chiếm 21,88% tổng mức vốn đầu tư, đến năm 2011 tăng lên 956,7 tỷ đồng chiếm 28% tổng mức vốn đầu tư. Kế sang năm 2012 tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực này lại tăng đột biến với lượng vốn đầu tư là 1.300,75 tỷ đồng chiếm 34,81% tổng vốn đầu tư. Điều này khiến TĐPTBQ về vốn đầu tư vào lĩnh vực Hạ tầng công nghiệp đạt 148,66%.
Bảng 3.4 cũng cho thấy lĩnh vực Khai thác chế biến khoáng sản có mức vốn đầu tư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư qua các năm với TĐPTBQ đạt 206,87%. Cụ thể trong năm 2010 vốn đầu tư vào lĩnh vực này đạt 236,15 tỷ đồng chiếm 8,78%, đến năm 2011 số vốn đầu tư tăng lên 731,7 tỷ đồng chiếm 21,41%, số vốn đầu tư vào lĩnh vực này tăng mạnh vào năm 2012 cụ thể là tăng lên 1.010,6 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 27,05% số vốn đầu tư. Như chúng ta đã thấy qua phân tích thì thác khoáng sản lâu nay vẫn là một thế mạnh của huyện.