Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Các đặc điểm cơ bản của huyện Chương mỹ thành phố Hà Nội
2.1.2. Các đặc điểm kinh tế xă hội
Chương Mỹ sau khi sát nhập với Thành phố Hà Nội có 32 xã, thị trấn với dân số năm 2011 là 301.157 người trong đó nữ là 154.026 người (chiếm 51,14%). Người dân Việt Nam nói chung và người dân huyện Chương Mỹ nói riêng có truyền thống cần cù trong lao động, dũng cảm trong đấu tranh xây dựng và giữ gìn đất nước. Với truyền thống anh hùng huyện Chương Mỹ đã đóng góp sức người, sức của cho 2 cuộc đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, biết bao người con yêu dấu đã anh dũng hy sinh để bảo vệ quê hương, đất nước. Đồng thời đây cũng là nơi sản sinh ra nhiều danh nhân,
danh tướng như: Đặng Tiến Đông, nhà lịch sử Ngô Sỹ Liên...đã làm rạng danh cho mảnh đất quê hương Chương Mỹ yêu dấu..
Trên địa bàn huyện dân tộc kinh là chủ yếu, dân tộc Mường có 01 thôn là thôn Đồng Ké thuộc xã Trần Phú, ngoài ra còn một số dân tộc khác ở rải rác các xã, thị trấn. Theo kết quả Tổng điều tra cơ sở kinh tế hành chính sự nghiệp năm 2012, hiện nay toàn huyện có 280 cơ sở kinh tế hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, hiệp hội; 317 cơ sở tôn giáo tín ngưỡng; 19.016 cơ sở SXKD cá thể ; đặc biệt có 823 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần chuyển dịch về cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua.
Chương Mỹ có nhiều đình chùa, đền, miếu có phong cảnh đẹp như Chùa Trầm, chùa Trăm Gian, chùa Cao, chùa Sấu, đình Nội, đình Xá, đình Ninh Sơn,…Tất cả là một quần thể danh lam, thắng cảnh di tích lịch sử văn hóa gần quốc lộ 6A. Hầu hết các đình chùa này đều mở lễ hội vào dịp đầu xuân. Ngoài ra còn có dải núi rừng và hồ phía tây đường 21A cũng có tiềm năng rất lớn về du lịch. Theo thống kê, huyện Chương Mỹ có 374 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 17 di tích lịch sử đã xếp hạng ( 12 di tích đã được UBND Thành phố khoanh vùng bảo vệ, 2 di tích cấp quốc gia). Tuy nhiên hiện có nhiều công trình cần phải trùng tu sửa chữa.
2.1.2.2. Sự phát triển các ngành kinh tế của huyện
Với đặc điểm địa huyện Chương Mỹ là một huyện có 3 vùng sinh thái:
Vùng trũng, vùng đồng bằng, vùng đồi , với địa hình này Chương Mỹ có thể phát triển một nền kinh tế đa dạng cả về nông nghiệp, công nghiệp và thương mại du lịch.
Phát huy lợi thế nằm gần quận Hà Đông (Cửa ngõ Thủ Đô) và trung tâm thành phố Hà Nội. Năm 2003 huyện Chương Mỹ đó được tỉnh phê duyệt đầu tư xây dựng cụm cụng nghiệp Phú Nghĩa với diện tích 55,83 ha và 13
điểm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – làng nghề ở 16 xã với diện tích 127 ha, huyện Chương Mỹ đã và đang thu hút được nhiều doanh nghiệp đến sản xuất kinh doanh. Trước đây, kinh tế của huyện Chương Mỹ chủ yếu là nông nghiệp. Những năm gần đây do thay đổi vị thế và do nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, cơ cấu kinh tế của huyện Chương Mỹ đó chuyển dịch dần theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Năm 2008, cơ cấu kinh tế theo tỷ lệ: ngành nông nghiệp chiếm 26,5%; công nghiệp xây dựng chiếm 40 %; thương mại dịch vụ chiếm 33,5%. Nhưng đến năm 2011, cơ cấu kinh tế đó chuyển dịch sang theo hướng công nghiệp dịch vụ như sau: ngành nông nghiệp chỉ còn chiếm 20,6%, trong khi đó nghành công nghiệp xây dựng chiếm 43,4% và ngành thương mại dịch vụ chiếm 36%. Các khu công nghiệp Phú Nghĩa, cụm công nghiệp Ngọc Hoà, Ngọc Sơn, Nam Phương Tiến,… đó thu hút hơn 11.000 người lao động.
Bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, huyện Chương Mỹ rất chú trọng việc phát triển ngành nghề trên quy mô toàn diện. Sản suất công nghiệp dần đi vào ổn định, các ngành nghề thủ công nghiệp cũng từng bước được phục hồi.
Đến nay huyện Chương Mỹ đó có 33 làng nghề (nghề mộc 4 làng nghề, nghề may tre đan 27 làng nghề; nghề chế biến nông sản - nấu rượu 1 làng nghề; nghề thêu ren 01 làng nghề ) trong đó nghề mây tre đan là mũi nhọn của huyện.
Trong những năm qua đặc biệt là từ những năm của thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ chính quyền huyện nền kinh tế của Chương Mỹ đó có những khởi sắc. Trong 5 năm gần đây tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 13,1%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ giảm tương đối của tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đặc biệt cơ cấu lao động đó có những chuyển dịch
mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng nông thôn được cải thiện, đời sống nông dân từng bước được cải thiện.