2.4. Ph−ơng pháp nghiên cứu
3.1.2. Nội dung và mức độ quy hoạch sử dụng đất đồi núi
Các nội dung chính trong QHSDĐ bao gồm:
- Đánh giá đất đai một cách có hệ thống theo yêu cầu sử dụng và theo khả năng sử dụng (tiềm năng đất đai), đánh giá những điều kiện kinh tế, xã
hội. Thực chất là phải xét đến các yếu tố khí hậu, thực vật, thủy văn và các loại đất (đặc điểm và chất l−ợng đất đai, phân loại đất đai). Ngoài ra còn phải tính đến khả năng canh tác và sử dụng đất đai của người lao động và chủ sở hữu đất, hiện trạng sử dụng đất. Cơ sở vật chất, mặt bằng phát triển kinh tế của xã hội và vốn đầu t− phát triển sản xuất cũng cần đ−ợc xem xét.
- Lựa chọn và đề xuất các phương hướng sử dụng đất đai, các dạng và loại sử dụng đất tối −u cho một đơn vị đất đai xác định có tính đến các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng nh− ph−ơng h−ớng bảo vệ môi tr−ờng và
đất trong tương lai
Nội dung quy hoạch phải đáp ứng ba mục tiêu: hiệu quả (phát triển kinh tế), bền vững môi trường (điều hoà dòng chảy, bảo vệ đất chống xói mòn, đa dạng sinh học), ổn định xã hội.
Hiệu quả: Sử dụng đất đai phải có hiệu quả về mặt kinh tế xã hội và môi trường. Sử dụng đất đem lại lợi ích kinh tế cao, tạo ra sự đa dạng sử dụng trong các hệ canh tác (kiểu sử dụng đất) trên cơ sở phù hợp với tính chất và các đặc điểm của đất.
Tính hiệu quả đạt đ−ợc nhờ việc phối hợp so sánh các sử dụng đất đai khác nhau với các vùng có lợi ích sử dụng đất đai lớn nhất với mức chi phí thÊp nhÊt.
Bền vững: Theo FAO (1993), sử dụng đất bền vững là việc sản xuất kết hợp với bảo tồn, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sử dụng đất đáp ứng cho nhu cầu hiện tại nh−ng vẫn bảo vệ tài nguyên cho thế hệ t−ơng lai. Về mặt môi trường: không gây ô nhiễm đất, nước, không khí, không làm giảm giá
trị cảnh quan, không gây tác hại đến môi trường sống và nơi cư trú của động vật hoang dã, loài thủy sinh (thông qua các loại chất thải, các hoạt động cơ
giới...). Về giá trị bảo tồn: Không làm giảm tính đa dạng sinh học.
Muốn đạt đ−ợc mục tiêu này phải kết hợp sản xuất với bảo vệ tài nguyên tự nhiên mà sản xuất phụ thuộc vào nó, để bảo đảm rằng việc sản xuất vẫn sẽ đ−ợc tiếp tục trong t−ơng lai.
ổn định xã hội: Đây là mục tiêu quan trọng trong quy hoạch sử dụng
đất. Về mặt xã hội: phải thu hút lao động và ổn định được đời sống của người sử dụng đất. Phải thực hiện được mục tiêu đề ra là: an toàn lương thực, việc làm và bảo đảm thu nhập cho vùng nông thôn.
Để thực hiện điều này cần đặt ra một ng−ỡng chuẩn của đời sống: đó có thể là mức thu nhập bình quân, dinh d−ỡng, an toàn l−ơng thực, nhà ở v.v...
Vấn đề này thường liên quan đến việc phân bố đất đai cho các sử dụng cụ thể cũng nh− phân bổ tài chính và các nguồn tài nguyên khác.
b. Mức độ quy hoạch sử dụng đất đồi núi
Công tác quy hoạch sử dụng đất đồi núi của một tỉnh có thể triển khai ở ba mức độ sau:
b1. Quy hoạch vĩ mô
Đây là mức độ quy hoạch ở mức khái quát nhất. Công việc trọng tâm là xác định cơ cấu quỹ đất đồi núi theo các mục đích sử dụng: đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ và đất sản xuất (đất sản xuất nông nghiệp và đất rừng sản xuất).
Đất sản xuất nông nghiệp bao gồm các loại: đất chuyên lúa, đất lúa màu, đất chuyên rau màu và cây côngnghiệp ngắn ngày, đất nương rẫy, đất trồng cây công nghiệp, đất trồng cây ăn quả, đất trồng cây lâu năm, đất đồng cỏ chăn nuôi, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản.
Theo quyết định của Thủ tướng chính phủ Số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11
tháng 01 năm 2001 Về việc ban hành "Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên" quy định:
- Rừng sản xuất đ−ợc xác định chủ yếu để xây dựng, phát triển rừng cho mục đích sản xuất, kinh doanh lâm sản (trong đó đặc biệt là gỗ và các loại đặc sản rừng) và kết hợp phòng hộ môi tr−ờng cân bằng sinh thái.
- Rừng phòng hộ đ−ợc xác định chủ yếu để xây dựng và phát triển rừng cho mục đích bảo vệ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo đảm cân bằng sinh thái và an ninh môi tr−ờng".
Rừng phòng hộ bao gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chống gió hại, chắn cát bay, phòng hộ nông nghiệp, bảo vệ các khu dân c−, các khu đô thị, các vùng sản xuất, các công trình khác; rừng phòng hộ chắn sóng ven biển nhằm ngăn cản sóng, chống sạt lở, bảo vệ các công trình ven biển; rừng phòng hộ môi tr−ờng sinh thái, cảnh quan nhằm điều hòa khí hậu, chống ô nhiễm ở khu đông dân c−, các đô thị và các khu công nghiệp, kết hợp phục vụ du lịch, nghỉ ngơi.
Rừng phòng hộ đ−ợc phân chia theo mức độ xung yếu: vùng rất xung yếu và vùng xung yếu
- Rừng đặc dụng đ−ợc xác định nhằm mục đích bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen thực vật và động vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch
Rừng đặc dụng được chia thành 3 loại: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu rừng văn hóa - lịch sử - môi tr−ờng (khu rừng bảo vệ cảnh quan). Đối với các khu rừng đặc dụng là vùng hải đảo có thể bao gồm cả hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái biển; đối với vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn
thiên nhiên là vùng đất ngập nước, bao gồm toàn bộ tài nguyên tự nhiên của hệ sinh thái đất ngập nước và cả sinh vật thuỷ sinh.
Xác định cơ cấu quỹ đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế nông-lâm nghiệp của địa phương. Đây chính là cơ sở
để quy hoạch bố trí sản xuất phù hợp nhất trên địa bàn, ổn định và phát triển sản xuất.
Những thông tin cần thiết phục vụ quy hoạch sử dụng đất ở mức độ này cần có: diện tích hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, các tài liệu về các khu
đặc dụng, các tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa ph−ơng, chiến l−ợc phát triển nông lâm nghiệp.
Bản đồ thường được xây dựng ở tỷ lệ 1:100.000 (cấp tỉnh), 1:50.000 (cấp huyện)
b2. Quy hoạch vi mô
Theo hướng này, quy hoạch sử dụng đất sẽ tiến hành ở mức độ sâu hơn:
tiến đến xác định các loại hình sử dụng đất.
Theo Luật đất đai năm 1998 (đã bổ xung) của nước ta quy định có 6 loại hình sử dụng đất chính sau:
- Đất nông nghiệp:
Đất sử dụng cho nông nghiệp bao gồm: đất trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, đất sử dụng làm vườn thí nghiệm trồng trọt,
đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm.
- Đất lâm nghiệp:
Gồm các loại: đất có rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng đang tái tạo) và đất ch−a có rừng nh−ng đ−ợc quy hoạch để trồng rừng, phục hồi rừng và phục vụ mục đích lâm nghiệp (đất trống có cỏ IA, đất trống có cây bụi IB và
đất trống có cây gỗ rải rác IC).
- Đất ở đô thị:
Đất xây dựng nhà ở cho dân c− thành phố.
- Đất ở nông thôn:
Bao gồm đất để xây dựng nhà ở, đất c− trú của dân ở các vùng nông thôn, đất vườn xung quanh nhà.
- Đất chuyên dùng:
Là các diện tích đất ngoài đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất thổ c−
bao gồm: đất xây dựng các khu công nghiệp, các cơ sở nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, đất xây dựng đường giao thông, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, đất di tích lịch sử văn hóa ...
- Đất ch−a sử dụng:
Là những diện tích đất ch−a đ−a vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ch−a thể khai phá để xây dựng các khu dân c−, xây dựng các thành phố hoặc sử dụng vào các mục đích chuyên dụng khác. Những diện tích đất này thuộc quyền quản lý của Nhà n−ớc
Tuy nhiên tùy thuộc hiện trạng sử dụng đất cụ thể, từng loại sử dụng đất trên có thể chia thành các nhóm nhỏ hơn để phục vụ cho các ngành theo dõi khả năng sử dụng đất và theo dõi, đánh giá sự biến động diện tích giữa các loại hình sử dụng đất khác nhau. Các loại hình sử dụng đất này thường xuyên thay đổi do sự phát triển của kinh tế xã hội. Việc xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất thường được tiến hành theo chu kỳ từ 5 năm đến 10 năm (đối với cấp tỉnh).
Những thông tin cần thiết phục vụ quy hoạch sử dụng đất ở mức chi tiết cần có: diện tích hiện trạng các loại hình sử dụng đất, cơ cấu sử dụng đất đai của lãnh thổ, xu hướng sử dụng và biến động của các loại đất đai. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:100.000 (cấp tỉnh), 1:50.000 (cấp huyện) và 1:25.000 hoặc 1:10.000 (ở cấp xã). Với tỉnh Lạng Sơn thì tỷ lệ bản đồ các cấp tương ứng là 1:100.000, 1:50.000 và 1:25.000
b3. Xác định mô hình canh tác
Đây là bước quy hoạch ở mức độ chi tiết, thường ứng dụng trong phạm vi diện tích nhỏ. Nội dung là xây dựng các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp kết hợp trên địa bàn đảm bảo hài hòa cả ba lợi ích (kinh tế - xã hội - môi tr−ờng sinh thái).
Tùy theo điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cụ thể của từng vùng để chọn những ph−ơng thức sau:
- Nông lâm kết hợp nói chung - Nông lâm chăn nuôi kết hợp - Nông lâm ng− kết hợp
- Lâm nghiệp chăn nuôi kết hợp
- Nông lâm ng− công nghiệp du lịch kết hợp ...
Vấn đề chủ yếu là lựa chọn cơ cấu cây trồng - vật nuôi thích hợp để đ−a vào mô hình sản xuất. Cơ cấu cây trồng bao gồm: cây phòng hộ, cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp ngắn ngày, cây l−ơng thực, thực phẩm. Các loại cây ngắn ngày th−ờng trồng xen giữa hai hàng cây lâu năm hoặc trồng thành đồi nương ẩn náu dưới rừng. Phải chọn loài vật nuôi thích ứng với môi tr−ờng, giảm đầu t− nhằm làm cho hệ sinh thái đ−ợc tái sinh và bền vững.
Bản đồ quy hoạch thường được xây dựng ở tỷ lệ lớn 1:25.000; 1:10.000 hoặc 1:5.000, 1:2.000.
Căn cứ vào mục tiêu và nội dung của đề tài phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp đ−ợc xây dựng cho toàn tỉnh trên cơ sở đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất các loại hình sử dụng đất thích hợp với tiềm năng đó.
Bản đồ quy hoạch đ−ợc xây dựng ở tỷ lệ 1:100.000.