3.2. Cơ sở công nghệ của việc xây dựng CSDL phục vụ QHSDĐ
3.2.2. Phương pháp xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Đây là những ph−ơng pháp chủ yếu th−ờng đ−ợc áp dụng trong QHSDĐ. Những ph−ơng pháp này là những b−ớc cơ bản khi xây dựng các phương án quy hoạch. Chỉ có điều, những dữ liệu bản đồ cơ sở cũng như bản
đồ kết quả và các tính toán đ−ợc thực hiện thủ công trên các bản đồ giấy. Đây cũng là cơ sở, nền tảng để xây dựng các bản đồ quy hoạch sử dụng đất bằng công nghệ GIS. Có 3 phương pháp truyền thống để xây dựng bản đồ QHSDĐ
nh− sau.
a1. Ph−ơng pháp phân tích theo đơn vị l∙nh thổ cơ sở
Ph−ơng pháp này bao gồm các nội dung sau:
- Xây dựng các đơn vị lãnh thổ cơ sở trên cơ sở phân chia khu vực nghiên cứu thành những đơn vị đồng nhất về các thành phần tự nhiên, kinh tế, xã hội (đồng nhất về độ cao, độ dốc, thổ nh−ỡng...). Xác định giá trị các thành phần trên cho từng đơn vị cơ sở.
- Xây dựng các tiêu chuẩn quy hoạch sử dụng đất cho từng thành phần trên đối với mỗi loại hình sử dụng đất và xếp các đơn vị cơ sở vào những loại hình sử dụng đất tương ứng. Từ đó xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
Hoặc có thể phân loại các đơn vị cơ sở theo tổng hợp các dấu hiệu thành phần, từ đó phân tích và xác định các kiểu sử dụng đất cho từng loại.
a2. Ph−ơng pháp chuyên gia trong xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất Ph−ơng pháp này bao gồm các b−ớc sau:
- Xác định các loại hình sử dụng đất và xây dựng các tiêu chuẩn cho những loại hình này.
- Phân loại và xây dựng các bản đồ thành phần có liên quan theo những tiêu chuẩn trên (bao gồm bản đồ phân loại độ dốc, bản đồ phân vùng kiểu địa hình, bản đồ lập địa, bản đồ phân vùng sinh thái...)
- Tổng hợp các bản đồ thành phần này lên bản đồ chung, tổng hợp, chọn lọc và khái quát hóa để xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
a3. Ph−ơng pháp kết hợp chuyên gia và mô hình hồi quy định l−ợng
Đây là ph−ơng pháp th−ờng dùng tr−ớc đây, khi kỹ thuật GIS còn ch−a phổ biến. Ph−ơng pháp này dựa theo những nguyên tắc sau:
- Có thể mô tả định lượng (hoặc dùng phương pháp cho điểm) cho các bản đồ thành phần dựa trên lưới ô cơ sở (kích thước tùy chọn phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ xây dựng).
- B−ớc tiếp theo sẽ có ý kiến và sự tham gia của các chuyên gia xác
định trên các điểm thực địa về các loại hình sử dụng đất, các kiểu sử dụng đất (theo các thang điểm tương ứng). Từ đó sẽ xây dựng được phương trình hồi
quy trên phạm vi các điểm thực địa giữa biến loại hình sử dụng đất với những biến thành phần. Hai bước này được kiểm tra và lặp lại cho đến khi hệ số tương quan của phương trình hồi quy đạt được yêu cầu đề ra.
- Dựa trên phương trình hồi quy trên, xác định những loại hình sử dụng
đất, những kiểu sử dụng đất cho toàn bộ khu vực nghiên cứu theo hệ thống ô vuông cơ sở. Từ đó, chuyên gia sẽ xác định và vẽ ranh giới các loại hình sử dụng đất trên bản đồ lưới ô vuông - loại hình sử dụng đất.
- Ph−ơng pháp này có thể kết hợp giữa xây dựng thủ công và xử lý máy tính. Các bản đồ thường được xử lý thủ công, còn việc xây dựng các phương trình hồi quy và xử lý thông tin mô tả của các bản đồ sẽ đ−ợc thực hiện trên máy tính.
b. Ph−ơng pháp xây dựng bản đồ quy hoạch ứng dụng HTTĐL
Xây dựng các mô hình chồng xếp các lớp bản đồ theo các hàm toán học, các công thức, các phép toán bản đồ hoặc theo các bảng tra cứu.
Nhìn chung, so với công nghệ bản đồ truyền thống thì công nghệ GIS có nh÷ng −u ®iÓm sau ®©y:
- Hình thành trên máy tính cơ sở dữ liệu gắn thông tin với bản đồ cho phép tự động truy xuất, in ra các bản đồ, biểu thống kê, phiếu mô tả một cách nhanh chóng, chính xác.
- Công nghệ GIS cho phép thực hiện nhiều nội dung khai thác xử lý thông tin bản đồ mới.
- Thực hiện các phép chồng xếp bản đồ theo các mô hình định l−ợng, thực hiện các bài toán quy hoạch lãnh thổ.v.v. cho phép phát huy cao độ các thông tin bản đồ trong trợ giúp quyết định, tổ chức phát triển lãnh thổ.
Phương pháp này được dùng trong đề tài để xây dựng bản đồ đơn vị đất
đai, trên cơ sở tiến hành đánh giá tiềm năng đất đai, sau đó kết hợp với lớp thông tin về hiện trạng rừng xây dựng bản đồ đề xuất các loại hình sử dụng
đất lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn.
Ch−ơng 4: kết quả nghiên cứu 4.1. Đối t−ợng nghiên cứu