3.2. Cơ sở công nghệ của việc xây dựng CSDL phục vụ QHSDĐ
4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn
Tháng 6 năm 2006 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành cuốn "Diện tích, trữ l−ợng rừng và đất ch−a sử dụng quy hoạch cho lâm nghiệp năm 2005" đây là kết quả của " Chương trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc thời kỳ 2001 - 2005" do Viện
điều tra quy hoạch rừng thực hiện kết hợp với số liệu thống kê theo chỉ thị 32/2000/CT-BNN-KL do lực l−ợng Kiểm lâm thực hiện (thời điểm thống kê tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2006). Kết quả đ−ợc thể hiện ở bảng 4.2
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn năm 2006
STT Loại đất, loại rừng Tổng Tỷ lệ %
Diện tích tự nhiên (I+II+III) 830.524 100 Diện tích đất lâm nghiệp (I+II) 696.507 83,9
I §Êt cã rõng 343.258 41,3
A Rừng tự nhiên 227.531 27,4 1 Rừng lá rộng th−ờng xanh trung bình 11.990
2 Rừng lá rộng th−ờng xanh nghèo 56.430
3 Rừng lá rộng th−ờng xanh non ch−a trữ l−ợng 74.962 4 Rừng lá rộng th−ờng xanh non có trữ l−ợng 71.312
5 Rừng tre nứa 10.169
6 Rừng hỗn giao gỗ + tre nứa 1.179
7 Rừng trên núi đá 1.489
B Rừng trồng 115.727 13.9
1 Rừng trồng có trữ l−ợng 26.158
2 Rừng trồng ch−a có trữ l−ợng 60.887
3 Rừng tre nứa 172
4 Rừng đặc sản 28.510
II Đất trống đồi núi trọc 353.249 42,6
1 Ia 108.779
2 Ib 97.842
3 Ic 88.619
4 Núi đá trọc 58.009
III Đất khác 134.017 16,1
Căn cứ vào kết quả ở bảng trên thì diện tích đất lâm nghiệp của Lạng Sơn là 696.507 ha chiếm 83,9% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó: diện tích
đất có rừng là 343.258 ha đạt tỷ lệ che phủ 41,3%; rừng tự nhiên có 227.531 ha
chiếm 27,4% diện tích toàn tỉnh. Trong diện tích rừng tự nhiên, rừng non phục hồi có diện tích lớn nhất (146.274 ha chiếm tỷ lệ 64,3% diện tích rừng tự nhiên), rừng nghèo có 56.430 ha, rừng trung bình chỉ còn 11.990 ha và không có rừng giàu. Rừng nghèo và rừng non mới phục hồi phân bố rộng rãi ở vùng núi thấp và đồi thuộc hầu hết các huyện.
Rừng trồng ở Lạng Sơn diện tích khá lớn 115.727 ha (chiếm 13,9% diện tích tự nhiên và 33,7% diện tích có rừng), phân bố ở khắp các huyện trong tỉnh. Trong đó:
- Rừng trồng gỗ các loại 87.045 ha - Rừng tre nứa là 172 ha
- Rừng đặc sản 28.510 ha.
Rừng trồng phân bố chủ yếu ở những nơi có điều kiện thuận lợi cho trồng rừng như vùng đồi giáp với đồng bằng và gần đường giao thông. Rừng trồng chiếm diện tích lớn là thông mã vĩ, sa mộc, mỡ, keo các loại, hồi và một số loài cây ăn quả khác.
Diện tích đất trống, đồi núi trọc toàn tỉnh quy hoạch cho lâm nghiệp là 353.249 ha, chiếm 42,6% diện tích toàn tỉnh, phân bố ở hầu hết các huyện trong tỉnh.
Toàn tỉnh có 12 lâm trường quốc doanh đóng trên các huyện, 65 cơ sở chế biến lâm sản. Hàng năm chế biến đ−ợc: 3.500 m3 gỗ xẻ, 800 nhựa thông, 1000 tÊn bét giÊy.
Trong nhiều năm qua, ngành lâm nghiệp Lạng Sơn đã nhận đ−ợc nhiều dự án đầu tư như: Dự án 327 (chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc), dự án Định canh định cư, dự án 661 (chương trình 5 triệu ha rừng), dự án Việt - Đức, các dự án này đ−ợc triển khai đạt hiệu quả tốt đã góp phần nâng độ che phủ rừng của tỉnh từ 37,1% (năm 2002) lên 41,3% (năm 2005) [23].
Tuy nhiên, còn một số tồn tại nh−: ch−a chú ý đến công tác khoanh nuôi, bảo vệ và phục hồi rừng một cách đúng mức. Rừng vẫn bị tàn phá gây
xói mòn rửa trôi tầng đất mặt, diện tích đất trống đồi trọc còn lớn. Nguồn vốn
đầu t− cho công tác khoanh nuôi phục hồi rừng còn thiếu và chậm.
Từ hiện trạng trên cho thấy trong sản xuất lâm nghiệp cần tăng c−ờng theo h−ớng thâm canh rừng, kết hợp sản xuất lâm nghiệp với nông nghiệp trên những diện tích đã có rừng trồng, đồng thời tăng cường bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có đảm bảo chức năng phòng hộ cho các vùng đầu nguồn. Đối với diện tích đất trống, đồi núi trọc đã quy hoạch cho lâm nghiệp cần phải phát triển trồng rừng và xác định các mô hình canh tác thích hợp.
Tóm lại: Qua nghiên cứu phân tích, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp cho thấy: Lạng Sơn có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển ngành Lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh vấn đề là phải có phương án quy hoạch, sử dụng hợp lý quỹ đất này. Công tác quy hoạch phải đi tr−ớc một b−ớc. Để công tác quy hoạch đ−ợc thuận lợi thì
cần thiết phải xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về đối t−ợng cần quy hoạch, CSDL này sẽ trợ giúp người làm công tác quy hoạch có đánh giá chính xác và nhanh nhất về đối t−ợng cần tác động. Cụ thể cần phải xây dựng CSDL về các