Khái quát điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quy hoạch sử dung đất lâm nghiệp tỉnh lạng sơn (Trang 42 - 46)

3.2. Cơ sở công nghệ của việc xây dựng CSDL phục vụ QHSDĐ

4.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Đông Bắc của n−ớc ta, có tọa độ địa lý:

- Từ 21019’ đến 22027’ vĩ độ Bắc.

- Từ 106006’ đến 107021’ kinh độ Đông.

Lạng Sơn tiếp giáp với các tỉnh Cao Bằng ở phía bắc, Bắc Giang ở phía nam, Bắc Cạn và Thái Nguyên ở phía tây và tây nam, Quảng Ninh ở phía đông nam và tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc ở phía đông bắc.

Tỉnh Lạng Sơn đ−ợc chia thành 11 đơn vị hành chính, bao gồm 1 thành phố (Lạng Sơn) và 10 huyện. Toàn tỉnh có 207 xã, 19 ph−ờng và thị trấn.

Trong đó có 23 xã biên giới, 137 xã vùng cao, 102 xã đ−ợc xếp vào xã đặc biệt khó khăn.

Bảng 4.1: Các đơn vị hành chính tỉnh Lạng Sơn

Huyện

Sè x∙ Sè ph−êng, thị trấn

Diện tích (Km2)

D©n sè T/b×nh 2005

(ng)

Mật độ d©n sè (ng/km2)

Tổng số 207 19 8.305,21 739.385 89

TP. Lạng Sơn 3 5 77,69 78.550 1.011

Huyện Tràng Định 22 1 995,23 62.206 63

Huyện Văn Lãng 19 1 561 49.676 89

Huyện Bình Gia 19 1 1.091 53.769 49

Huyện Bắc Sơn 19 1 698 65.096 93

Huyện Văn Quan 23 1 549 57.856 105

Huyện Cao Lộc 21 2 644,61 73.038 113

Huyện Lộc Bình 27 2 998,34 79.083 79

Huyện Chi Lăng 19 2 703,10 78.650 112

Huyện Đình Lập 10 2 1.182,70 27.845 24

Huyện Hữu Lũng 25 1 804,66 113.616 141

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2005, Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn

Hình 4.1: Vị trí địa lý tỉnh Lạng Sơn

Là cửa ngõ phía bắc của nước ta, Lạng Sơn có vị trí địa lí và chính trị quan trọng. Lạng Sơn nằm trong vùng đệm giữa địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và vùng kinh tế phát triển năng

động tây nam Trung Quốc. Có hệ thống giao thông đường bộ khá phát triển với các quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279. Lạng Sơn cũng là ga đầu tiên của tuyến

đường sắt xuyên việt đồng thời nối với tuyến liên vận quốc tế. Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế (cửu khẩu Tân Thanh và Hữu Nghị) và 7 cặp chợ đ−ờng biên với sự giao lưu kinh tế sôi động.

Với vị trí này Lạng Sơn có nhiều điều kiện thuận lợi để buôn bán, giao lưu và phát triển một nền kinh tế đa dạng và tổng hợp.

a. Đặc điểm địa hình

Lãnh thổ Lạng Sơn nằm trên lưu vực hệ thống sông Kỳ Cùng. Dạng địa hình phổ biến là núi thấp và đồi, độ cao trung bình khoảng 600 - 700 mét so với mặt n−ớc biển, nơi thấp nhất là phía nam huyện Hữu Lũng chỉ khoảng 20 m, nơi cao nhất là đỉnh núi Mẫu Sơn 1541 m. Đồi núi chiếm trên 80% diện tích toàn tỉnh. Lạng Sơn có nhiều núi đá vôi trong đó có nhiều hang động tự nhiên, có nhiều nhũ thạch đẹp, nhiều suối nước nóng, nước lạnh lúc thì lộ ra

lúc lại mất hút tạo nên một cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú, cuốn hút nhiều ng−ời

đến với xứ Lạng - nàng Tô.

b. KhÝ hËu

Khí hậu Lạng Sơn thể hiện rõ nét khí hậu miền Bắc Việt Nam. Khí hậu phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đồng đều do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanh chóng của không khí lạnh trong quá trình di chuyển ở vùng nội chí tuyến đã gây nên những chênh lệch đáng kể trong chế độ nhiệt giữa các vùng.

Nhiệt độ cao nhất có thể tới 390C, thấp nhất là 2,10C, vùng núi cao dưới 00C nhiệt độ trung bình năm 17 - 220C. L−ợng m−a trung bình hàng năm từ 1200 - 1600 mm, tập trung vào các tháng 6, 7, 8 chiếm 70% tổng l−ợng m−a.

M−a phùn th−ờng xuất hiện vào các tháng 2, 3, hàng năm có từ 30 - 40 ngày mưa phùn. Đây là điểm thuận lợi cho việc trồng cây vụ xuân. Độ ẩm tương đối trung bình năm 80 - 85%, l−ợng mây trung bình năm khoảng 7,5/10 bầu trời, số giờ nắng trung bình 1600 giờ.

Hướng gió và tốc độ gió của Lạng Sơn vừa chịu sự chi phối của yếu tố hoàn lưu, vừa bị biến dạng bởi địa hình. Mùa lạnh thịnh hành gió Bắc, mùa nóng thịnh hành gió Nam và Đông Nam. Tốc độ gió nói chung không lớn, trung bình đật từ 0,8 - 2 m/s song phân hóa không đều giữa các vùng trong tỉnh. Bão cũng ít ảnh h−ởng tới đây.

c. Thuû v¨n

Đặc điểm địa hình và chế độ khí hậu trên đây đã quyết định những nét

đặc tr−ng của hệ thống sông ngòi trong toàn tỉnh. Phần lớn sông suối ở đây thuộc hệ thống sông Kỳ Cùng - một trong những hệ thống sông quan trọng của khu Đông Bắc. Dòng chính của sông chảy theo hướng đông nam - tây bắc chảy vào thung lũng tương đối rộng, nước chảy không đến nỗi dữ dằn, lòng sông có khá nhiều ghềnh thác. Phía tả ngạn sông Kỳ Cùng có nhiều phụ lưu lớn nh− sông Bắc Giang, sông Bắc Khê chảy từ tây - tây bắc tới. Vùng Đình

Lập - Chi Lăng tuy đồi - núi không cao nhưng là đường chia nước giữa lưu vực sông Kỳ Cùng và các sông (nh− sông Th−ơng, sông Cẩm Đàn, sông Ba Chẽ...) bắt nguồn từ đây xuôi hướng nam -đông nam.

Do l−ợng m−a ít, khả năng thất thoát n−ớc lớn, nên l−ợng dòng chảy ở lưu vực sông Kỳ Cùng vào loại nhỏ nhất so với các hệ thống sông khác trong miền Bắc và Đông Bắc Bộ (mô đun dòng chảy chỉ khoảng 10-12l/s.km2).

Thủy chế của sông ngòi phân ra hai mùa rõ rệt. Th−ờng thì mùa lũ từ tháng V

đến tháng X, lớn nhất vào tháng VI-VII-VIII, cực đại có thể vào tháng VIII . Mùa kiệt bắt đầu từ tháng XI đến hết tháng IV năm sau, cực tiểu thường vào tháng III.

Nhìn chung sông ngòi ở đây có khả năng thủy lợi và thủy điện, điều kiện này cần tận dụng để xây dựng các hồ đập chứa nước, đảm bảo có nước cho mùa khô.

d. Thổ nhỡng

Trên lãnh thổ Lạng Sơn ta gặp 3 nhóm đất chủ yếu sau đây:

- Nhóm đất phù sa, phân bố dọc các sông suối thuộc hệ thống sông Kỳ Cùng, tập trung nhiều quanh thành phố Lạng Sơn. Đất có phản ứng hơi chua, hàm l−ợng mùn và các chất dinh d−ỡng đều khá.

- Nhóm đất feralít vàng đỏ phát triển trên các macma axit: Phân bố ở tây thành phố Lạng Sơn, Đồng Đăng, nam Na Sầm, ở khu vực Đồng Mỏ, Lũng L−ơng, Bình Gia - Thất Khê.

- Nhóm đất feralít đỏ vàng phát triển trên đá sét và đá biến chất là nhóm

đất chiếm −u thế ở đây, chúng phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh nh−ng tập trung nhất ở 3 khu vực: Khu vực từ Văn Quán đến Thất Khê; khu vực từ Bắc Sơn

đến đèo Bông Lau giáp tỉnh Cao Bằng và khu vực Đình Lập.

Đây là các nhóm đất phát triển ở vùng đồi núi và bán bình nguyên. Đất th−ờng có tầng mỏng, có phản ứng chua, hàm l−ợng mùn và các chất dinh d−ìng thÊp.

Ngoài ra còn có một số diện tích đất nâu đỏ phát triển trên đá vôi và macma trung tính, bazơ. Chúng phân bố hạn chế ở khu vực tây nam tỉnh.

e. Thùc vËt - §éng vËt

Thành phần thảm thực vật tự nhiên ở Lạng Sơn khá phong phú, song do quá trình khai phá bừa bãi, kể cả việc phát nương làm rẫy, đến nay diện tích

đất có rừng còn rất ít mà diện tích đồi trọc, xavan - cây bụi đang ngày một mở rộng. Thực bì rừng còn lại cũng chỉ là thực bì thứ sinh phục hồi, th−ờng tập hợp ở những khe sâu, s−ờn dốc, nơi xa dân c−, xa đ−ờng quốc lộ và việc vận chuyển khó khăn. Rừng ở đây chủ yếu là rừng nghèo có chất l−ợng kém, gồm nhiều loại cây chịu lạnh, chịu khô nh−: Sau sau, Dẻ, Thành ngạnh, Kháo. Họ tre trúc cũng khá nhiều, trong rừng có nhiều loại cây làm d−ợc liệu quý.

Trong các loại cây trồng, trước hết phải kể đến hồi - một đặc sản nổi tiếng của xứ Lạng. Ngoài ra còn có thuốc lá, chè, lạc, đỗ tương, các cây lương thực và cây ăn quả ( na, mơ, mận, lê).

Về động vật: ở đây ta gặp một số loại động vật hoang dã quý nh− hổ, gấu, báo, h−ơu, lợn rừng, trăn, tắc kè và rất nhiều loài chim, nh−ng số l−ợng của một loại đang mất đi. Động vật nuôi có: trâu, bò, dê, lợn, các loại gia cầm.

Nhận xét: Qua phân tích ở trên ta thấy các yếu tố tự nhiên ở Lạng Sơn thật phong phú, đa dạng. Với những điều kiện tự nhiên nh− thế, tỉnh là một địa bàn có thể kết hợp phát triển nông - lâm nghiệp tương đối thuận lợi.

Bên cạnh thuận lợi đó còn có một số khó khăn là thời tiết biến động tương đối lớn; mùa lạnh do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, nên nhiệt độ xuống khá thấp, hiện t−ợng s−ơng muối và giá lạnh không phải là hiếm, ảnh h−ởng tới cây trồng, vật nuôi. Về mùa khô cũng dễ bị thiếu n−ớc ở nhiều nơi.

Về mùa m−a đất lại bị xói mòn - rửa trôi mạnh.

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quy hoạch sử dung đất lâm nghiệp tỉnh lạng sơn (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)