4.5. Xây dựng bản đồ đề xuất các loại hình sử dụng đất lâm nghiệp (đất
4.5.2. Đánh giá khả năng sử dụng đất đồi núi tỉnh Lạng Sơn
Trên cơ sở bản đồ đơn vị đất đai vừa xây dựng đ−ợc đề tài tiến hành đánh giá
đất với các nguyên tắc và chỉ tiêu sau:
a. Nguyên tắc và chỉ tiêu đánh giá
Mỗi đơn vị đất đai trên là sự kết hợp của ba nhân tố: kiểu địa hình, độ dốc, độ dày tầng đất. Song vai trò của mỗi yếu tố xét theo yêu cầu về sử dụng và bảo vệ đất đồi núi lại không phải nh− nhau. Tùy theo điều kiện cụ thể, yếu tố nào đó đóng vai trò quan trọng hơn. Dựa theo quan điểm trên, kết hợp tham khảo các chỉ tiêu yêu cầu sử dụng đất đai nông lâm nghiệp, đề tài lựa chọn chỉ tiêu đánh giá cho các loại hình sử dụng dựa trên 4 qui tắc sau:
- Chỉ tiêu là các đặc điểm của đơn vị đất đai có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sử dụng đất đai. Trong đó quan tâm đến các giới hạn đối với loại hình sử dụng
đất đai.
- Lựa chọn chỉ tiêu có xem xét đến đặc thù về tự nhiên và kinh tế - xã
hội của vùng cũng như phương hướng phát triển của địa phương.
- Chỉ tiêu lựa chọn phảI gắn với chức năng sử dụng đất theo lâm phận
đã đ−ợc quy hoạch.
- Chú ý đến bảo vệ đất và môi trường.
b. Các chỉ tiêu xác định loại hình sử dụng đất
Mỗi loại hình sử dụng đất đai có những yêu cầu cơ bản đối với các đơn vị đất đai, yêu cầu đó đ−ợc thể hiện cụ thể hóa qua các chỉ tiêu nh−: kiểu địa hình, độ dốc, độ dày tầng đất… Dựa trên đặc điểm của đơn vị đất đai có thể
đánh giá cho loại hình sử dụng. Xuất phát từ mục tiêu của đề tài, đặc điểm đặc thù của vùng đồi núi tỉnh Lạng Sơn và từ thực tế đặc điểm của các đơn vị đất
đai đề tài chọn 2 chỉ tiêu thể hiện các hạn chế lâu dài, khó khắc phục làm chỉ tiêu đánh giá phân cấp lãnh thổ cho các loại hình sử dụng đất đai vùng đồi núi Lạng Sơn đó là: độ dốc, độ dày tầng đất. Các chỉ tiêu đ−ợc xác định trên nguyên tắc cụ thể sau:
* Độ dốc: độ dốc là yếu tố giới hạn có ảnh hưởng đến việc bố trí loại hình sản xuất nông lâm nghiệp trên vùng đồi núi.
- Trong vùng núi, độ dốc đ−ợc xác định:
+ > 250 : Phòng hộ bảo vệ đặc biệt
+160 - 250: Lâm nghiệp sản xuất vùng núi + 80 - 150: Nông lâm kết hợp
- Trong vùng đồi, độ dốc đ−ợc xác định:
+ > 250 : Phòng hộ
+150 - 250: Lâm nghiệp sản xuất vùng đồi + 80 - 150: Nông lâm kết hợp
* Độ dày tầng đất mặt: Đây là một tiêu chí không những quyết định khả năng sử dụng mà còn tác động đến chế độ canh tác và mức độ đầu t− nhằm sử dụng có hiệu quả đất đai. Vì vậy, độ dày tầng đất đ−ợc xác định: những nơi nào có
độ dày < 50 cm cần phải có các biện pháp chống xói mòn cho đất, những nơi có độ dày > 50 cm thì kết hợp lâm nghiệp sản xuất, hay nông lâm kết hợp.
Để thuận lợi trong quá trình so sánh và đánh giá, đề tài lập bảng đánh giá các loại hình sử dụng và bảo vệ đất đồi núi theo kiểu địa hình nh− bảng 4.10 d−íi ®©y:
Bảng 4.10: Quy tắc đề xuất khả năng sử dụng đất vùng đồi, núi tỉnh Lạng Sơn Kiểu địa hình
Độ dốc Độ dày
Vùng đồi Vùng núi
< 50 cm NLKH (1) NLKH (1)
80 - 150
> 50 cm NLKH (1) NLKH (1)
< 50 cm
LNSX vùng đồi có biện pháp chống
xói mòn (3)
LNSX vùng núi có biện pháp chống
xói mòn (5) 150 - 250
> 50 cm LNSX vùng đồi (2) LNSX vùng núi (4)
< 50 cm PH (7) PH đặc biệt (8)
> 250
> 50 cm PH kết hợp SXLN (6)
PH đặc biệt (8) Nh− vậy, đề tài đã xây dựng đ−ợc “ Bản đồ các loại hình sử dụng đất
đồi núi tỉnh Lạng Sơn”. Bản đồ gồm 8 loại hình sử dụng đất cho vùng đồi núi tỉnh Lạng Sơn và đ−ợc mã hoá nh− sau:
- NLKH - mã 1
- LNSX vùng đồi - mã 2
- LNSX vùng đồi có biện pháp chống xói mòn - mã 3 - LNSX vùng núi - mã 4
- LNSX vùng núi có biện pháp chống xói mòn - mã 5 - PH kết hợp LNSX - mã 6
- PH - mã 7 và PH đặc biệt - mã 8
c. Kết quả đánh giá khả năng đất đai cho sử dụng đất.
Các kết quả nghiên cứu đ−ợc thống kê theo huyện, thể hiện sự phân hóa trong cơ cấu sử dụng đất đai giữa các huyện và trong cùng một huyện. Diện tích phân bổ các loại hình sử dụng đất đai đ−ợc trình bày ở bảng 4.11
Bảng 4.11: Diện tích các loại hình sử dụng đất đồi, núi theo huyện tỉnh Lạng Sơn
Đơn vị tính:ha Loại hình
sử dụng
đất Huyện
1 2 3 4 5 6 7 8 Tổng 36683 53301 68053 30136 28132 81532 62844 97743 Léc B×nh 4033 9427 7639 5181 2253 9646 6566 9890
§×nh LËp 8822 1417 27382 157 17716 1299 17374 19134 TP. Lạng Sơn 348 792 127 0 0 463 113 0 B×nh Gia 2410 4629 1543 12965 134 9445 1971 33674 Tràng Định 2062 6458 6223 3168 540 20176 8473 12220 Văn Lãng 1845 4788 7536 0 0 8217 9866 0 Bắc Sơn 1184 2333 1030 1827 148 6215 3264 2698 Chi L¨ng 4104 8431 1292 2509 3822 9694 1426 6830 H÷u Lòng 5719 5021 5973 232 0 2472 2359 405 Cao Léc 2693 4001 7462 447 3164 6305 9328 8527 V¨n Quan 3463 6004 1846 3649 354 7601 2104 4364
Nguồn: Tác giả thống kê từ bản đồ LHSDĐ đồi núi theo huyện tỉnh Lạng Sơn Qua bảng trên cho thấy:
+ Đất có khả năng phát triển loại hình sản xuất nông - lâm kết hợp ( mã
số 1 gồm: cả vùng núi lẫn vùng đồi): 36.683 ha chiếm 8% diện tích toàn vùng.
Trong đó phần lớn diện tích đất đai này nằm trong vùng đồi. Độ dốc không lớn, nh−ng diện tích đất có độ dày tầng đất < 50 cm chiếm tỷ lệ khá cao nên
đ−ợc đề xuất thuộc loại hình đất sản xuất cây nông nghiệp kết hợp cây lâm nghiệp với chất l−ợng thâm canh ở mức trung bình.
+ Đất LNSX vùng đồi (mã số 2): Diện tích là 53.301 ha (chiếm 11.6%
diện tích toàn vùng), phân bố trên các ĐVĐĐ có độ dốc nhẹ, tầng đất dày >
50 cm. Phân bố rải rác đều trên khắp các huyện, trong đó các huyện Lộc Bình và Chi Lăng chiếm nhiều hơn cả.
+ Đất LNSX vùng đồi có biện pháp chống xói mòn (mã số 3), phân bố trên các ĐVĐĐ thuộc loại dốc nhẹ, nh−ng có tầng đất mỏng với diện tích 68.053 ha (chiếm 14.8% diện tích toàn vùng), trong đó huyện Đình Lập có diện tích lớn nhất 27.382 ha.
+ Đất LNSX vùng núi (mã số 4): Diện tích 30.136 ha (chiếm 6.6% diện tích toàn vùng), phân bố chủ yếu tại huyện Bình Gia, Lộc Bình, trên các
ĐVĐĐ có độ dốc vừa, tầng đất dày thuộc vùng núi thấp. Tp. Lạng Sơn, Văn Lãng không có loại hình ĐVĐĐ này .
+ Đất LNSX vùng núi có biện pháp chống xói mòn (mã số 5): Diện tích 28.132 ha (chiếm 6.1% diện tích toàn vùng), phân bố tập trung tại huyện Đình Lập. Đây là các ĐVĐĐ phân bố ở vùng núi, có độ dốc 150- 250, nh−ng tầng
đất lại mỏng. Do đó đ−ợc đề xuất cần có các biện pháp kỹ thuật bảo vệ đất
đai, chống xói mòn. Trong đó Tp. Lạng Sơn, Văn Lãng, Hữu Lũng không có loại hình ĐVĐĐ này.
+ Đất PH kết hợp LNSX (mã số 6): Diện tích 81.532 ha (chiếm 17.8%
diện tích toàn vùng). ĐVĐĐ này đ−ợc phân bố ở vùng đồi, có độ dốc lớn >
250, tầng đất dày > 50 cm nên có thể kết hợp PH với LNSX. ĐVĐĐ này có ở tất cả các huyện nh−ng lớn nhất là Tràng Định với 20.176 ha.
+ Đất PH vùng đồi (mã số 7): Diện tích 62.844 ha (chiếm 13.7% diện tích toàn vùng), độ dốc lớn, độ dày tầng đất mỏng, chỉ xuất hiện ở vùng đồi,
đ−ợc đề xuất mục đích phòng hộ. ĐVĐĐ này có ở tất cả các huyện trong tỉnh, nh−ng lớn nhất Đình Lập, Văn Lãng, Cao Lộc.
+ Đất PH đặc biệt (mã số 8): Diện tích 97.743 ha (chiếm 21.3% diện tích toàn vùng). ĐVĐĐ chỉ xuất hiện ở vùng núi, với độ dốc rất lớn ( > 250),
có ở cả tầng đất mỏng và dày, lại nằm ở các huyện đầu nguồn: Bình Gia, Tràng Định. Do đó khả năng tác động vào ĐVĐĐ này là rất hạn chế cho nên
đ−ợc đề xuất khoanh phòng hộ đầu nguồn với biện pháp bảo vệ đặc biệt.
Qua kết quả đánh giá cho thấy diện tích phân bố các loại hình định hướng sử dụng đất đai là phù hợp với sự phân hóa của đặc điểm tự nhiên trên toàn tỉnh cũng nh− trong các huyện. Kết quả đánh giá đã xác định đ−ợc các loại hình sử dụng đất và bảo vệ đất đồi núi tỉnh Lạng Sơn và sự phân bố diện của chúng. Các loại hình sử dụng đất chính gồm: NLKH, LNSX vùng đồi, LNSX vùng đồi có biện pháp chống xói mòn, LNSX vùng núi, LNSX vùng núi có biện pháp chống xói mòn, PH kết hợp LNSX, PH và PH đặc biệt cho vùng núi với độ dốc lớn.