Xây dựng bản đồ đơn vị sử dụng đất đai

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quy hoạch sử dung đất lâm nghiệp tỉnh lạng sơn (Trang 79 - 89)

4.5. Xây dựng bản đồ đề xuất các loại hình sử dụng đất lâm nghiệp (đất

4.5.1. Xây dựng bản đồ đơn vị sử dụng đất đai

Để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phải tiến hành lựa chọn các bản đồ thành phần cần chồng xếp và các chỉ tiêu phân cấp t−ơng ứng.

Trên cơ sở các tài liệu hiện có kết hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh Lạng Sơn, đề tài lựa chọn 3 thành phần tự nhiên để thành lập bản đồ đơn vị sử

dụng đất đai đó là: dạng địa hình (vùng núi và vùng đồi), độ dốc, độ dày tầng

đất. Chỉ tiêu của mỗi thành phần đ−ợc phân cấp chi tiết ở những mức khác nhau phục vụ cho mục tiêu đánh giá.

a1. Kiểu địa hình

Địa hình là một thành phần quan trọng trong thể tổng hợp địa lý tự nhiên, không những có ảnh hưởng đến các thành phần tự nhiên khác như thổ nhưỡng, khí hậu, lớp phủ thực vật… mà còn ảnh hưởng đến việc bố trí các loại hình sử dụng đất đai và các hoạt động kinh tế - xã hội khác của con người.

Hiện nay, trên thế giới và tại Việt Nam các chỉ tiêu phân cấp địa hình vẫn ch−a thống nhất. Sổ tay Điều tra quy hoạch rừng đã phân loại địa hình theo hình thái (dựa vào độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối) như bảng 4.3

Bảng 4.3: Phân chia các kiểu địa hình theo hình thái Dạng địa hình Độ cao tuyệt

đối (m)

Độ chia cắt sâu (Theo độ cao tương đối m)

Đồng bằng < 25 < 10

Đồi

ThÊp Trung b×nh Cao

0 -100 100 - 200 200 - 300

Nông (bán bình nguyên): 0 - 25 Trung b×nh: 25 - 50 S©u: 50 - 100 Rất sâu(bán sơn địa) >100

Nói

ThÊp Trung b×nh Cao

300 - 700 700 - 1700

>= 1700

Nông (bán bình nguyên): 100 - 250 Trung b×nh: 250 - 500 S©u: 500 - 1000 RÊt s©u: >1000 Cao nguyên và

Sơn nguyên

ThÊp Trung b×nh Cao

500 - 1000 1000 - 1500

>= 1500

Cao nguyên < 25 Sơn nguyên > 25

(Sổ tay Điều tra quy hoạch rừng - NXB Nông nghiệp )

Hoàng Đức Triêm lấy ranh giới đến 500 m để phân chia giới hạn giữa vùng đồi và vùng núi. Nhiều tác giả như: Fridland, Dương Kế Cảo, Trần Ngũ Phương, Nguyễn Văn Khánh… đã dựa vào đặc điểm khí hậu, sự phân bố của thảm thực vật rừng và đất rừng, đã lấy độ cao tuyệt đối 300 m làm ranh giới giữa vùng đồi và vùng núi[9][12].

Qua phân tích tài liệu và khảo sát thực tế cho thấy địa hình Lạng Sơn có những nét đặc thù trong sự phân bậc địa hình, trong sự phân hóa tự nhiên, trong phân bố dân c− và đặc điểm kinh tế - xã hội có liên quan đến sử dụng

đất đai nông lâm nghiệp: Vùng đồi với bậc địa hình < 500m, có diện tích là 421.282 ha chiếm 51% diện tích toàn tỉnh. Đây nơi tập trung dân c− cơ sở hạ tầng, loại hình sử dụng đất đai phong phú, là trọng điểm đầu t− phát triển nông lâm nghiệp của tỉnh. Vùng núi là nơi có vị trí xung yếu của các quá trình tự nhiên đồng thời là nơi sinh sống của các dân tộc ít người ở Lạng Sơn, là vùng cần đầu t− phát triển. Vùng núi có diện tích là 264.378 ha, chiếm 32% diện tích toàn tỉnh.

Trên cơ sở phân tích đặc điểm phân hóa tự nhiên và một số đặc điểm kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến sử dụng đất đai, đồng thời thể hiện phù hợp quy hoạch ở địa phương, đề tài chọn kiểu địa hình núi và đồi để phân cấp lãnh thổ vùng đồi núi, còn vùng bằng đ−ợc loại bỏ (bản đồ kiểu địa hình đ−ợc gộp từ bản đồ đai cao). Kết quả thống kê diện tích đ−ợc thể hiện ở bảng sau.

Bảng 4.4: Diện tích kiểu địa hình vùng núi, đồi theo huyện tỉnh Lạng Sơn

Đơn vị: ha STT Huyện Vùng núi Vùng đồi

1 Bắc Sơn 25950 24596

2 B×nh Gia 65674 22548

3 Cao Léc 15083 42546

4 Chi L¨ng 34426 31241

5 H÷u Lòng 10770 48570

STT Huyện Vùng núi Vùng đồi

6 Léc B×nh 20664 51335

7 §×nh LËp 45270 62654

8 Tràng Định 20056 60523

9 TP. Lạng Sơn 0 3001

10 Văn Lãng 0 45777

11 V¨n Quan 26484 28492

Tổng 264.378 421.282

Nguồn: Tác giả thống kê từ bản đồ kiểu địa hình theo huyện tỉnh Lạng Sơn a2. §é dèc

Độ dốc là đặc trưng chủ yếu của đất vùng đồi núi, ảnh hưởng đến độ phì

đất và các phương thức canh tác, sử dụng đất. Độ dốc và độ cao là những yếu tố quan trọng làm làm gia tăng quá trình xói mòn, rửa trôi trong điều kiện m−a tập trung lớn ở nước ta. Độ dốc không chỉ được xem xét tới giới hạn đối với các loại cây trồng mà còn liên quan đến vấn đề bảo vệ đất và môi trường. Vì

vậy, độ dốc đ−ợc xem là chỉ tiêu xác định giới hạn khả năng sử dụng đất đai cho từng ngành sản xuất nông lâm nghiệp. Chỉ tiêu xác định giới hạn từng loại

đất khác nhau giữa các quốc gia, chẳng hạn, các nước Liên xô cũ giới hạn độ dốc sản xuất cây hàng năm là 5o, các n−ớc vùng Caribê là 10o hay Indonesia là dưới 22o... Theo FAO, độ dốc được chia làm 7 cấp: 00 - 20, 20 - 70, 70 - 150, 150- 180, 180 - 250, 250 - 350, > 350.

Ngày 11 tháng 7 năm 1975, Chính phủ nước ta đã có quyết định 278/TTG xác định hướng sử dụng đất trên cơ sở độ dốc và độ sâu lớp đất.

Theo đó, những nơi có độ dốc dưới 15o và độ dày tầng đất mặt trên 35 cm

đ−ợc sử dụng cho nông nghiệp nh−ng phải có biện pháp chống xói mòn, độ dốc từ 150 đến 180 độ và độ dày trên 35 cm đ−ợc sử dụng cho nông lâm kết hợp và những nơi có độ dốc trên 25o hoặc độ dày dưới 35 cm được sử dụng cho lâm nghiệp. Tuy nhiên khi thực hiện, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp có

những quy định chi tiết khác nhau, ví dụ trong nông nghiệp, độ dốc đ−ợc chia thành 6 cấp với các giới hạn 5o, 10o , 15o , 20o , 25o và trên 25o. Trong lâm nghiệp độ dốc đ−ợc chia làm 6 cấp: < 3o, 3o -15o, 16o -25o, 26o -35o,36o-, 45o, >

45o.[36].

Trong phân loại hiện trạng sử dụng đất đai, các loại hình sử dụng đất chính bao gồm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nông lâm kết hợp, đất chuyên dùng và các loại sử dụng khác. Về hệ thống phân cấp và các chỉ tiêu phân cấp còn ch−a thống nhất giữa các ngành liên quan cũng nh− giữa các quèc gia.

Dựa vào các cơ sở trên, đồng thời xuất phát từ việc đánh giá khả năng sử dụng cho một số loại hình sử dụng đất đai nông lâm nghiệp gắn với chức năng sử dụng đất trong các lâm phận quy hoạch ở vùng đồi núi tỉnh Lạng Sơn và có xem xét giới hạn độ dốc được qui định tại quyết định 278/TTP về hướng dẫn sử dụng đất dốc, đề tài chọn 3 cấp độ dốc nh− sau:

STT Độ dốc (0) Hình thái dốc Mã số

1 80 - 150 Dốc nhẹ 1

2 160 - 250 Dèc võa 2

3 > 250 Dốc mạnh 3

Độ dốc < 80, đ−ợc coi là những vùng bằng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nên đề tài không xét đến.

Bảng 4.5: Diện tích độ dốc trung bình trên 80 theo huyện tỉnh Lạng Sơn

Đơn vị: ha STT Huyện 80 - 150 160 - 250 > 250

1 Bắc Sơn 2647 9611 32483

2 B×nh Gia 3436 25381 56707

3 Cao Léc 2995 16443 25766

4 Chi L¨ng 5273 17987 25918

5 H÷u Lòng 6871 14388 21789

STT Huyện 80 - 150 160 - 250 > 250

6 Léc B×nh 6205 32458 32609

7 §×nh LËp 9545 51218 42333

8 Tràng Định 3209 21940 51140

9 TP. Lạng Sơn 607 1770 1660

10 Văn Lãng 2330 14711 23089

11 V¨n Quan 4292 13458 19705

Tổng 47.411 219.365 333.200

Nguồn: Tác giả thống kê từ bản đồ cấp độ dốc theo huyện tỉnh Lạng Sơn a3. Độ dày tầng đất

Độ dày tầng đất là một trong những yếu tố quan trọng khi đánh giá độ phì đất, nhất là đối với đất dốc. Độ dày tầng đất thể hiện khả năng của đất đai, tạo không gian hoạt động của rễ cây, giúp cho rễ cây phát triển sâu, hút đ−ợc nhiều chất dinh dưỡng và nước, ngoài ra tầng đất dày còn giúp cây có khả

năng đứng vững và phát triển lâu bền, nhất là đối với những cây lâu năm, có tán lớn rất cần tầng đất dày.

Cùng với độ dốc, độ dày tầng đất là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá khả

năng đất đai trong sản xuất nông lâm nghiệp. Hiện nay chỉ tiêu phân chia độ dày tầng đất cũng ch−a đ−ợc thống nhất. Trong nông nghiệp, độ dày tầng đất

đ−ợc chia thành 5 cấp: < 50cm, 50 -70cm, 70 -100cm, 100 -150cm, > 150cm.

Trong lâm nghiệp độ dày tầng đất đ−ợc chia làm 3 cấp: < 30cm (mỏng), 30 - 80cm (trung bình), > 80cm (dày)[36].

FAO[43] đ−a ra chỉ tiêu 4 cấp độ dày: < 20cm, 20 - 35cm, 35 - 90cm,

>90cm. Độ dày tầng đất < 20cm ở bất kỳ cấp độ dốc nào cũng cần phải bảo vệ

đất tái sinh rừng. Trong nhiều công trình phân loại khả năng sử dụng đất đai ở nước ta, độ dày tầng đất thường được chia thành 3 cấp: < 50cm, 50 - 120cm,

>120cm; trong đó chọn ng−ỡng 50cm làm chỉ tiêu đánh giá khả năng đất đai cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.

Trong đề tài, độ dày tầng đất được xem xét dưới góc độ các loại hình sử dụng đất lâm nghiệp (đất miền đồi núi). Những nơi đất tốt, có tầng dày

>50cm, nên −u tiên cho các loại hình nông nghiệp thâm canh cao nhằm mở mang nông nghiệp miền núi, những nơi có tầng đất mỏng, thực hiện quảng canh, bảo vệ và nâng cao tỷ lệ che phủ rừng. Do đó đề tài chọn 2 cấp độ dày tầng đất là: < 50cm và > 50cm làm chỉ tiêu phân cấp lãnh thổ.

STT Độ dày tầng đất Cấp đánh giá Mã số

1 < 50cm Máng 1

2 > 50cm Dày 2

Hình 4.18: Lớp thông tin độ dày tầng đất

Bảng 4.6: Diện tích độ dày tầng đất theo huyện tỉnh Lạng Sơn

Đơn vị: ha

STT Huyện < 50 cm > 50 cm

1 Bắc Sơn 7727 26344

2 B×nh Gia 5247 97808

3 Cao Léc 41283 18003

4 Chi L¨ng 14015 38258

5 H÷u Lòng 21682 19891

6 Léc B×nh 47055 47198

7 §×nh LËp 114900 4081

8 Tràng Định 34714 59660

9 TP. Lạng Sơn 1118 5624

10 Văn Lãng 30275 25456

11 V¨n Quan 7062 33874

Tổng 325.077 376.198

Nguồn: Tác giả thống kê từ bản đồ độ dày tầng đất theo huyện tỉnh Lạng Sơn b. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị sử dụng đất đai

Các đơn vị sử dụng đất đai trong đề tài thể hiện sự đồng nhất tương đối về các yếu tố tự nhiên, đặc biệt là địa mạo và thổ nh−ỡng, là đơn vị cơ sở đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ việc đề xuất các loại hình sử dụng đất lâm nghiệp mà cụ thể ở đề tài này thì đất lâm nghiệp đề xuất sử dụng theo hai hướng đó là đất lâm nghiệp vùng đồi và đất lâm nghiệp vùng núi (sau đây gọi là đất lâm nghiệp vùng đồi núi).

Để thành lập bản đồ đơn vị sử dụng đất đai, đề tài tiến hành chồng xếp các lớp bản đồ thành phần đã đ−ợc phân cấp: bản đồ kiểu địa hình, độ dốc, độ dày tầng đất. Phương pháp chồng xếp được tiến hành trên máy tính bằng việc sử dụng phần mềm Arcview GIS 3.2. Ma trận chồng xếp qua 2 b−ớc:

Bớc 1: Chồng xếp lớp bản đồ độ dốc với lớp bản đồ độ dày tầng đất. Nguyên tắc kết hợp độ dốc - độ dày tầng đất với ký tự độ dốc đứng trước để thể hiện

ảnh hưởng trội hơn của độ dốc với khả năng sử dụng đất đai so với độ dày tầng đất.

Ví dụ: 21 đ−ợc hiểu là độ dốc 160 - 250 (mã số 2), độ dày tầng đất < 50 cm (mã số 1). Kết quả chồng xếp thu đ−ợc 6 kiểu độ dốc - độ dày tầng đất.

Ma trận chồng xếp của b−ớc này đ−ợc thể hiện ở bảng d−ới đây:

Bảng 4.7: Ma trận chồng xếp bản đồ độ dốc - độ dày tầng đất

§é dèc(0)

Độ dày tầng đất

8 - 15 16 - 25 > 25

1 2 3

1 (< 50cm) 11 21 31

2 (> 50cm) 12 22 32

Bớc 2: Chồng xếp lớp bản đồ kiểu địa hình với lớp bản đồ độ dốc - dày tầng

đất. Nguyên tắc kết hợp: ký tự đứng đầu thể hiện ảnh hưởng trội hơn độ dốc,

độ dày tầng đất. Kết quả bước này đã phân chia thành 12 đơn vị đất đai. Mỗi

đơn vị đất đai mang 3 ký tự thể hiện đặc điểm riêng của đơn vị đất đai đó, trong đó ký tự đầu chỉ kiểu địa hình, ký tự thứ hai chỉ độ dốc, ký tự thứ ba chỉ

độ dày tầng đất. Ví dụ, đơn vị đất đai 221 đ−ợc hiểu là đơn vị đất đai thuộc kiểu địa hình vùng núi (mã số 2); có độ dốc 16 - 250 (mã số 2); độ dày tầng

đất < 50 cm (mã số 1).

Ma trận chồng xếp này đ−ợc thể hiện qua Bảng 4.8 d−ới đây.

Bảng 4.8: Ma trận chồng xếp đ−a ra các đơn vị đất

Kiểu địa hình

§é dèc -

Độ dày tầng đất

Vùng đồi Vùng núi

1 2

11 111 211

12 112 212

21 121 221

22 122 222

31 131 231

32 132 232

Kết quả đề tài đã xây dựng đ−ợc bản đồ các đơn vị đất đai vùng đồi núi tỉnh Lạng Sơn, tỷ lệ 1:100.000. Trên bản đồ bao gồm 12 kiểu đơn vị đất đai.

Diện tích các đơn vị đất đai đ−ợc thống kê theo từng huyện. Kết quả

đ−ợc trình bày cụ thể ở Bảng 4.9

Bảng 4.9: Diện tích các đơn vị đất đai theo huyện tỉnh Lạng Sơn

Đơn vị tính:ha

Huyện

Đv đất

Léc B×nh

§×nh LËp

TP.

Lạng Sơn

B×nh Gia

Tràng

Định

V¨n Lãng

Bắc Sơn

Chi L¨ng

H÷u Lòng

Cao Léc

V¨n Quan

Đồi, 80-150, <50cm 1095 5518 22 133 814 954 247 199 3341 1184 295

Đồi, 80-150, >50cm 1879 279 326 739 731 890 271 1978 2256 1009 1553

Đồi,160-250,<50cm 7639 27382 127 1543 6223 7536 1030 1292 5973 7462 1846

Đồi,160-250,>50cm 9427 1417 792 4629 6458 4788 2333 8431 5021 4001 6004

Đồi, >250, <50cm 6566 17374 113 1971 8473 9866 3264 1426 2359 9328 2104

Đồi, >250, >50cm 9646 1299 463 9445 20176 8217 6215 9694 2472 6305 7601

Nói, 80-150, <50cm 257 3011 0 12 120 0 127 956 0 407 202

Nói, 80-150, >50cm 803 15 0 1526 398 0 539 971 122 93 1413

Nói,160-250,<50cm 2253 17716 0 134 540 0 148 3822 0 3164 354

Nói,160-250,>50cm 5181 157 0 12965 3168 0 1827 2509 232 447 3649

Nói,>250,<50cm 4260 18948 0 525 1182 0 397 3648 0 8182 208

Nói,>250,>50cm 5630 186 0 33149 11039 0 2301 3182 405 345 4156

Nguồn: Tác giả thống kê từ bản đồ đơn vị đất đai theo huyện tỉnh Lạng Sơn Qua bảng số liệu trên ta thấy có sự phân hoá rất rõ nét về các thành phần tự nhiên đó là sự phân hoá giữa vùng đồi và vùng núi. Diện tích các đơn vị đất đai thuộc vùng đồi chiếm phần lớn diện tích (291.443 ha chiếm 43%

diện tích vùng đồi núi), phần lớn là các đơn vị ở những nơi có độ dốc lớn hơn 150. Các đơn vị đất đai thuộc vùng núi chiếm phần nhỏ diện tích (166.981 ha chiếm 24% diện tích vùng đồi núi), trong đó đa phần cũng là các đơn vị đất

đai ở những nơi có độ dốc trên 150. Độ dày tầng đất < 50 cm, tập trung tại các vùng núi của huyện Đình Lập và vùng núi cao Mẫu Sơn.

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quy hoạch sử dung đất lâm nghiệp tỉnh lạng sơn (Trang 79 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)