2.1. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Phạm vi nghiên cứu (Phạm vi về không gian và thời gian của việc nghiên cứu và thu thập số liệu)
Nghiên cứu được thực hiện tại các thôn Khánh Giang và Trường Lệ, xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Rừng tự nhiên đã giao cho cộng đồng các thôn Khánh Giang và Trường Lệ thuộc Dự án Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững (KfW6) tỉnh Quảng Ngãi.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
2.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khu vực nghiên cứu
2.2.2. Khái quát về Dự án “Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững và triển khai mô hình QLRCĐ tại xã Hành Tín Đông- Dự án KfW6
- Thông tin chung về dự án
- Thực hiện thí điểm giao rừng và QLRCĐ
2.2.3. Đánh giá tính bền vững của tiến trình giao rừng và thực hiện QLRCĐ ở hai thôn Trường Lệ và Khánh Giang
- Tóm tắt tiến trình xây dựng mô hình QLRCĐ
- Ảnh hưởng của việc xây dựng và thực hiện quy trình QLRCĐ đến tính bền vững của mô hình RCĐ
2.2.4. Phân tích các cơ chế chia sẻ lợi ích có ảnh hưởng đến tính bền vững của mô hình QLRCĐ trên địa bàn xã nghiên cứu
- Thực hiện kế hoạch khai thác gỗ cho mục đích thương mại - Thực hiện kế hoạch khai thác LSNG từ RCĐ
- Hỗ trợ kinh phí trong và sau dự án - Hỗ trợ các cơ sở vật chất khác
2.2.5. Phân tích những thay đổi về thể chế ảnh hưởng đến QLRCĐ bền vững - Vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan
- Thay đổi các quyền của người dân khi tham gia QLRCĐ
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) trong QLRCĐ tại hai thôn Trường Lệ và Khánh Giang
2.2.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội – môi trường của mô hình QLRCĐ tại hai thôn Trường Lệ và Khánh Giang
- Hiệu quả về mặt kinh tế
- Hiệu quả về mặt xã hội - Hiệu quả về mặt môi trường
2.2.7. Đề xuất một số giải pháp duy trì hoạt động QLRCĐ hướng đến QLRCĐ bền vững
- Giải pháp kỹ thuật
- Giải pháp hỗ trợ các sáng kiến và hưởng lợi từ QLRCĐ - Giải pháp về tổ chức thực hiện QLRCĐ
- Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động cho cộng đồng trong QLRCĐ 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Thu thập các tài liệu có liên quan đến QLRCĐ (giáo trình, bài giảng, báo cáo khoa học,…); Các văn bản luật pháp của Việt Nam về bảo vệ và phát triển RCĐ được ban hành bởi các bộ, ban ngành thuộc cơ quan Trung ương và địa phương/từ thư viện.
Thu thập các tài liệu liên quan đến RCĐ của dự án KfW6.
Thu thập thông tin dựa trên các báo cáo của địa phương.
Thu thập các số liệu về tình hình cơ bản tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Hạt kiểm lâm, UBND huyện, xã, ban quản lý thôn, hồ sơ giao rừng cho cộng đồng.
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
Làm việc với các bên liên quan được xác định trước khi đi phỏng vấn.
Thông tin sơ cấp được thu thập bằng một số công cụ trong phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng PRA (Participatory Rural Appraisal) như:
sơ đồ thôn bản, lịch sử thôn bản, sơ đồ tài nguyên và diễn biến tài nguyên rừng, phỏng vấn nhóm tập trung,...
Phỏng vấn bán cấu trúc được sử dụng để thu thập các thông tin liên quan đến các hoạt động lâm nghiệp cộng đồng diễn ra trên địa bàn nghiên cứu. Đối tượng cho phỏng vấn bán cấu trúc/hoặc theo bảng câu hỏi bao gồm: (1) Cấp tỉnh (2 cán bộ): Đại diện Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham gia chỉ đạo thực hiện Dự án QLRCĐ; (2) Cấp huyện (2 cán bộ): Đại diện Hạt Kiểm lâm, phòng Nông nghiệp và PTNT; (3) Đại diện cấp xã (2 người) và cộng đồng tham gia (2 Trưởng ban QLLNCĐ thôn Trường Lệ và Khánh Giang)... (4) Phỏng vấn đối tượng hỗ trợ của dự án: Các chuyên gia, các cán bộ đến từ các đơn vị của tỉnh, huyện đã hỗ trợ thực hiện mô hình.
Khảo sát hộ gia đình (70 hộ) được thực hiện nhằm đánh giá nhận thức cũng như thực tiễn về khả năng QLBV&PT rừng cộng đồng sau khi dự án kết thúc. Mẫu tham gia phỏng vấn hộ được thông qua phương pháp chọn mẫu phân tầng: Lấy danh sách
cộng đồng; xác định các hộ có tác động sinh kế liên quan đến rừng; lấy mẫu ngẫu nhiên với số mẫu n>=30.
Các thông tin dùng trong khảo sát hộ sau khi dự án kết thúc bao gồm: các thông tin về cơ cấu thu nhập, đời sống kinh tế cộng đồng, hoạt động tham gia bảo vệ rừng;
về nhận thức hộ gia đình liên quan đến RCĐ và hoạt động/tham gia QLRCĐ/Các đánh giá liên quan đến tác động môi trường của các mô hình RCĐ bao gồm ảnh hưởng của RCĐ đến nguồn nước sinh hoạt, nước tưới tiêu, tham quan, du lịch…
Phương pháp phân tích số liệu
- Sử dụng phần mềm Excel để hỗ trợ cho việc xử lý các số liệu thu được như là:
các mô tả thống kê đơn giản, so sánh sự giống và khác nhau về các biến điều tra của 2 thôn được chọn cho nghiên cứu.
- Các phỏng vấn nhóm chuyên sâu hay phỏng vấn bán cấu trúc sẽ được tổng hợp và phân tích theo phương pháp định tính.
- Sử dụng phương pháp SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cho việc tiếp tục phát triển các mô hình QLRCĐ trên địa bàn điểm nghiên cứu.
- Sử dụng các bảng biểu để phân tích và tổng hợp kết quả nghiên cứu.