Thay đổi các quyền của người dân khi tham gia QLRCĐ

Một phần của tài liệu Đánh giá tính bền vững của mô hình quản lý rừng cộng đồng của dự án kfw6 tại huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi (Trang 65 - 68)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. PHÂN TÍCH NHỮNG THAY ĐỔI VỀ THỂ CHẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QLRCĐ BỀN VỮNG

3.5.2. Thay đổi các quyền của người dân khi tham gia QLRCĐ

Theo Ostrom và Schlager (1992), người dân có năm quyền sau khi tham gia quản lý rừng, cụ thể:

(1) Quyền tiếp cận: Quyền đi vào một khu vực vật chất xác định và hưởng thụ những lợi ích không loại trừ (ví dụ: vào rừng để leo núi, ngắm cảnh,…)

Người trong cộng đồng thường xuyên vào rừng để leo núi, ngắm cảnh, thu hái lâm sản (mây nước, mật ong, dầu rái ….). Đại đa số người dân trong thôn tự ý vào rừng, không xin phép Ban QLRCĐ; còn người ngoài khi vào RCĐ có một số trường hợp có liên hệ trưởng thôn, còn một số thì tự ý vào tham quan ở khu vực Suối Chí, Thác Dê…

(2) Quyền chiếm hữu: Giành lấy những đơn vị nguồn lực hay sản phẩm từ hệ thống nguồn lực.

Giao rừng cho cộng đồng đồng nghĩa với việc Nhà nước thừa nhận, trao thêm quyền để cộng đồng sử dụng hợp pháp vùng rừng. Cộng đồng hoàn toàn có điều kiện, khả năng để thực hiện các quyền tiếp cận, chiếm hữu đối với tài sản rừng được phân bổ.

Khai thác, sử dụng các sản phẩm, nguồn lợi từ rừng là nhu cầu khách quan, tồn tại lâu đời và chính điều này gắn người dân với rừng. Tài sản rừng mang lại nguồn lợi chủ yếu từ rừng của cộng đồng dễ nhận biết nhất là đất rừng và các loại lâm sản. Cộng đồng sử dụng đất như là quyền đương nhiên gắn với rừng được giao. Trong những năm qua người dân trong cộng đồng vào rừng để thu hái LSNG. Bên cạnh đó, cộng đồng không được phép thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng và tài sản trên đất.

(3) Quyền quản lý: Quyền điều chỉnh, quy định những mô hình mẫu sử dụng chủ yếu và biến đổi nguồn lực bằng cách phát triển, cải tiến nguồn lực.

QLRCĐ là công việc thường xuyên, định kì; hàng tháng Ban quản lý tổ chức tuần tra truy quét trong rừng và các vùng rừng giáp ranh. Mọi hoạt động của Ban QLLNCĐ đều thông qua các cuộc họp thôn, lấy ý kiến. Điều này thể hiện rõ tính minh bạch, công khai và dân chủ trong cộng đồng.

(4) Quyền loại trừ: Xác định ai được phép tiếp cận các quyền, nắm giữ và chuyển giao các quyền .

Ban QLLNCĐ có những quyền để loại trừ các đối tượng sử dụng rừng như khi đối tượng xâm hại đến rừng thì ban quản lý có quyền bắt giữ, giao cho lực lượng Kiểm lâm xử lý. Trên thực tế Ban QLLNCĐ chưa thực hiện các quyền này.

(5) Quyền chuyển giao: là quyền bán hay cho thuê các tài nguyên đang nắm giữ.

Theo Điều 30 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 có quy định: Cộng đồng không được phân chia rừng cho các thành viên; không được chuyển đổi, chuyển

nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng rừng được giao. Sự hạn chế này tuy không cản trở cộng đồng sử dụng, hưởng lợi từ rừng cho các mục đích chủ yếu làm nơi cư trú, khai thác sản phẩm rừng cho tiêu dùng nhưng có thể cản trở cộng đồng hợp tác, huy động nguồn lực đầu tư vào rừng.

Có thể tóm tắt nhận thức thay đổi các quyền đó của cộng đồng như sau (Bảng 3.13 và 3.14)

Bng 3.13. Nhận thức của người dân về thay đổi quyền trên đất RCĐ

STT Các quyền thực hiện trên đất rừng

Trước giao RCĐ Sau giao RCĐ

(%)

Không (%)

Có (%)

Không (%)

1 Quyền tự do tiếp cận rừng 100 100

2 Quyền thu hái LSNG 100 57,6 42,4

3 Quyền khai thác gỗ 95,7 4,3 100

4 Quyền canh tác trên đất

rừng 4,3 95,7 100

5 Quyền quản lý nương rẫy 4,3 95,7 100

6 Quyền ngăn chặn người

ngoài vào khai thác LSNG 48.6 51,4 100

7 Quyền ngăn chặn người

ngoài vào khai thác gỗ 48.6 51,4 100

8 Các quyền chuyển giao

100 100

(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát hộ, 2017) Từ bảng 3.13, có thể thấy có sự thay đổi nhận thức về các quyền đối với tài nguyên rừng và đất rừng của các hộ tham gia phỏng vấn. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên có tính chất mở trước giao rừng trở nên có nguyên tắc hơn sau giao rừng. Rõ ràng cho đến nay luật pháp chưa quy định rõ quyền của thành viên cộng đồng trong việc sử dụng nguồn tài nguyên dùng chung, mà các quyền này được quy định dựa trên quy ước và cam kết của các thành viên cộng đồng tham gia QLRCĐ

Bng 3.14. Các quyền được thiết lập trên đất RCĐ trước và sau giao rừng

STT Thực hiện

các quyền Trước giao RCĐ Sau giao RCĐ 1 Quyền tiếp

cận

Tự do tiếp cận rừng cho mục đích giao thông, và vui chơi giải trí.

Tự do tiếp cận cho mục đích giao thông Hạn chế người ngoài tiếp cận cho mục đích giải trí nếu cộng đồng xây dựng cơ chế quản lý du lịch sinh thái

2 Quyền chiếm hữu

Có thể canh tác ở một số vị trí

Có quyền thu hái không hạn chế LSNG

Có thể khai thác gỗ nếu kiểm lâm địa bàn và chính quyền xã không biết

- Việc canh tác trên đất rừng bị kiểm soát chặt chẽ

Thu hái LSNG không hạn chế cho mục đích sử dụng. Còn cho mục đích thương mại phải có giám sát và thực hiện theo cơ chế chia sẻ lợi ích cộng đồng xây dựng

Việc khai thác gỗ của cộng đồng theo kế hoạch quản lý rừng còn người ngoài bị ngăn cấm hoàn toàn.

3 Quyyền quản lý

Không có quyền quản lý rừng và đất rừng

Tham gia quản lý rừng và đất rừng của cộng đồng thông qua việc xây dựng kế hoạch quản lý rừng

Trực tiếp quản lý phần đất rừng trong giới hạn diện tích được phân bổ

Tham gia xây dựng và giám sát kế hoạch khai thác gỗ của cộng đồng

Kiểm soát việc khai thác và sử dụng các loại LSNG của các thành viên trong cộng đồng cũng như người ngoài cộng đồng

Giám sát việc tiếp cận rừng của người ngoài để phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng 4 Quyền

loại trừ

Không có quyền loại trừ bất cứ ai

Có quyền loại trừ người không phải là thành viên của cộng đồng trong việc sử dụng các loại LSNG và gỗ từ RCĐ

Có thể áp dụng các tập tục khai thác để loại trừ lẫn nhau

5 Quyền chuyển giao

Có thể chuyển giao và chuyển đổi cho nhau

Được chuyển đổi sản phẩm giữa các thành viên, kế thừa giữa các thế hệ là thành viên trong cộng đồng nhận rừng.

(Nguồn: Tổng hợp từ thảo luận nhóm với Ban QLLNCĐ, 2017)

Kết quả thảo luận nhóm với Ban QLLNCĐ của hai thôn cho thấy các quyền đối với rừng và đất RCĐ rõ ràng hơn. Vì họ là những người trong ban soạn thảo ra các quy ước và quy chế QLRCĐ. Những quyền này được xây dựng và điều chỉnh không chỉ căn cứ trên quy định của luật pháp mà còn căn cứ trên giá trị của các loại lâm sản và nguồn lợi thu được từ chúng.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính bền vững của mô hình quản lý rừng cộng đồng của dự án kfw6 tại huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)