Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá tính bền vững của mô hình quản lý rừng cộng đồng của dự án kfw6 tại huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân số: Tính đến ngày 31/12/2016 dân số trung bình của xã Hành Tín Đông là 3.926 người/7 thôn; trông đó: Nữ: 2020 người chiếm 51,45 %; Nam 1.906 người chiếm 48,55%. Mật độ dân số: 113 người/km2

- Dân tộc: Trên địa bàn xã Hành Tín Đông chủ yếu có 2 nhóm dân tộc đang sinh sống là dân tộc Kinh chiếm đa số và một số là người Hơ-re.

- Tỷ lệ hộ nghèo: là xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 25% nhưng có đến 2 thôn hiện nay được xem là các thôn đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư của chương trình 135 là 2 thôn Khánh Giang và Trường Lệ (trong đó thôn Trường Lệ có tỷ lệ hộ nghèo lên đến 39,52%); còn thôn Khánh Giang có tỷ lệ hộ nghèo là 22% nhưng tỷ lệ hộ cận nghèo (dễ có khả năng tái nghèo) lên đến 26.67% (Theo quyết định số 135/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ngãi về Phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020)

b. Hiện trạng sản xuất nông lâm nghiệp

- Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp: Sản xuất nông nghiệp trong xã chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi theo hộ gia đình. Các loại cây trồng chính gồm: lúa, mía, mì, rau đậu các loại và cây ăn quả. Vật nuôi chủ yếu là heo, bò, trâu, gà, vịt..

- Lâm nghiệp: Diện tích đất rừng trên địa bàn xã có 1.907,3 ha; trong đó chăm sóc và bảo vệ rừng đầu nguồn 1.383,85 ha bao gồm đất rừng thuộc dự án KfW6 1.012,3 ha được giao cho cộng đồng hai thôn Khánh Giang và Trường Lệ chăm sóc và bảo vệ;

còn 396,42 ha trồng mới, loài cây trồng chủ yếu là keo lai và keo tai tượng. Phần đất lâm nghiệp còn lại thuộc rừng sản xuất giao cho các hộ gia đình quản lý và sử dụng.

c. Tình hình phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp

- Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn chỉ tập trung vào các nghề phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày ở địa phương, với quy mô rất nhỏ, kỹ thuật chưa cao.

- Thương mại, dịch vụ trong xã hiện nay chưa phát triển, chủ yếu là buôn bán nhỏ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân địa phương, các hoạt động dịch vụ chủ yếu là vật tư nông nghiệp, vận tải, làm đất, thu hoạch lúa, thú y, ăn uống, tạp hóa.

d. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

- Hiện trạng không gian thôn, xóm và nhà ở: Hành Tín Đông có mật độ dân số thưa, dân cư trong xã sống tập trung chủ yếu ở các làng xóm được hình thành từ lâu đời, trong những năm gần đây do nhu cầu phát triển kinh tế nên đã hình thành các khu dân cư đông đúc bám theo các trục đường giao thông liên xã, liên huyện. Trong đó 2 thôn Khánh Giang-Trường Lệ nằm sâu trong thung lũng tiếp giáp rừng nguyên sinh và đồng bằng.

Nhà ở dân cư ở các làng xóm chủ yếu là nhà cấp 4 từ 1-2 tầng, kiểu nhà 3 gian 2 mái, tường xây gạch, mái lợp ngói hoặc tôn, được xây dựng trên khuôn viên rộng với mật độ xây dựng phổ biến từ 10-20%, phần còn lại là chuồng nuôi gia súc, giếng nước, vườn cây.

- Hiện trạng các công trình công cộng:

Xã có 01 trụ sở bao gồm các cơ quan như Đảng ủy, HĐND, UBND và các Hội đoàn thể xã nằm ở thôn Đồng Giữa, được xây dựng kiên cố trên diện tích đất 2.170 m2, 01bưu điện văn hóa xã nằm đối diện với UBND xã, có diện tích đất 119,6 m2

Xã chưa có nhà văn hóa chung nhưng hiện tại có 5/7 thôn trong xã có điểm sinh hoạt văn hóa bao gồm các thôn Nguyên Hòa, thôn Đồng Giữa, Khánh Giang, Thiên Xuân, thôn Trường Lệ đã đủ chuẩn, chỉ còn 2 thôn Nhơn Lộc 1, Nhơn Lộc 2 chưa có nhà văn hóa cần được xây dựng mới.

- Sân vận động của xã có diện tích 9.467 m2 để phục vụ nhu cầu thể dục thể thao của nhân dân trong xã. Tuy nhiên sân vận động chỉ có diện tích đất, không có cơ sở vật chất. Ngoài ra có 2 thôn có sân vận động là Trường Lệ: 5.000 m2 và Nhơn Lộc 1: 4.000 m2.

- Trạm y tế xã nằm trong khuôn viên đất UBND, có diện tích đất 376 m2, mật độ xây dựng 50%, gồm 10 phòng, chất lượng nhà còn tốt nhưng trang thiết bị thiếu, trạm y tế của xã đã đạt chuẩn quốc gia. Đội ngũ cán bộ nhân viên trạm y tế xã có 05 người trong đó có 01 bác sĩ, 02 y sĩ, 02 nữ hộ sinh. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế khoảng 45,2% .

- Trường học: Hiện tại xã có 4 điểm trường mầm non với tổng diện tích đất xây dựng là 4.548 m2. Trong đó có 01 điểm trường tại thôn Đồng Giữa đã đạt chuẩn và 03 điểm trường còn lại chưa đạt chuẩn. Xã có 02 điểm trường tiểu học (01 điểm chính và 01 điểm phụ) và 01 trường THCS.

- Chợ nông thôn: Xã có 01 điểm chợ với diện tích đất 1.072 m2, diện tích xây dựng là 368m2, mật độ xây dựng 20% gồm 6 kiốt và các sạp bán hàng. Trong thời gian đến cần nâng cấp để đạt chuẩn.

- Di tích: Ở vùng phía Nam xã có di tích Trường Lũy đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc Gia và di tích thảm sát Khánh Giang, Trường Lệ đã được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.

- Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Giao thông nối liền với tỉnh thông quan tỉnh lộ 624B và 624C chạy qua địa bàn xã. Đường nối xã với huyện (DH57) có chiều dài 3,7 km gồm 1 tuyến đã được nhựa hóa và xây dựng theo chuẩn của Bộ GTVT, đường có nền rộng 7-8 m, mặt 4 m, lề đường 3-4 m.

Giao thông nội bộ gồm các đường như tuyến đường trục xã gồm 44 tuyến đường trục xã với tổng chiều dài 22,23 km trong đó có 6,83 km đã được bê tông hóa chiếm 30,72%, còn lại 15,40km là đường đất mùa mưa thường bị lầy lún, đi lại rất khó khăn. Các con đường liên thôn liên xóm hiện nay chủ yếu là đường đất chất lượng kém vào mùa mưa thường bị lầy lội gây khó khăn đi lại cho nhân dân.

- Thủy lợi: Hành Tín Đông có điều kiện thủy lợi tương đối thuận lợi, phía Bắc xã có kênh trạm bơm Thiên Xuân và kênh tưới hồ Đồng Ngỗ, phía Nam xã có hồ chứa nước Suối Chí, kênh trạm bơm số 1 Đông Tín và kênh trạm bơm Lừu Bưu đây là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu phục vụ sản xuất của xã. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có 11 đập trong đó 2 đập đã được xây dựng tương đối hoàn thiện, còn 9 đập là đập đất.

- Cấp nước: Nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân được lấy từ nguồn ngầm khai thác bằng hình thức giếng đào và giếng khoan.

- Nguồn điện: Đến nay toàn bộ hộ dân trong xã đã được sử dụng điện lưới quốc gia, chất lượng điện đảm bảo yêu cầu, tỷ lệ số hộ dùng điện đảm bảo an toàn theo yêu cầu của ngành điện.

3.1.2.3. Đánh giá chung về điều kin t nhiên, kinh tế- xã hi xã Hành Tín Đông:

- Thuận lợi:

Hành Tín Đông là xã thuần nông, với điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi khi mà hệ thống sống ngòi chảy qua địa phần xã tương đối phong phú, nên đảm bảo được nguồn nước tưới tiêu cho các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp của xã.

Ngoài hệ thống sông suối, xã Hành Tín Đông có một diện tích rừng phòng hộ tương đối lớn nằm ở khu vực núi Lớn. Việc quản lý tốt rừng phòng hộ không chỉ giúp giúp xã cải thiện môi trường mà nó còn có ảnh hưởng tích cực cho vấn đề phòng hộ môi trường trên địa bàn toàn huyện. Vì xã Hành Tín Đông nói riêng và huyện Nghĩa Hành nói chung là nơi chuyển tiếp từ vùng đồng bằng lên núi cao của tỉnh Quảng Ngãi.

Là xã có 2 thôn nằm trong diện 135 nên xã được đầu tư tương đối đầy đủ cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao lưu, buôn bán và trao đổi hàng hóa với các khu vực khác trong huyện Nghĩa Hành nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung.

Nhân dân Hành Tín Đông có tinh thần yêu nước, giàu truyền thống cách mạng cần cù trong lao động.

- Khó khăn:

Nằm trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng Nam Trung bộ nên xã Hành Tín Đông thường xuyên đối mặt với mưa bão trong mùa mưa lũ, đặc biệt 2 thôn Khánh Giang-Trường Lệ nằm ở vị trí thấp nhất trong thung lũng của xã và giáp với rừng từ nhiên có núi đá cao nên mùa mưa lũ dễ có hiện tượng sạt lở núi có thể ảnh hưởng đến sản xuất và tính mạng của người dân.

Lực lượng lao động chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp – sản xuất theo vụ mùa nên thường người dân hay vào rừng kiếm sống trong mùa nông nhàn.

Trình độ sản xuất của người dân nông thôn nói chung và người dân xã Hành Tín Đông nói riêng vẫn còn nhỏ lẻ manh mún, nên có ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế từ lâm nghiệp.

Thị trường tiêu thụ nông sản nhỏ lẻ, tài nguyên không nhiều, việc phát triển sản xuất theo hướng hợp tác liên doanh sẽ gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính bền vững của mô hình quản lý rừng cộng đồng của dự án kfw6 tại huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)