Thực hiện kế hoạch khai thác gỗ cho mục đích thương mại

Một phần của tài liệu Đánh giá tính bền vững của mô hình quản lý rừng cộng đồng của dự án kfw6 tại huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi (Trang 55 - 59)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. PHÂN TÍCH CÁC CƠ CHẾ CHIA SẺ LỢI ÍCH CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH BỀN VỮNG CỦA MÔ HÌNH QLRCĐ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGHIÊN CỨU

3.4.1. Thực hiện kế hoạch khai thác gỗ cho mục đích thương mại

Dự án chú trọng bước khai thác gỗ thí điểm và phân chia lợi ích từ gỗ thương mại ở toàn bộ các mô hình QLRCĐ, trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật hiện hành về quản lý rừng tự nhiên, nhằm mục đích thử nghiệm tính hiệu quả của quy trình QLRCĐ khép kín (luân kỳ 5 năm), vai trò làm chủ của cộng đồng, tính bền vững trong sử dụng rừng, đồng thời giám sát và đánh giá tác động của phương pháp QLLNCĐ đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường ở từng địa phương. Dưới đây là bảng tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch thí điểm sử dụng rừng và phân chia lợi ích ở các mô hình (Bảng 3.7):

Bng 3.7. Kế hoạch khai thác gỗ thí điểm ở các mô hình QLRCĐ

STT Mô hình

Khai thác thí điểm Đấu giá gỗ thương mại Triển khai Hoàn thành

1 Trường Lệ 8/2009 10/2009 12/2009

2 Khánh Giang (chỉ thực

hiện khai thác tập sự) 3/2011 4/2011 01/2012

Căn cứ Công văn số 418/LN-SDR ngày 15/5/2009 của Cục Kiểm lâm về việc khai thác thí điểm rừng giao cho cộng đồng tỉnh Quảng Ngãi; Công văn số 342/UBND-NNTN ngày 18/02/2009 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc khai thác thí điểm gỗ rừng tự nhiên theo mô hình QLRCĐ thôn Trường Lệ, xã Hành Tín Đông, thuộc Dự án KfW6. Trên cơ sở đó, ngày 20/7/2009 UBND huyện Nghĩa Hành có Quyết định số 175/QĐ-UBND về việc phê duyệt hồ sơ thiết kế và cấp phép khai thác gỗ thí điểm rừng tự nhiên năm 2009 (đợt 1) mô hình QLRCĐ – Dự án KfW6 thôn Trường Lệ, xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành. Ngoài ra, thôn Khánh Giang năm 2010 cũng khai thác tập sự cho cộng đồng. Việc tổ chức khai thác chặt chọn một lần với số lượng cây được chặt chọn chủ yếu là cây có phẩm chất xấu, ít có giá trị kinh tế, cây bị đổ gãy (Bảng 3.8):

Bng 3.8. Đánh giá hiệu quả kinh tế khai thác gỗ thương mại lần thứ nhất ở rừng tự nhiên thôn Trường Lệ năm 2009

TT Hoạt động Kết quả

1 Số lượng khai thác 16 cây

2 Khối lượng thực tế 7,5 m 3

3 Gía bán khởi điểm 36.457.400 đồng

4 Gía bán cuối cùng thông qua đấu giá gỗ

Tăng thêm 4.742.600 đồng (13%) 41.200.000 đồng

5 Chi phí thiết kế khai thác (20 ha)

Được nhà tài trợ KfW hỗ trợ 43% 17.700.000 đồng 6 Chi phí chặt hạ, sơ chế tại rừng, vận xuất, giám sát (59%;

chỉ thuê người trong thôn) 24.435.000 đồng

TT Hoạt động Kết quả

7 Nộp thuế tài nguyên (21%) 8.641.000 đồng

8° Tổng thu nhập nếu tính cả chi phí thiết kế khai thác - 9.576.000 đồng 8b Tổng thu nhập nếu không tính cả chi phí thiết kế khai thác 8.124.000 đồng

A Lệ phí cho UBND xã (5%) 406.000 đồng

B Tổng thu nhập còn lại (18,7%) 7.718.000 đồng

C Bổ sung quỹ PTRT (20%) 1.544.000 đồng

D Chia cho cộng đồng (80%) 6.174.000 đồng

Thực tế khai thác gỗ thí điểm theo Thông tư số 87/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy chi phí thiết kế khai thác chiếm khoảng 2/5 tổng doanh thu. Trong khi đó tiền thuế tài nguyên (theo Nghị định số 05/2009/NĐ- CP) chiếm 1/5 tổng doanh thu, tiếp theo là chi phí khai thác thực tế, bao gồm cả công lao động và nhiờn liệu chiếm ẵ tổng doanh thu. Tuy nhiờn chi phớ chặt hạ, sơ chế và vận xuất thanh toán cho Đội khai thác chuyên trách của thôn có thể được coi là khoản thu nhập (lợi ích) trực tiếp cho các hộ gia đình tham gia và do đó bổ sung thu nhập cho cộng đồng (Bảng 3.9)

Bng 3.9. Đánh giá hiệu quả kinh tế khai thác gỗ thương mại lần thứ hai ở rừng tự nhiên thôn Trường Lệ năm 2011

Hoạt động ĐVT

Khối lượng

(m3)

Đơn giá bán (đồng/m3)

Tổng thu nhập (đồng)

I Khối lượng gỗ khai thác m3 24,30 1 Gỗ phẩm chất kém không thể bán

được

m3 3,30

2 Gỗ đạt chất lượng thị trường m3 21,00 5.000.000 105.000.000

II Chi phí khai thác 134.900.000

1 Chi phí lập hồ sơ thiết kế khai thác 44.000.000

Hoạt động ĐVT

Khối lượng

(m3)

Đơn giá bán (đồng/m3)

Tổng thu nhập (đồng)

2 Chi phí hoạt động khai thác 4.000.000

3 Chi phí hoạt động khai thác 86.900.000

A Chi phí chặt hạ, sơ chế m3 24 3.000.000 72.000.000

B Chi phí vận xuất về bãi tập kết gỗ 4.050.000

C Chi phí bảo dưỡng và sửa chữa cưa xích

8.150.000

D Chi phí giám sát 2.400.000

E Các chi phí khác 300.000

III Thuế tài nguyên 23.000.000

IV Tổng thu nhập 21 2.000.000 -59.000.000

V Chi phí thiết kế khai thác được dự án hỗ trợ

44.000.000

VI Tổng thu nhập sau khi được dự án hỗ trợ

- 8.900.000

Qua bảng 3.9 cho thấy kết quả khai thác gỗ thí điểm lần thứ hai ở RCĐ thôn Trường lệ thậm chí có doanh thu âm (-8.900.000 đồng) và phải trích quỹ PTRT bù đắp.

Tóm lại qua số liệu phân tích ở hai bảng 3.8 và 3.9 thì rõ ràng nếu tuân thủ quy trình, quy phạm pháp luật với các thủ tục thiết kế khai thác tốn kém và phức tạp như áp dụng đối với các lâm trường quốc doanh thì lợi ích của cộng đồng sẽ không còn (hoặc còn lại rất ít).

Sau các đợt khai thác trên thì RCĐ thôn Khánh Giang và Trường Lệ vẫn không khai thác hưởng lợi. Hiện tại khu vực RCĐ này rất tốt, chỉ khi nào người dân trong cộng đồng có nhu cầu xin khai thác gỗ làm nhà, .... thì Ban quản lý rừng tổ chức họp thôn biểu quyết thông qua.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính bền vững của mô hình quản lý rừng cộng đồng của dự án kfw6 tại huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)