CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5. PHÂN TÍCH NHỮNG THAY ĐỔI VỀ THỂ CHẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QLRCĐ BỀN VỮNG
3.5.1. Vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan
Trong quản lý tài nguyên rừng nói chung và quản lý tài nguyên RCĐ nói riêng thì cần sự phối hợp của nhiều bên tham gia, không thể có một chủ thể nào độc lập giải quyết mọi vấn đề mà không cần sự hỗ trợ, hợp tác của các bên liên quan.
3.5.1.1. Vai trò các bên liên quan khi dự án đang hỗ trợ triển khai QLRCĐ:
Hình 3.5. Sơ đồ quyền lực và mức độ ảnh hưởng của các bên liên quan đến hoạt động QLRCĐ khi còn dự án
(Ghi chú: Độ to nhỏ của vòng tròn nói lên quyền lực của các bên đối với hoạt động QLRCĐ. Mức xa gần của các vòng tròn đến tâm nói lên mức độ ảnh hưởng nhiều hay ít tới hoạt động quản lý rừng của thôn)
Qua sơ đồ ta thấy được vai trò của các bên liên quan trong hoạt động phát triển lâm nghiệp; trong đó phải kể đến vai trò của cộng đồng trong quản lý rừng, cụ thể:
QLRCĐ là một hoạt động rất quan trọng, để thực hiện các hoạt động một cách có hiệu quả và bền vững đòi hỏi phải có sự phối hợp của các bên liên quan (CBLQ).
Trong quản lý tài nguyên rừng nói chung và quản lý tài nguyên RCĐ nói riêng cần sự Quản lý
rừng cộng đồng
UBND tỉnh
Sở KH&ĐT
Sở NN&PT
NT
Sở TN&MT
UBND huyện
Chi cục LN Chi cuc
KL
Phòng NN&PTNT Phòng
TN&MT
Hạt KL BQL DA
KfW6 tỉnh
Tổ QLBV
Người dân trong cộng đồng
UBND xã
BQL DA KfW6 huyện
BQL LNCĐ thôn
phối hợp của nhiều bên liên quan tham gia, không thể một chủ thể nào độc lập giải quyết mọi vấn đề mà không cần sự hỗ trợ, hợp tác của các bên liên quan.
Nhìn chung các bên liên quan đều thể hiện được vai trò của mình, đều hỗ trợ tích cực cho các hoạt động của QLRCĐ, không có sự chồng chéo trong các hoạt động.
Trong đó, UBND xã có vai trò trung tâm gắn kết các bên liên quan khác với nhau. Qua sơ đồ venn trên cho thấy có rất nhiều thành phần tham gia trong công tác QLRCĐ và vai trò của mỗi thành phần đối với công tác QLLNCĐ là khác nhau. UBND tỉnh với vai trò là chỉ đạo sở NN và PTNT, UBND Huyện về công tác QLBVRCĐ, đồng thời quy định về phê duyệt một số thủ tục liên quan. UBND Huyện chỉ đạo các phòng ban liên quan thực hiện công tác giao rừng, hướng dẫn quản lý bảo vệ rừng và thi hành các chính sách liên quan gồm Phòng NN&PTNT, Phòng TN&MT, Hạt Kiểm lâm và UBND xã. Chi cục Kiểm lâm tỉnh là cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp có chức năng chỉ đạo Hạt Kiểm lâm thực hiện tốt chức năng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi lâm phận chủa mình; đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực hiện đó. Trong các bên liên quan thì BQLR của thôn, tổ QLBVR của thôn và các đoàn thể trong thôn là những chủ thể trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý bảo vệ rừng của thôn. Trong đó Ban quản lý rừng của thôn là bộ phận đại diện cho cộng đồng quản lý bảo vệ rừng, họ được cộng đồng bầu ra và có trách nhiệm thành lập các tổ QLBVR, phân công các thành viên trong cộng đồng tham gia tuần tra bảo vệ rừng...xây dựng kế hoạch QLBVR, xây dựng quy ước quản lý bảo vệ rừng của thôn để quản lý bảo vệ và thường xuyên báo cáo tình hình QLBVR lên cấp trên. Tổ QLBVR là thành phần trực tiếp tham gia QLBVR thông qua các hoạt động tuần tra rừng, các đoàn thể trong thôn bao gồm Hội nông dân, Hội CCB, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên...hỗ trợ quản lý và tuyên truyền về quản lý bảo vệ rừng. Đồng thời các đoàn thể của thôn cũng cử các thành viên đại diện cho mình để tham gia các tổ QLBVR và ban quản lý rừng của thôn
3.5.1.2. Vai trò các bên liên quan sau khi dự án kết thúc
Sau khi dự án kết thúc, ban quản lý dự án các cấp giải thể. Tài sản thuộc về dự án các cấp được thanh lý. Mối quan hệ của các bên liên quan đến hoạt động QLRCĐ ở hai thôn Trường Lệ và Khánh Giang cũng thay đổi do bởi cầu nối các bên liên quan và cộng đồng địa phương là ban quản lý dự án các cấp giải thể - những cán bộ kiêm nhiệm quay về vị trí công tác của họ; trong khi một số cán bộ tuyển vào làm dự án phải đi tìm việc khác. Lúc này vai trò các bên liên quan sẽ quay trở lại như trước khi có dự án. Mối quan hệ của các bên liên quan được mô tả như hình 3.6
Hình 3.6. Sơ đồ quyền lực và mức độ ảnh hưởng của các bên liên quan đến hoạt động QLRCĐ khi dự án kết thúc
Hỗ trợ từ chính quyền địa phương: Chính quyền xã có hỗ trợ cho cộng đồng như cử người cùng tham gia phối hợp, hàng tháng BQL rừng thôn trả tiền cho Trưởng Công an xã, Trưởng Chỉ huy Quân sự xã 200.000 đ/người/tháng
Chính quyền huyện và Hạt Kiểm lâm không có tương tác và hỗ trợ cộng đồng trong triển khai các hoạt động QLRCĐ sau khi dự án kết thúc. Hay nói cách khác, suốt quá trình dự án diễn ra, các bên liên quan đã chưa xây dựng được các cam kết để hỗ trợ thực hiện QLRCĐ .
Hỗ trợ của cán bộ kiểm lâm địa bàn gần như không có. Họ cho rằng cộng đồng là chủ rừng tự tìm kiếm nguồn kinh phí để thực hiện quản lý bảo vệ rừng. Kiểm lâm chỉ làm đúng chức năng nhiệm vụ thực hành pháp luật lâm nghiệp trên địa bàn.
Các bên liên quan và các cơ quan chức năng khác trên địa bàn huyện xã chỉ tìm đến các Ban QLLNCĐ khi có sự vụ liên quan.
Mặc dù Ban quản lý dự án KfW6 đã giải tán, nhưng cho đến nay Ban QLLNCĐ 2 thôn Trường Lệ và Khánh Giang vẫn thường xuyên giữ liên lạc với cựu điều phối viên của dự án (nay là Phó Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành).
Do trong quá trình thực hiện dự án, Chi cục Kiểm lâm hỗ trợ cộng đồng về mặt pháp lý liên quan đến giao đất giao rừng nên sau khi dự án kết thúc người dân vẫn giữ mối liên hệ với Chi cục Kiểm lâm và thường xuyên tham vấn một số cán bộ chi cục có tham gia dự án trước đây trong quá trình QLRCĐ.
Người dân UBND huyện
UBND Xã, các hội,
đoàn thể xã Phòng TN và
MT
Hạt kiểm lâm
Phòng NN và PTNT Sở NN&PTNT
Quản lý rừng cộng đồng
UBND tỉnh
BQL LNCĐ thôn
Chi cục Kiểm Tổ lâm
QLBV