Hiệu quả về mặt môi trường sinh thái

Một phần của tài liệu Đánh giá tính bền vững của mô hình quản lý rừng cộng đồng của dự án kfw6 tại huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi (Trang 72 - 75)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.6. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA MÔ HÌNH QLRCĐ TẠI HAI THÔN TRƯỜNG LỆ VÀ KHÁNH GIANG

3.6.3. Hiệu quả về mặt môi trường sinh thái

Từ năm 2007 dự án KfW6 được khiển khai thực hiện tại huyện Nghĩa Hành và đã giao cho cộng đồng hai thôn Khánh Giang và Trường Lệ quản lý bảo vệ rừng. Qua những năm cộng đồng quản lý bảo vệ tình hình vi phạm pháp luật lâm nghiệp đối với RCĐ giảm dần theo năm và những năm gần đây không có vụ vi phạm nào đến rừng, cụ thể:

Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường thông qua nhận thức của người dân về mặt môi trường.

- Tác động của mô hình đến trữ lượng rừng được trình bày ở bảng sau (Bảng 3.17)

Bng 3.17. So sánh kết quả điều tra tài nguyên rừng ở hai mô hình RCĐ thôn Khánh Giang và Trường Lệ

STT Tên thôn Diện tích khu RCĐ

Kết quả điều tra tài nguyên rừng

Lần 1 Lần 2

Năm điều tra

Trữ lượng m3

Năm điều tra

Trữ lượng m3

1 Khánh

Giang 403,6 2008 48.292,00 2013 54.284,06

2 Trường

Lệ 608,8 2007 124.357,51 2012 125.983,08

Qua 2 lần điều tra tài nguyên rừng thì ta nhận thấy trữ lượng rừng năm sau cao hơn năm trước, cụ thể: thôn Khánh Giang tăng trữ lượng: 5.992,06 m3; thôn Trường Lệ tăng trữ lượng: 1.625,57 m3

Từ bảng trên cho thấy RCĐ thôn Trường Lệ được đánh giá là mô hình điển hình trong QLRCĐ nhưng RCĐ thôn Khánh Giang trong 5 năm qua tăng trữ lượng nhanh hơn Trường Lệ. Hiện tượng này được cho là do RCĐ thôn Khánh Giang có mật độ cây tái sinh cao, nên 5 năm qua cây sinh trưởng tốt đã cho tỷ lệ tăng trưởng cao hơn so với RCĐ thôn Trường Lệ.

- Tác động của mô hình đến vấn đề bảo vệ đất: tăng độ phì đất, chống xói mòn, trong những năm gần đây tình trạng sạt lở đất rừng không còn xảy ra.

- Tác động của mô hình đến vấn đề bảo vệ nguồn nước, bảo vệ dòng chảy, giảm ô nhiễm không khí

Trên thực tế, rừng được xem là những máy lọc các chất ô nhiễm khổng lồ.

Trong một năm 1ha rừng có khả năng giữ lại khoảng 36,4 tấn bụi trong không khí nên với 1.012,4 ha rừng trồng mới sẽ giữ được 36.851,36 tấn bụi. Mặt khác rừng còn có vai trò quan trọng làm cân bằng khí O2 và CO2 trong khí quyển, giảm biến đổi khí hậu.

Do vậy với 1.012,4 ha rừng dự tính trong 7 năm có tác dụng tốt trong vấn đề cải thiện môi trường và quan trọng nhất là giảm hiện tượng hiệu ứng nhà kính, là nhân tố ngăn chặn xói mòn đất, cắt dòng chảy bề mặt, tăng cường lượng nước thấm vào đất, giảm thiểu lũ lụt và sự sa lắng, bồi lấp lòng sông, lòng hồ, sạt lở đất bờ sông và bảo vệ các tuyến đê điều. Đất và nước sẽ được bảo tồn, diện tích canh tác bền vững sẽ được gia tăng và hậu quả lũ lụt sẽ được giảm nhiều; quan trọng hơn cả là nâng cao chất lượng rừng, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.

Ngoài ra với hơn 1.000 ha RCĐ của hai thôn Khánh Giang và Trường Lệ đã đảm bảo được nguồn nước tưới cho hơn 400 ha ruộng lúa, hoa màu của người dân trong các đợt nắng nóng kéo dài. Bà con ở đây này càng thấy rõ hơn về lợi ích của việc quản lý bảo vệ rừng không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình, mà còn góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp...

Tác động của mô hình đến vấn đề đa dạng sinh học: Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên (Bảng 3.18).

Bng 3.18. Biến động của loài động thực vật trước, trong và sau dự án kết thúc

TT Loài động, thực vật

Trước khi

có dự án Dự án Sau khi dự án kết thúc

1 Cây gỗ Lim Nhiều Còn ít Nhiều

2 Cây gỗ Gõ Ít Hiếm Hiếm

3 Cây gỗ Dầu rái Rất nhiều Nhiều Rất nhiều

4 Cây Trâm Nhiều Nhiều Nhiều

5 Cây gỗ Giổi Nhiều Hiếm Còn ít

6 Cây gỗ Sơn Ít Hiếm Còn ít

7 Cây gỗ Chò Nhiều Ít hơn Còn ít

8 Cây gỗ Giẻ Rất nhiều nhiều Nhiều

9 Cây gỗ Sến Rất nhiều Ít hơn Còn ít

10 Cây mây nước Rất nhiều Ít Nhiều

11 Sa nhân Ít Ít Nhiều

12 Khỉ, vượn Nhiều Nhiều Nhiều

13 Mật ong Nhiều Nhiều Nhiều

14 Gấu, Tê tê, Trăn Ít Hiếm Hiếm

15 Dê, mang, nai, heo rừng… Nhiều Ít Còn ít

(Nguồn: Số liệu điều tra thực địa 2017) - Tăng độ che phủ của rừng là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự biến đổi cấu trúc cảnh quan và sự thay đổi môi trường sinh thái, sự gia tăng độ che phủ của rừng cũng góp phần làm tăng tính đa dạng sinh học của khu vực, cụ thể độ che phủ tại vùng dự án năm 2017 là 71,21% , trước khi thực hiện dự án là 67% trong năm 2014. Điều này cho thấy những tác động có lợi của dự án đến môi trường sinh thái trong khu vực nghiên cứu và khả năng làm tăng tính đa dạng sinh học

3.7. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG QLRCĐ VÀ HƯỚNG ĐẾN QLRCĐ BỀN VỮNG

Một phần của tài liệu Đánh giá tính bền vững của mô hình quản lý rừng cộng đồng của dự án kfw6 tại huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)