CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai ở thành phố hà tỉnh, tỉnh hà tỉnh (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Tác giả Trần Đức Thắng với công trình nghiên cứu: “Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai ở Việt Nam: Những thành công và hạn chế”. Qua nghiên cứu này, tác giả đã phân tích

- Về cơ chế, chính sách:

+ Đối với chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế, phí, lệ phí có liên quan: Về cơ bản, các chính sách trên đã phù hợp với cơ chế thị trường; huy động được

nguồn thu tài chính hiệu quả, phù hợp từ đất đai cho ngân sách nhà nước; góp phần hoàn thiện hệ thống pháp lý về quản lý tài chính đất đai .

+ Đối với sử dụng nhà, đất của các đơn vị sự nghiệp công lập: Việc cho phép các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết và tiền thu được từ hoạt động này, sau khi thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước, được dành phát triển hoạt động sự nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản nhà nước, khai thác tiềm lực tài chính từ đất đai bổ sung nguồn lực tài chính cho các đơn vị sự nghiệp, giảm gánh nặng chi cho NSNN, nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ cung cấp cho xã hội.

+ Đối với thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước:Thông qua việc sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước, các bộ, ngành, địa phương và tổng công ty nhà nước đã nắm được một cách hệ thống số lượng, giá trị và hiện trạng sử dụng để có phương án sắp xếp hiệu quả như chấm dứt việc cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định để sử dụng đúng mục đích được giao theo pháp luật về quản lý công sản.

+ Đối với các trường hợp nhà đất sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả thì cho chuyển mục đích sử dụng đất: Qua đó, đã góp phần huy động nguồn lực to lớn từ nhà đất để bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển.

+ Đối với bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước: Đã tạo điều kiện cho một bộ phận người dân (chủ yếu là cán bộ, công chức) được quyền sở hữu, tự cải thiện nhà ở của mình, từ đó giảm gánh nặng duy trì, bảo dưỡng từ NSNN và góp phần chỉnh trang đô thị.

- Về thực hiện khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai:

+ Tỷ trọng nguồn thu NSNN từ đất không ngừng tăng cao: Nếu như 2002, tỷ trọng nguồn tài chính thu từ lĩnh vực đất đai chỉ chiếm 4,43% thu NSNN, thì đến năm 2010 đã chiếm tới 11,21%. Đây là kết quả khả quan trong hoạt động khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, đóng góp vào NSNN. Xét riêng khía cạnh nguồn thu từ tiền sử dụng đất thì giá trị thu được dưới hình thức này cũng tăng theo thời gian. Con số thống kê cho thấy nếu như năm 2005, số tiền thu được từ thuê đất đóng góp 799 tỷ đồng cho NSNN thì đến năm 2010 con số này đã tăng 3,5 lần, đạt mức 2.900 tỷ đồng; tiền thu sử dụng đất năm 2005 là 14.176 tỷ đồng thì đến năm 2010 đã đạt 48.662 tỷ đồng, tăng gần 3 lần .

+ Đa dạng hơn trong các hình thức khai thác: Trong những năm gần đây, hình thức thực hiện khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai ở Việt Nam dần đa dạng, phù hợp hơn với cơ chế thị trường, chẳng hạn việc đổi đất lấy hạ tầng, việc thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất là những hình thức rất mới trong quá trình thực hiện khai thác

nguồn lực tài chính từ đất đai ở Việt Nam. Khi đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, hình thức tính giá trị quyền sử dụng đất vào trong giá trị tài sản doanh nghiệp khi thực hiện cũng được áp dụng, làm tăng hiệu quả quá trình thực hiện khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai. Bên cạnh đó, hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai thông qua sắp xếp lại nhà đất thuộc sở hữu nhà nước cũng đang được áp dụng góp phần huy động nguồn lực to lớn từ nhà đất để bổ sung cho đầu tư phát triển và cho NSNN .

- Các mặt hạn chế, tồn tại: Chưa khai thác hết tiềm năng tài chính từ đất đai phục vụ phát triển KT-XH; công tác định hướng, dự báo, đánh giá, tính toán khả năng khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai còn nhiều hạn chế; hệ thống chính sách tài chính đất đai vẫn còn phức tạp, bất cập, thiếu tính nhất quán; việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai còn chủ yếu tập trung ở các địa phương có tốc độ đô thị hoá cao;

phương thức khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai vẫn mang nặng tính hành chính, chưa phù hợp với nguyên tắc thị trường

- Một công trình nghiên cứu khác của Vũ Thị Thơm….: “Đánh giá nguồn lực tài chính từ đất đai trong nền kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến năm 2011” Đề tài nêu lên việc nghiên cứu, đánh giá nguồn lực từ tài chính đất đai trên địa bàn thành phố Thái Nguyên là vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp vì động chạm đến lợi ích kinh tế của nhiều nhóm chủ thể trong nền kinh tế. Vì vậy, cần tạo ra những điều kiện phù hợp để thúc đẩy quá trình này trên cơ sở giải quyết hài hòa các mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu với các chủ thể kinh tế khác. Do tính chất phức tạp của quan hệ kinh tế về đất đai, sự đa dạng về hình thức vận động của các nguồn tài chính từ đất đai cũng như hình thức khai thác các nguồn lực đó, việc nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai ở nước ta trong giai đoạn trước mắt và lâu dài chỉ có thể thực hiện thông qua hệ thống các giải pháp đồng bộ từ công tác quy hoạch tới thể chế hóa bằng chính sách các quan hệ đất đai và bộ máy thực hiện các chính sách về đất đai.

- Công trình nghiên cứu khác của Trần Văn Xuân….: “Phân tích tình hình khai thác nguồn lực Tài chính từ đất đai ở thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Quãng Ngãi ” Đề tài đánh giá được việc khai thác chính sách trong việc thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế, phí, lệ phí có liên quan. Về cơ bản các chính sách đã phù hợp với cơ chế thị trường, huy động nguồn thu tài chính cho ngân sách nhà nước. Thông qua cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất, tình trạng tiêu cực trong giao đất đã từng bước hạn chế và đảm bảo công khai, minh bạch. Chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cơ bản đã thể hiện được sự ưu đãi và khuyến khích đầu tư của Nhà nước đối với các đối tượng sử dụng đất cần ưu đãi. Tuy nhiên, tác giả cũng nêu lên những mặt tồn tại và hạn chế như công tác định hướng, dự báo, đánh giá, tính toán khả năng khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai chưa được quan tâm đúng mực và mang tính chiến lược,

dài hạn. Công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng chưa đi trước một bước và thường xuyên bị thay đổi, điều chỉnh. Phương thức khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai vẫn mang tính hành chính, chưa phù hợp với nguyên tắc thị trường.

- Tiếp đến là công trình nghiên cứu của Hoàng Thị Mai Trang…“Phân tích tình hình khai thác nguồn lực Tài chính từ đất đai ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011- 2015” Đề tài phân tích được, đánh giá tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 5 năm, việc áp dụng cơ chế, chính sách đất đai trong giai đoạn này chủ yếu áp dụng theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 và đã đưa những vấn đề bất cập về cơ chế, chính sách làm ảnh hưởng đến kết quả khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn thành phố; những hạn chế, bất cập này, hiện nay Luật Đất đai năm 2013 đã có những quy định mới để thay thế, vì vậy Luận văn này đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trong những năm tới; tuy nhiên, những giải pháp trong Luận văn này vẫn còn nhiều vấn đề thiếu sót. Do đó kiến nghị các nhà quản lý tiếp tục nghiên cứu và bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của thành phố Đồng Hới để đảm bảo cho việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai bền vững và hiệu quả.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai ở thành phố hà tỉnh, tỉnh hà tỉnh (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)