CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung bộ có vị trí địa lý từ 18° - 18°24’ vĩ độ Bắc, 105053’-105056’ kinh độ Đông, nằm trên trục đường Quốc lộ 1A, cách thủ đô Hà Nội 340 km, thành phố Vinh 50 km về phía Nam; cách thành phố Huế 314 km về phía Bắc và cách biển Đông 12,5 km.Địa giới hành chính của thành phố được giới hạn:
- Phía Bắc giáp: Huyện Thạch Hà và huyện Lộc Hà.
- Phía Tây giáp: Xã Thạch Đài, xã Thạch Tân, sông Cày (huyện Thạch Hà).
- Phía Nam giáp: Xã Cẩm Bình, xã Cẩm Vịnh (huyện Cẩm Xuyên).
- Phía Đông giáp: Sông Đồng Môn (huyện Thạch Hà, Lộc Hà)
Hình 3.1 Sơ đồ vị trí thành phố Hà Tĩnh
Thành phố có địa hình thấp, bằng phẳng, đất đai được tạo thành do bồi tích sông, biển, độ cao từ 0,5 m - 3 m. Thành phố Hà Tĩnh được che chắn bởi ngọn Rào Cỏ thuộc Trường Sơn Bắc phía Tây huyện Hương Khê nên ít bị ảnh hưởng bởi gió Lào.
Tổng diện tích tự nhiên là 5647,23 ha. Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, đến nay thành phố Hà Tĩnh có 16 đơn vị hành chính bao gồm 10 phường: Bắc Hà, Nam Hà, Tân Giang, Trần Phú, Đại Nài, Hà Huy Tập, Thạch Linh, Nguyễn Du, Thạch Quý, Văn Yên và 6 xã: Thạch Hạ, Thạch Môn, Thạch Trung, Thạch Đồng, Thạch Hưng và Thạch Bình.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thành phố Hà Tĩnh nằm trong dải đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh, nét nổi bật của địa hình nơi đây là hẹp ngang và dốc nghiêng từ tây sang đông với độ cao trung bình 4,33 m so với mực nước biển nên khả năng thoát nước về mùa lũ tương đối tốt.
Địa hình thành phố Hà Tĩnh chủ yếu là đồng bằng, ngoài núi Nài là hiện tượng đột khởi, phần lớn diện tích là bằng phẳng. Thành phố nằm trọn trên giải đồng bằng phía nam của tỉnh. Giống như những đồng bằng ven biển miền trung, đồng bằng ở đây hẹp, tầng đất canh tác mỏng. Một số xã, phường có địa hình lòng máng, độ phèn chua cao, chủ yếu là đất thịt, ba phía sông nước bao bọc.
Xưa kia vùng đất này nằm trong đồng bằng quanh núi Nam Giới, theo An - Tĩnh cổ lục của Lebreton thì đây là vùng đầm phá núi Nam Giới. Phía tây là dãy Trà Sơn - Báu Đài - Nhật Lệ; phía Đông là biển. Địa hình được kiến tạo bởi phù sa và cát biển.
Với lợi thế ba mặt có sông, thông ra Cửa Sót, tạo cho vùng này có cảnh quan tự nhiên phong phú, tác động quan trọng đến mọi mặt hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội. Hơn nữa, với ưu thế địa hình ba mặt có sông nên vùng này trũng ít, lưu lượng nước từ trên cao đổ về, từ dưới biển dâng lên được thoát ra từ ba con sông này và được che chắn bởi hệ thống đê bao nên vùng trông cây lương thực của thành phố ít bị nhiễm mặn. Mặc dù đất không thực sự màu mỡ, song vùng này lại được thiên nhiên ưu đãi. Phía Tây có ngọn Rào Cỏ nằm dưới chân dãy Trường Sơn che chắn gió Lào, phía Đông Bắc có núi Nam Giới chở che giông bão.
3.1.1.3. Khí hậu
Nhiệt độ không khí trung bình qua các năm là 240C. Trong năm khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt:
- Mùa nắng kéo dài từ tháng IV đến tháng X, khí hậu khô nóng nhất từ tháng V đến tháng VIII. Mùa này thường nóng bức, nhiệt độ có thể lên tới 400C, thỉnh thoảng có mưa rào xuất hiện đột ngột.
- Mùa mưa kéo dài từ tháng X đến tháng III năm sau, nhiệt độ trung bình tháng từ 14,10C (tháng I) đến 23,50C (tháng X).
Bảng 3.1. Diễn biến nhiệt độ các năm
Yếu tố thống kê 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Ttb năm (0C) 23,4 24,3 24,5 23,0 24,7 24,1 24,7 Ttb tháng cao nhất (0C) 33,1 33,9 35,8 32,7 34,5 33,8 35,5 Ttb tháng thấp nhất (0C) 17,0 17,5 16,9 17,0 18,5 17,4 18,3 Biên độ giao động nhiệt
TB năm (0C) 16,1 16,4 18,9 15,7 16 16,4 17,2
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Hà Tĩnh) Nhìn chung độ ẩm không khí tương đối cao. Biên độ giao động độ ẩm không khí qua các năm không đáng kể, từ 81 ÷ 85,3%. Thời kỳ độ ẩm cao nhất vào khoảng tháng XI đến tháng III năm sau; thời kỳ độ ẩm thấp nhất vào khoảng tháng VI và VII, ứng với thời kỳ gió Tây Nam khô nóng hoạt động mạnh.
Bảng 3.2. Đặc trưng độ ẩm không khí qua các năm
Độ ẩm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Độ ẩm không khí TB (%) 84,83 83,75 83,67 84,50 82,3 83,5 85,0 Độ ẩm KK TB tháng min (%) 49,33 43,58 45,67 52,17 50,92 48,25 45,0
(Nguồn: Đài Khí tượng thuỷ văn Hà Tĩnh) - Lượng mưa trên khu vực xả nước thải không đồng đều qua các tháng trong năm.
Mùa Đông thường kết hợp giữa gió mùa Đông Bắc và mưa dầm, lượng mưa mùa này chiếm khoảng 25% lượng mưa hàng năm. Lượng mưa tập trung trong năm vào mùa Hạ và mùa Thu, chiếm khoảng 75% lượng mưa cả năm, đặc biệt cuối Thu thường mưa rất to.
Qua số liệu thu thập từ Trung tâm khí tượng thủy văn Hà Tĩnh thì: Lượng mưa trung bình từ năm 2009 đến 2015 tại khu vực xả thải là 2.627,7 mm/năm.
- Lượng bốc hơi vào các tháng mùa Hạ thường cao hơn cả lượng mưa nên vào các tháng mùa Hạ thường xảy ra khô hạn.
Bảng 3.3. Tổng hợp lượng mưa, bốc hơi qua các năm
Đặc trưng 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng lượng mưa (mm) 2.070,7 2.376,0 1.551,6 2.704,4 1.640 Lượng mưa Nmax(mm) 202,0 146,8 122,0 355,0 391,5 Tổng lượng bốc hơi (mm) 891,2 653,8 913,1 791,0 847,1
Tổng lượng mưa TB 4 năm 2.068,5 mm
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Hà Tĩnh) - Thành phố Hà Tĩnh là khu vực chịu tác động của hoàn lưu gió mùa rõ rệt, đó là gió mùa mùa Đông và gió mùa mùa Hạ. Gồm các đặc điểm sau:
+ Gió mùa mùa Đông: Trong các tháng (XII, I, II) hướng gió thịnh hành là Đông Bắc, thời kỳ cuối Đông từ tháng III trở đi hướng gió thay đổi dịch chuyển dần từ Đông Bắc sang Đông.
+ Gió mùa mùa Hạ: Hướng gió thịnh hành là Tây Nam và Nam, thường bắt đầu từ giữa tháng V, thịnh hành vào tháng VI, tháng VII và suy yếu vào tháng VIII.
Tốc độ gió khu vực xả thải được thể hiện chi tiết ở bảng sau:
Bảng 3.4. Tốc độ gió (m/s) đo được tại khu vực xả thải trong năm 2016
Tháng
Hướng gió
Bắc Đông Bắc Đông Đông Nam Nam Tây Nam Tây Tây Bắc Lặng
I 2 2 1 2 1 1 1 2 -
II 1 2 1 1 1 1 1 2 -
III 1 1 1 1 1 2 1 1 -
IV 1 1 1 1 1 1 1 1 -
V 1 1 2 2 2 2 1 1 -
VI 1 1 1 2 2 2 1 1 -
VII 2 1 1 1 2 2 1 2 -
VIII 1 1 1 2 2 2 2 1 -
IX 1 1 1 2 1 1 2 1 -
X 1 1 1 2 1 1 1 2 -
XI 1 2 1 2 1 1 1 2 -
XII 1 1 1 1 1 1 1 2 -
(Nguồn: Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh)
Theo số liệu của Đài khí tượng thuỷ văn Hà Tĩnh thì tổng thời gian chiếu sáng trung bình hàng năm dao động từ 1.237 1.658 giờ/năm. Độ bức xạ cực đại từ 1.838 1.851 Kcal/năm. Độ dài ngày và độ cao mặt trời lớn nên tổng lượng bức xạ cao.
Thành phố Hà Tĩnh chịu nhiều ảnh hưởng của bão (chịu trực tiếp từ 3 ÷ 4 cơn bão/năm, chịu ảnh hưởng từ 5 ÷ 6 cơn bão/ năm). Tốc độ gió mạnh nhất khi có bão có thể đạt tới 30 m/s ở vùng núi và 40 m/s ở vùng đồng bằng. Ở Hà Tĩnh bão thường xuất hiện vào cuối tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 10, lượng mưa tập trung vào các tháng 8, 9, 10 trong năm. Bão xuất hiện thường dẫn đến ngập lụt.
3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
Kết quả chỉnh lý bổ sung bản đồ đất của thành phố Hà Tĩnh trên cơ sở kế thừa bản đồ đất toàn tỉnh có điều tra bổ sung như sau:
- Đất phèn hoạt động mặt ít có diện tích 645,0 ha. Được phân bố tập trung ở khu vực phường Đại Nài, xã Thạch Bình và xã Thạch Hạ
- Đất tiềm năng mặt ít có diện tích 310,0 ha, phân bố chủ yếu ở xã Thạch Môn, Thạch Hưng
- Đất phù sa Chua diện tích 1650,0 ha được phân bố ở phường Đại Nài, xã Thạch Bình, Phường Văn Yên, Hà Huy Tập, Thạch Linh, Trần Phú và xã Thạch Trung
- Đất cát chua diện tích 290,0 ha, phân bố khu vực Thạch Linh, Nguyễn Du.
- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng diện tích 254,0ha phân bố ở Xã Thạch Môn, Thạch Đồng, phường Trần Phú, Nam Hà, Thạch Linh