Tình hình sản xuất lạc trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mật độ trồng lạc đối với giống tb25 và giống tk10 trong vụ xuân 2017 tại huyện đông hòa, tỉnh phú yên (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Tình hình sản xuất lạc

1.3.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới

Formatted: Vietnamese

Formatted: Vietnamese

Formatted: Vietnamese

Trong số các cây có dầu ngắn ngày trên thế giới, lạc đứng thứ 2 sau cây đậu tương về diện tích cũng như sản lượng. Châu Á đứng đầu thế giới về diện tích và sản lượng, tiếp theo là châu Phi, Bắc Mỹ rồi đến Nam Mỹ. Lạc được trồng rộng rãi ở Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Senegal, Myanmar, Braxin, Argentina... Hiện nay, ở các nước như Malavi, Sudan, Thái Lan, Việt Nam... diện tích trồng lạc đang ngày cảng mở rộng.

Trước đây, trên thế giới người ta sản xuất lạc theo lối cổ truyền, kỹ thuật canh tác lạc hậu cho nên năng suất không cao và thiếu ổn định. Hiện nay, đa số các nước trên thế giới đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật, sử dụng hầu hết các giống mới. Tuy vậy, các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng chưa đồng đều, dẫn tới sự chênh lệch năng suất giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển là khá lớn.

Diễn biến về diện tích, sản lượng và năng suất lạc từ năm 2012 - 2014 thể hiện qua bảng sau.

Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới

STT Nước Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn) 2012 2013 2014 2012 2013 2014 2012 2013 2014 1 Thế giới 24,6 24,5 26,5 1,65 1,78 1,65 40,5 45,2 43,9 2 Trung Quốc 4,7 4,63 4,63 3,57 3,67 3,58 16,8 17,0 16,55 3 Ấn Độ 4,77 5,25 4,69 0,98 1,80 1,40 4,69 9,47 6,56 4 Nigeria 2,66 2,36 2,77 1,24 1,27 1,23 3,31 3,00 3,41 5 Mỹ 0,65 0,42 0,54 4,70 4,50 4,40 3,06 1,89 2,35 6 Sudan 1,62 2,16 2,10 0,64 0,82 0,84 1,03 1,76 1,77 7 Myanmar 0,88 0,89 0,48 1,56 1,54 1,79 1,37 1,37 0,87 8 Indonesia 0,56 0,52 0,50 2,23 2,58 1,28 1,25 1,34 0,64 9 Argentina 0,31 0,40 0,41 2,23 2,54 2,85 0,68 1,02 1,17 10 Senegal 0,71 0,77 0,88 0,95 0,92 0,76 0,67 0,71 0,67 11 Cameroon 0,42 0,46 0,44 1,50 1,37 1,40 0,63 0,63 0,61 12 Việt Nam 0,22 0,22 0,21 2,13 2,27 2,18 0,47 0,49 0,45 (Nguồn: FAOSTAT, 2017)

* Về diện tích

Diện tích trồng lạc trên thế giới từ năm 2012 - 2014 không có sự biến đổi lớn, dao động từ 24,6 – 26,5 triệu ha và có xu hướng giảm dần theo từng năm. Các nước có diện tích trồng lạc lớn là Ấn Độ, với diện tích gieo trồng từ 4,77 – 5,25 triệu ha/năm, Trung Quốc gieo trồng từ 4,63 - 4,7 triệu ha/năm, Nigieria trồng từ 2,36 - 2,77 triệu ha/năm.

* Về năng suất

Năng suất lạc của các nước trên thế giới có sự khác biệt khá lớn. Những nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển thường có năng suất cao, và ngược lại thì một số nước dù có diện tích lạc tăng đáng kể nhưng năng suất lạc vẫn còn rất thấp. Từ năm 2012 - 2014 năng suất lạc của thế giới tăng từ 1,65 – 1,78 tấn/ha và tăng dần theo từng năm. Năm 2013 thì năng suất lạc của thế giới đạt cao nhất là 1,78 tấn/ha. Nước đạt năng suất lạc cao nhất là Mỹ, Trung Quốc và Argentina.

Năng suất lạc của Việt Nam đạt 2,27 tấn/ha (năm 2013) cao hơn năng suất trung bình của thế giới. Trong khi đó một số nước có năng suất thấp nhưng có diện tích lớn nhất nhì thế giới như Ấn Độ (năm 2013) có 5,25 triệu ha nhưng năng suất lại không cao (1,8 tấn/ha).

* Về sản lượng

Từ năm 2011 - 2014 sản lượng lạc của thế giới có sự tăng dần qua các năm.

Năm 2011 và năm 2012 là 40,5 triệu tấn, năm 2014 đạt 43,9 triệu tấn. Trong đó năm 2013 thì sản lượng tăng cao và đạt 45,23 triệu tấn. Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có sản lượng lạc đạt cao nhất.

Nhìn chung diện tích, năng suất và sản lượng có sự khác biệt giữa các nước cũng như các khu vực trồng lạc trên thế giới. Sự khác biệt này là do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do có sự khác biệt về khả năng đầu tư và trình độ thâm canh. Vì vậy, để cải thiện năng suất lạc trên thế giới cần thông qua quá trình chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nhất là các nước Châu Á.

Theo nhận định của các nhà khoa học, tiềm năng để nâng cao năng suất và sản lượng lạc ở các nước còn rất lớn cần phải khai thác. Trong khi năng suất lạc bình quân của thế giới mới đạt xấp xỉ 1,6 tấn/ha. Ở Trung Quốc, thử nghiệm trên diện hẹp đã thu được năng suất khoảng 12 tấn/ha, cao hơn 9 lần so với năng suất bình quân trên thế giới. Trên diện tích rộng hàng chục hecta, năng suất lạc có thể đạt 9,6 tấn/ha. Gần đây, tại Viện Quốc tế Nghiên cứu cây trồng vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT) Ấn Độ đã thông báo sự khác biệt giữa năng suất lạc trên các trạm trại nghiên cứu và năng suất trên đồng ruộng nông dân là từ 4 - 5 tấn/ha. Trong khi năng suất của các cây ngũ cốc như lúa mì và lúa nước đã đạt gần tới trần và có xu hướng giảm dần ở nhiều nước trên thế giới thì năng suất cây lạc trong sản xuất còn khác rất xa so với năng suất tiềm

năng. Chiến lược này đã được áp dụng thành công ở nhiều nước và đã trở thành bài học kinh nghiệm trong phát triển sản xuất lạc của các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mật độ trồng lạc đối với giống tb25 và giống tk10 trong vụ xuân 2017 tại huyện đông hòa, tỉnh phú yên (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)