Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các chỉ tiêu về diện tích lá và chỉ số diện tích lá của hai giống lạc TB25 và TK10

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mật độ trồng lạc đối với giống tb25 và giống tk10 trong vụ xuân 2017 tại huyện đông hòa, tỉnh phú yên (Trang 58 - 70)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh lý

3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các chỉ tiêu về diện tích lá và chỉ số diện tích lá của hai giống lạc TB25 và TK10

Ở thực vật, khoảng 95% khối lượng vật chất khô cung cấp cho quá trình kiến tạo nên các cơ quan bộ phận cũng như sự sinh trưởng và phát triển của chúng được lấy từ sản phẩm quang hợp và tích lũy chất hữu cơ của bộ lá. Điều đó cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của lá trong quá trình sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất của cây trồng. Nếu bộ lá phát triển phù hợp, có cấu trúc tán hợp lý sẽ nâng cao khả năng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nâng cao khả năng quang hợp và tạo ra chất hữu cơ nhiều hơn cho cây. Để đánh giá sự phát triển bộ lá ở cây lạc các nhà nghiên cứu thường thông qua một số chỉ tiêu như diện tích lá trên cây, chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất)…

Chỉ số diện tích lá nói lên khả năng che phủ của cây ở mức mật độ nhất định, trong điều kiện trồng với mật độ, chế độ phân bón và điều kiện ngoại cảnh thích hợp thì thân lá phát triển mạnh đó là điều kiện cho năng suất sau này. Chỉ số diện tích lá cao hợp lý, quang hợp thuận lợi thì năng suất lạc tăng. Để nâng cao năng suất lạc trên đồng ruộng thông qua tăng chỉ số diện tích lá, trong sản xuất hiện nay đã để ra một số biện pháp kỹ thuật có hiệu quả như: điều chỉnh mật độ gieo trồng, chọn tạo giống và bón phân hợp lý. Theo dõi ảnh hưởng của mật độ đến chỉ số diện tích lá 2 giống lạc TB25 và TK10 các giai đoạn khác nhau tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 3.7.

Chỉ số diện tích lá tăng dần từ khi cây có lá thật đến giai đoạn ra hoa, tiếp tục tăng mạnh và đạt cao nhất ở thời kỳ quả mẩy để huy động cao nhất các chất đồng hóa về quả và hạt sau đó giảm dần đến khi thu hoạch. Số liệu cho thấy, trên hầu hết các công thức thí nghiệm có mật độ tăng làm cho chỉ số diện tích lá đều tăng.

Formatted: Vietnamese Formatted: Vietnamese Formatted: Vietnamese

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá của hai giống lạc TB25 và TK10.

Thời kỳ theo dõi

Công thức

Thời kỳ bắt đầu

ra hoa Thời kỳ hoa rộ Thời kỳ quả mẩy

DTL (dm2/cây)

LAI (m2 lá /m2 đất)

DTL (dm2/cây)

LAI (m2 lá /m2 đất)

DTL (dm2/cây)

LAI (m2 lá /m2đất) TB25-30 3,08a 0,92cd 5,60a 1,68cd 14,77a 4,43e TB25-33 (Đ/C) 2,89a 0,95bcd 5,55a 1,83bc 14,22ab 4,69e TB25-41 2,76a 1,13abc 5,48a 2,25a 14,14ab 5,80b TB25-45 2,73a 1,23a 5,42a 2,44a 13,80bc 6,21a TK10-30 2,86a 0,86d 4,65b 1,39e 13,03cd 3,91f TK10-33 2,84a 0,94bcd 4,63b 1,53de 12,33de 4,07f TK10-41 2,80a 1,15ab 4,56b 1,87bc 12,23de 5,02d TK10-45 2,77a 1,25a 4,48b 2,02b 12,02e 5,41c TB giống

TK10 1,05a 1,70b 4,60b

TB25 1,06a 2,05a 5,28a

TB mật độ

30 0,89b 1,54c 4,17d

33 0,94b 1,68c 4,38c

41 1,14a 2,06b 5,41b

45 1,24a 2,23a 5,81a

CV% mật độ 11,25 6,2 2,91

CV% mật độ*giống 9,08 4,11 3,08

LSD0,05 0,21 0,19 0,29

Ghi chú: a,b,c…biểu thị mức độ sai khác giữa các công thức thí nghiệm, trong đó các công thức thí nghiệm có cùng chữ cái thì không có sự sai khác.

- Thời kỳ bắt đầu ra hoa: Chỉ số diện tích lá của các công thức dao động từ 0,86 – 1,25m2 lá/m2 đất, thấp nhất là công thức TK10-30 đạt 0,86m2 lá/m2 đất và cao nhất là

Formatted: Vietnamese, Not Expanded by / Condensed by Formatted: Vietnamese, Not Expanded by / Condensed by

Formatted Table

Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic

công thức TK10-45, đạt 1,25m2 lá/m2 đất. Công thức đối chứng TB25-33 có diện tích lá/cây đạt 2,89 dm2/cây và chỉ số diện tích lá là 0,95 m2 lá/m2 đất.

Xét riêng về yếu tố giống, kết quả thu được trên hai giống lạc TK10 và TB25 là mật độ càng dày thì có xu thế chỉ số diện tích lá càng cao. Đối với giống TK10 và giống TB25, ở mật độ 45 cây/m2 cho diện tích lá cao nhất là 1,23 m2 lá/m2 đất (giống TB25) và 1,25m2 lá/m2 đất (giống TK10); bên cạnh đó ở mật độ 30 cây/m2 cho chỉ số diện tích lá thấp nhất đạt 0,86m2 lá/m2 đất (giống TK10) và 0,92m2 lá/m2 đất (giống TB25).

Ở cùng mật độ, giống lạc TB25 có chỉ số diện tích lá cao hơn giống lạc TK10, và tạo ra sự khác nhau có ý nghĩa ở các mật độ khác nhau với hệ số biến động tương đối cao.

- Thời kỳ hoa rộ: số liệu bảng 3.7 và kết quả phân tích phương sai cho thấy, thời kỳ này chỉ số diện tích lá của các công thức đã cao hơn và có sự khác nhau ở mức ý nghĩa, biến động từ 1,39 – 2,44 m2lá/m2đất. Trong đó công thức TK10-30 và công thức TK10-33 đều cho chỉ số diện tích lá thấp hơn so với đối chứng TB25-33 (1,83 m2lá/m2đất). Công thức TB25-45 có chỉ số diện tích lá cao nhất, đạt 2,44 m2lá/m2đất và thấp nhất là công thức TK10-30, đạt 1,39 m2lá/m2đất.

So sánh trung bình chỉ số diện tích lá ở các mật độ nhận thấy, mật độ khác nhau chỉ số diện tích lá biến động từ 1,54 – 2,23 m2lá/m2đất. Chỉ số diện tích lá đạt cao nhất ở mật độ 45 cây/m2, thấp nhất ở mật độ 30 cây/m2 và sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê, tuy nhiên giữa mật độ 41 cây/m2 và 45 cây/m2 chưa có sự khác biệt.

So sánh trung bình chỉ số diện tích lá ở các giống nhận thấy, hai giống khác nhau có chỉ số diện tích lá khác nhau ở mức ý nghĩa p >= 0,05, giống TB25 có chỉ số diện tích lá là 2,05 m2lá/m2đất cao hơn giống TK10 là 1,70 m2lá/m2đất. Có thể nói, ở giai đoạn này yếu tố giống bắt đầu có ảnh hưởng đến chỉ số diện tích lá.

- Thời kỳ quả mẩy: kết thúc thời kỳ ra hoa rộ lạc đâm tia hình thành quả, trong suốt thời kỳ này lạc tiếp tục sinh trưởng, phát triển thân lá. Tương tự thời kỳ hoa rộ, chỉ số diện tích lá ở các công thức thời kỳ này cũng có sự sai khác ở mức ý nghĩa, biến động từ 3,91 – 6,21 m2lá/m2đất. Trong đó, chỉ số diện tích lá đạt cao nhất ở mật độ 45 cây/m2, ở công thức TB25-45 là 6,21 m2lá/m2đất và thấp nhất ở mật độ 30 cây/m2 đối với công thức TK10-30 là 3,91m2lá/m2đất.

So sánh trung bình chỉ số diện tích lá ở các mật độ: mật độ khác nhau chỉ số diện tích lá biến động từ 4,17 – 5,81 m2lá/m2đất. Mật độ 45 cây/m2 có chỉ số diện tích lá cao nhất đạt 5,81 m2lá/m2đất; chỉ số diện tích lá giảm dần cùng với sự giảm mật độ trồng, thấp nhất ở mật độ 30 cây/m2 đạt 4,17 m2lá/m2đất.

So sánh trung bình chỉ số diện tích lá ở các giống: hai giống khác nhau cho chỉ số diện tích lá khác nhau có ý nghĩa; giống TB25 có chỉ số diện tích lá là 5,28 m2lá/m2đất cao hơn so với 4,60 m2lá/m2đất của giống TK10.

Như vậy, mật độ càng dày thì chỉ số diện tích lá càng cao do sự phát triển thân lá và sinh khối ở các mật độ trồng dày tốt hơn.

3.2.23.1.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sự hình thành nốt sần hữu hiệu của hai giống lạc TB25 và TK10

Ở các cây họ đậu nói chung và cây lạc nói riêng, quá trình cố định đạm sinh học được thực hiện ở nốt sần có trong rễ cây. Nốt sần được hình thành do sự lây nhiễm của vi khuẩn cố định đạm Rhizobium vigna từ đất qua miền lông hút của rễ lạc làm cho rễ phát triển không bình thường, phình to thành những bọc gọi là nốt sần. Trong nốt sần có chứa một số lượng lớn lên tới hàng triệu vi khuẩn, các vi khuẩn này sẽ tham gia tổng hợp đạm cho cây dưới dạng NH3. Khi cây lạc có từ 4-5 lá thật thì bắt đầu xuất hiện những nốt sần đầu tiên, sau đó số lượng nốt sần tăng lên và đạt cực đại vào thời kỳ làm quả sau đó giảm dần cho đến khi thu hoạch. Vi khuẩn nốt sần hoạt động tốt sẽ phản ánh một phần sinh trưởng của cây lạc. Điều này được thể hiện qua số lượng nốt sần có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình sinh trưởng, phát triển tạo năng suất lạc. Số lượng nốt sần hữu hiệu nhiều hay ít phụ thuộc vào tình trạng sinh trưởng, phát triển của cây, yếu tố khí hậu và đất đai.

Theo dõi ảnh hưởng của các mật độ khác nhau đến sự hình thành nốt sần hữu hiệu trên hai giống lạc thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 3.8.

Formatted: Vietnamese

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số lượng nốt sần hữu hiệu hai giống lạc TB25 và TK10 ở một số thời kỳ chính

Đơn vị: nốt/cây Thời kỳ theo dõi

Công thức

Bắt đầu ra hoa Quả mẩy

TB25-30 43,40a 143,07ab

TB25-33 (Đ/C) 42,67ab 140,87abc

TB25-41 40,60abc 136,40abc

TB25-45 39,93abc 128,27c

TK10-30 36,07abc 146,33a

TK10-33 35,40bc 136,27abc

TK10-41 34,47c 131,60bc

TK10-45 33,93c 127,00c

TB giống

TK10 34,97b 135,30a

TB25 41,65a 137,15a

TB mật độ

30 39,73a 144,70a

33 39,03ab 138,57b

41 37,53ab 134,00b

45 36,93b 127,64c

CV% mật độ 3,29 1,85

CV% mật độ*giống 8,24 4,22

LSD0,05 7,86 14,55

Ghi chú: a,b,c…biểu thị mức độ sai khác giữa các công thức thí nghiệm, trong đó các công thức thí nghiệm có cùng chữ cái thì không có sự sai khác.

Ở chỉ tiêu này kết quả thí nghiệm cho thấy, ảnh hưởng của mật độ đã có tác động theo chiều hướng ngược lại với các kết quả về chiều cao hay chỉ số diện tích lá đã được đề cập. Số lượng nốt sần hữu hiệu có xu hướng tăng theo sự giảm của mật độ.

Có nghĩa là trên các mật độ trồng thưa sẽ cho số lượng nốt sần hữu hiệu cao hơn trồng dày. Điều này cũng trùng với nhiều nghiên cứu đối với cây họ đậu nói chung và cho

cây lạc nói riêng, được giải thích bằng mật độ vi khuẩn nốt sần trong đất với sự canh tranh dinh dưỡng cộng sinh với rễ cây họ đậu.

- Thời kỳ bắt đầu ra hoa: Với các mật độ khác nhau số lượng nốt sần hữu hiệu của các giống dao động từ 33,93 - 43,40 nốt/cây. Trong đó, công thức TK10-30 có số lượng nốt sần hữu hiệu cao nhất là 43,40 nốt/cây và thấp nhất là công thức TB25-45, đạt 33,93 nốt/cây.

So sánh giữa hai giống nhận thấy, đối với giống TB25 có lượng nốt sần nhiều hơn 6,68 nốt/cây so với giống TK10, hai giống khác nhau có nốt sần hữu hiệu khác nhau ở mức ý nghĩa.

- Thời kỳ quả mẩy: mật độ khác nhau có ảnh hưởng rõ đến số lượng nốt sần hữu hiệu, trung bình số lượng nốt sần biến động từ 127 – 146,33 nốt/cây.

So sánh trung bình nốt sần hữu hiệu ở các mật độ trung bình nhận thấy, mật độ khác nhau nốt sần hữu hiệu biến động và sai khác ở mức ý nghĩa (p >=0,05) từ 127,64 – 144,70 nốt/cây. Nốt sần hữu hiệu đạt cao nhất ở mật độ 30 cây/m2 và thấp nhất ở mật độ 45 cây/m2.

So sánh trung bình nốt sần hữu hiệu ở các giống nhận thấy, hai giống khác nhau có nốt sần hữu hiệu khác nhau; giống TB25 có lượng nốt sần hữu hiệu là 137,15 nốt/cây và giống TK10 đạt 135,30 nốt/ cây. Tuy nhiên sự khác nhau này được chỉ ra là không có ý nghĩa.

Như vậy, yếu tố giống trong thí nghiệm biểu hiện không phải là yếu tố quyết định và ảnh hưởng đến số lượng nốt sần của bộ rễ mà sự biến động và ý nghĩa được tạo nên do yếu tố mật độ chi phối.

3.2.33.1.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khối lượng khô thân của hai giống lạc TB25 và TK10

Giá trị chất khô tích lũy được ở một thời điểm nhất định của một giống phản ánh một cách tổng hợp quá trình đồng hóa, trao đổi chất của chúng với môi trường. Do vậy, có thể nói đây là cơ sở để đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của mỗi dòng giống trong điều kiện cụ thể.

Sản phẩm chất khô được tích lũy trên đơn vị diện tích là cơ sở vật chất để tạo nên năng suất cây trồng. Tuy nhiên, lượng chất khô tích lũy phải nằm trong một giới hạn nhất định, nếu cao quá hay thấp quá đều làm giảm năng suất kinh tế.

Theo dõi khối lượng chất khô ở các mức mật độ khác nhau của hai giống lạc TK10 và TB25 chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 3.9.

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khối lượng khô của 2 giống lạc qua các thời kỳ theo dõi

Đơn vị: g/cây Thời kỳ theo dõi

Công thức

Bắt đầu ra hoa Ra hoa rộ Quả mẩy

TB25-30 2,68a 6,79a 28,49a

TB25-33 (Đ/C) 2,63ab 6,72ab 28,06a

TB25-41 2,60ab 6,65abc 26,74b

TB25-45 2,58ab 6,60abc 25,63c

TK10-30 2,40ab 6,31abcd 25,24cd

TK10-33 2,37ab 6,20bcd 24,98d

TK10-41 2,32b 6,05cd 24,76d

TK10-45 2,29b 5,96d 23,20e

TB giống

TK10 2,35b 6,13b 24,55b

TB25 2,62a 6,69a 27,23a

TB mật độ

30 2,54a 6,55a 26,87a

33 2,50a 6,46ab 26,52b

41 2,46a 6,35ab 25,75c

45 2,44a 6,28b 24,42d

CV% mật độ 3,16 1,83 0,51

CV% mật độ*giống 4,91 2,96 0,61

LSD0,05 0,34 0,52 0,49

Ghi chú: a,b,c…biểu thị mức độ sai khác giữa các công thức thí nghiệm, trong đó các công thức thí nghiệm có cùng chữ cái thì không có sự sai khác.

Kết quả bảng 3.9 cho thấy, khối lượng chất khô tăng dần theo thời gian sinh trưởng và đạt cao nhất vào thời kỳ quả mẩy.

- Thời kỳ bắt đầu ra hoa: Khối lượng chất khô của các công thức biến động và sai khác có ý nghĩa, dao động từ 2,29 - 2,68 g/cây; Công thức TB25-30 có khối lượng

chất khô cao nhất, đạt 2,68 g/cây, tiếp theo là công thức đối chứng TB25-33 đạt 2,63 g/cây và thấp nhất là công thức TK10-45 có khối lượng chất khô đạt 2,29g/cây.

Kết quả trung bình khối lượng chất khô ở các mật độ nói riêng cho thấy, mật độ càng dày khả năng tích lũy chất khô càng giảm, trong 4 mật độ gieo trồng thì mật độ 45 cây/m2 khối lượng chất khô thấp nhất đạt 2,44 g/cây. Mật độ 30 cây/m2 có khối lượng chất khô cao nhất đạt 2,54 g/cây. Tuy nhiên sự sai khác này là không có ý nghĩa.

Kết quả trung bình khối lượng chất khô ở các giống cho thấy, hai giống khác nhau khả năng tích lũy chất khô không giống nhau, cụ thể giống TB25 có khối lượng chất khô là 2,62 g/cây cao hơn 0,27 g/cây so với giống TK10 và sự khác biệt này có ý nghĩa.

Như vậy, kết quả phân tích đã nói lên sự sai khác có ý nghĩa của thí nghiệm ở giai đoạn bắt đầu ra hoa là do yếu tố giống chi phối mà không phụ thuộc vào yếu tố mật độ.

- Thời kỳ hoa rộ: Nhìn chung, thời kỳ này khả năng tích lũy chất khô của các công thức thí nghiệm có sự sai khác nhau có ý nghĩa, công thức TB25-30 là công thức có khối lượng khô cao nhất đạt 6,79 g/cây, thấp nhất là công thức có khối lượng khô là 5,96 g/cây.

So sánh trung bình khối lượng chất khô ở các mật độ nhận thấy, các mật độ có yếu tố sai khác ý nghĩa thống kê. Khối lượng chất khô có xu hướng giảm dần ở mật độ thưa đến mật độ dày hơn. Mật độ 45 cây/m2 có khối lượng khô thấp nhất đạt 6,28 g/cây, khối lượng khô lớn nhất ở mật độ 30 cây/m2, đạt 6,55 g/cây. Bên cạnh đó, ở các mật độ 33 cây/m2 và 41 cây/m2 có cùng một mức sai khác thống kê.

So sánh trung bình khối lượng chất khô ở các giống: hai giống khác nhau khả năng tích lũy chất khô có sự sai khác nhau ở mức ý nghĩa, giống TB25 có khối lượng chất khô (6,69 g/cây) cao hơn giống TK10 (6,13 g/cây).

Như vậy, đến thời kỳ ra hoa rộ sự sai khác của các công thức thí nghiệm ở đây cho thấy sự ảnh hưởng qua lại của cả hai yếu tố giống và mật độ lên sự tích lũy chất khô thông qua khối lượng khô của cây. Yếu tố mật độ có ảnh hưởng đến cả các thời kỳ về sau.

- Thời kỳ quả mẩy: Kết quả cho thấy ở tất cả các công thức thí nghiệm đều có sự biến động và có ý nghĩa. Tuy nhiên sự biến động của chỉ tiêu trong thời kỳ này là tương đối ổn định, dưới 1%. Khối lượng khô của các công thức dao động từ 23,2 - 28,49 g/cây, TB25-30 có khối lượng chất khô cao nhất đạt 28,49 g/cây, tiếp theo vẫn là công thức đối chứng (TB25-33) và thấp nhất là công thức TK10-45 có khối lượng chất khô đạt 23,2 g/cây.

So sánh trung bình khối lượng chất khô ở các mật độ: Ở các mật độ khác nhau khả năng tích lũy chất khô dao động từ 24,42 - 26,87 g/cây, mật độ 30 cây/m2 có khối

lượng chất khô lớn nhất đạt 26,87 g/cây và có sự sai khác rõ rệt so với các mật độ khác. Khả năng tích lũy chất khô giảm dần ở các mật độ dày hơn, mật độ 45 cây/m2 có khối lượng chất khô thấp nhất đạt 24,42 g/cây, bởi vì ở mật độ dày có sự tranh lớn về dinh dưỡng dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển cá thể nên khả năng tích lũy chất khô của cá thể không cao. Kết quả này cũng cùng với một số những kết quả nghiên cứu về mật độ trồng lạc trong nhiều năm qua.

So sánh trung bình khối lượng chất khô ở các giống: hai giống khác nhau có khả năng tích lũy chất khô ở mật độ khác nhau ở mức ý nghĩa, giống TB25 có khả năng tích lũy chất khô cao hơn giống TK10, giống TB25 có khối lượng chất khô là 27,23 g/cây và cao hơn khối lượng chất khô giống TK10 bình quân chỉ đạt 24,55 g/cây, sự sai khác này là có ý nghĩa về thống kê.

Nói tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy sự tác động ảnh hưởng đến khối lượng khô của yếu tố giống và mật độ được thể hiện rõ ở các thời kỳ thành thục về sau của cây lạc. Khi cây càng gần đến thời kỳ chín thì việc tích lũy chất khô càng tiến đến sự ổn định.

3.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến phẩm chất trong hạtmột số chỉ tiêu sinh hóa đánh giá chất lượng lạc

Trong các chỉ tiêu theo dõi thì chất lượng hạt lạc là chỉ tiêu quan trọng để phản ánh giá trị dinh dưỡng và giá trị thương mại của lạc, điều này ngày càng quan trọng hơn khi mà con người đã và đang có điều kiện kinh tế tốt hơn, có nhu cầu cao hơn về dinh dưỡng lương thực và thực phẩm. Năng suất và chất lượng luôn là yêu cầu đặt ra của một giống cây trồng. Với cây lạc giá trị dinh dưỡng chính là hàm lượng protêin, bên cạnh đó còn có cả lipit và các loại vitamin, khoáng chất khác.

Hạt lạc có nhiều chất dinh dưỡng, khi phân tích hạt lạc đã cho thấy trong hạt lạc hầu như có đầy đủ các chất đại diện cho tất cả các nhóm chất hóa học hữu cơ và rất nhiều chất vô cơ. Hàm lượng lipid chiếm tỷ lệ lớn nhất trong hạt, sau đó là protêin, vitamin và gluxit (Theo Lê Văn Chánh, 2013).

Formatted: Font: Not Italic, Vietnamese Formatted: Font: Not Italic, Vietnamese

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mật độ trồng lạc đối với giống tb25 và giống tk10 trong vụ xuân 2017 tại huyện đông hòa, tỉnh phú yên (Trang 58 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)