CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm 2 nhân tố, gồm 4 công thức, bố trí theo phương pháp split-plot với 3 lần nhắc lại.
Nhân tố chính là yếu tố mật độ (ô nhỏ) gồm 4 mức mật độ trồng:
+ Mật độ 1 (M1): Mật độ 30 cây/m2 (khoảng cách 11cm x 30cm)
+ Mật độ 2 (M2): Mật độ 33 cây/m2 (khoảng cách 10cm x 30 cm) – Đối chứng + Mật độ 3 (M3): Mật độ 41 cây/m2 (khoảng cách 8cm x 30 cm)
+ Mật độ 4 (M4): Mật độ 45 cây/m2 (khoảng cách 7,4cm x 30 cm)
*Ghi chú: Với mật độ như trên mỗi hốc được gieo 1 hạt.
Nhân tố phụ là yếu tố giống (ô lớn) gồm 2 giống lạc:
+ Giống 1 (G1): Giống lạc TK10
+ Giống 2 (G2): Giống lạc TB25 – Đối chứng - Thiết kế ô thí nghiệm:
+ Diện tích mỗi ô nhỏ là 18 m2.
+ Diện tích ô thí nghiệm lớn là 72m2.
+ Tổng diện tích thí nghiệm: 18 m2. x 8 ô x 3 lần nhắc = 432m2. + Diện tích bảo vệ được bố trí xung quanh: 68 m2.
Với bố trí thí nghiệm điển hình trên, toàn bộ thí nghiềm gồm có 8 tổ hợp công thức giống và mật độ như sau:
Tổ hợp giống và mật độ Công thức G1M1
G1M2 G1M3 G1M4 G2M1 G2M2 G2M3 G2M4
TK10-30 TK10-33 TK10-41 TK10-45 TB25-30 TB25-33 (Đ/C) TB25-41 TB25-45
* Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
BẢO VỆ B
Ả O
V Ệ
G1M2a G1M1a G1M4a G1M3a G2M3a G2M2a G2M4a G2M1a B Ả O
V Ệ G2M3b G2M4b G2M2b G2M1b G1M4b G1M3b G1M1b G1M2b
G1M1c G1M3c G1M2c G1M4c G2M1c G2M4c G2M2c G2M3c BẢO VỆ
Trong đó:
- TK10-30, TK10-33, TK10-41, TK10-45, TB25-30, TB25-33, TB25-41, TB25-45 lần lượt là kí hiệu công thức của các tổ hợp giống và mật độ G1M1, G1M2, G1M3, G1M4, G2M1, G2M2, G2M3, G2M4.
- a, b, c: lần lượt là thứ tự của các lần nhắc lại.
2.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 2.3.2.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng.
- Tỷ lệ mọc mầm (%):
Tổng số cây mọc/ô
Tỷ lệ mọc mầm (%) = x 100%
Tổng số hạt gieo/ô
- Thời gian từ gieo đến mọc mầm (ngày): Tính từ khi gieo đến khi có 50% số hạt mọc xòe 2 lá mầm trên mặt đất.
- Thời gian từ khi gieo đến khi ra hoa (ngày): Tính từ khi gieo đến khi có 50%
số cây xuất hiện ít nhất 1 hoa nở ở bất kỳ đốt nào trên cây.
- Thời gian từ khi gieo đến khi ra hoa rộ (ngày): Tính từ khi có 50% số cây bắt đầu ra hoa rộ.
- Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính (cm): Chiều cao thân chính được đo từ nách 2 lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của cây lạc. Trên mỗi ô nhỏ theo dõi 05 cây ở mỗi lần nhắc lại. Cứ 10 ngày đo 1 lần bắt đầu từ sau mọc 10 ngày đến khi thu hoạch.
Sau đó tính trung bình giữa các lần nhắc.
- Số cành/cây: Số cặp cành cấp 1 và số cặp cành cấp 2 vào thời điểm thu hoạch (Cành cấp 1 được mọc trực tiếp từ thân chính, cành cấp 2 được mọc ra từ cành cấp 1) - Chiều dài cành cấp 1 và cấp 2 đầu tiên: Chiều dài cành được đo từ nách lá đến đầu mút lá của cây lạc. Trên mỗi ô nhỏ theo dõi 05 cây ở mỗi lần nhắc lại. Cứ 10 ngày đo 1 lần bắt đầu từ sau trải lá ngày đến khi thu hoạch.
2.3.2.2. Các chỉ tiêu phát triển.
- Tổng số hoa trên cây: Theo dõi hàng ngày cho đến khi số hoa/cây/ngày nhỏ hơn 1 và không tăng liên tục trong ba ngày.
- Số hoa hữu hiệu: Đếm số quả chắc trên cây Tổng số hoa hữu hiệu
- Tỷ lệ hoa hữu hiệu = x 100 Tổng số hoa trên cây
2.3.2.3. Các chỉ tiêu sinh lý.
Chỉ số diện tích lá, khả năng tích lũy chất khô: Theo dõi ở 3 thời kỳ: bắt đầu có hoa, ra hoa rộ, quả mẩy.
Số nốt sần hữu hiệu: Theo dõi ở 2 thời kỳ bắt đầu có hoa và quả mẩy.
Mỗi lần nhắc lấy 05 cây mẫu, đại diện của 1 trong 2 hàng giữa của toàn bộ các công thức.
- Chỉ số diện tích lá (LAI):
Cách làm: Ngắt toàn bộ lá của 05 cây mẫu ở mỗi lần nhắc để xác định chỉ số diện tích lá bằng phương pháp cân nhanh.
- Số nốt sần hữu hiệu:
Cách làm: Đếm toàn bộ nốt sần hữu hiệu của 5 cây mẫu ở mỗi lần nhắc. Nốt sần/cây ở từng lần nhắc là tổng số nốt sần của 5 cây chia 5 để lấy giá trị trung bình.
Xác định nốt sần hữu hiệu bằng cách dùng dao lam bổ đôi nốt sần, nốt sần đang hoạt động có dịch màu hồng do sắc tố Leghemoglobin tạo ra, nốt sần vô hiệu có kích thước nhỏ, có dịch màu trắng hoặc trắng xanh.
- Khả năng tích lũy chất khô thân lá:
Cách làm: Sau khi làm xong mẫu về chỉ số diện tích lá, nốt sần hữu hiệu đưa các mẫu cây ở mỗi lần nhắc vào sấy ở 105oC đến khối lượng không đổi. Khối lượng chất khô/cây (KLCK/cây) ở mỗi lần nhắc được tính theo công thức:
KLCK/cây = Pk/5 (g/cây)
Pk – Khối lượng chất khô của 5 cây mẫu
- Tổng thời gian sinh trưởng của cây (ngày): Số ngày từ khi gieo đến khi có
>80% quả già/cây (thu hoạch).
2.3.2.4. Các chỉ tiêu sinh hóa
- Hàm lượng vật chất khô: Theo phương pháp sấy ở 105oC đến khối lượng không đổi.
- Hàm lượng chất béo (lipit): Theo phương pháp Soxhlet.
- Hàm lượng đạm tổng số (protêin): Theo phương pháp Kjeldahl 2.3.2.5. Các chỉ tiêu về sâu, bệnh hại chính
Cây lạc thường gặp một số sâu bệnh hại như: sâu hại lá (sâu xanh, sâu xám, sâu khoang, …), bệnh gỉ sắt, bệnh đốm lá nâu, đốm lá đen, bệnh héo rũ, …
Theo dõi tình hình sâu bệnh hại qua các thời kỳ:
+ Thời kỳ cây con + Thời kỳ ra hoa + Thời kỳ quả chắc
- Theo dõi 10 cây/ô, đếm số cây bị bệnh/10 cây, sau đó tính tỷ lệ bệnh hại.
Tỷ lệ bệnh hại (%) = (Tổng số cây bị bệnh/Tổng số cây theo dõi) x 100 - Theo dõi 10 cây/ô, đếm số cây bị sâu/1m2, sau đó tính tỷ lệ sâu hại.
Tỷ lệ sâu hại (%) = (Tổng số cây bị sâu/Tổng số cây theo dõi) x 100 2.3.2.6. Các chỉ tiêu về năng suất và yếu tố cấu thành năng suất
Trước khi thu hoạch lấy 5 cây ở mỗi ô thí nghiệm để xác định các chỉ tiêu:
- Số quả/cây: Đếm toàn bộ số quả trên 05 cây mẫu ở 3 lần nhắc sau đó lấy trung bình.
- Số quả chắc/cây: Đếm toàn bộ số quả chắc trên 05 cây mẫu ở 3 lần nhắc sau đó lấy trung bình.
- Khối lượng 100 quả (g): cân 4 mẫu (bỏ quả lép, chỉ lấy quả chắc, mỗi mẫu 100 quả khô ở độ ẩm hạt 10%, sau đó lấy trung bình.
- Khối lượng 100 hạt (g): Cân 4 mẫu hạt nguyên vẹn không bị sâu, bệnh được tách từ 4 mẫu quả trên, sau đó lấy trung bình.
- Tỷ lệ nhân/quả (%): Bóc lấy hạt riêng từng mẫu của 4 mẫu 100 quả khô ở
trên, cân khối lượng hạt từng mẫu, tính tỷ lệ nhân/quả và lấy số liệu trung bình.
Tỷ lệ nhân/quả (%) =
Khối lượng hạt trong mẫu
x 100 Khối lượng 100 quả
- Năng suất lý thuyết
Số quả chắc/cây x số cây/m2 x P100 quả x 7500 NSLT(tạ/ha) =
107
- Năng suất thực thu (tạ/ha): Là năng suất quả khô thu được của từng ô kể cả cây mẫu được quy ra tạ/ha, bỏ quả lép, chỉ lấy quả chắc (độ ẩm hạt = 10%)
Số cây thực thu/ô: Đếm số cây thực tế mỗi ô thí nghiệm khi thu hoạch.
2.3.2.7. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế - Tổng thu: giá sản phẩm x năng suất.
- Lãi ròng: Tổng thu – tổng chi.