Tỷ lệ mọc mầm và thời gian các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của hai giống lạc TB25 và TK10

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mật độ trồng lạc đối với giống tb25 và giống tk10 trong vụ xuân 2017 tại huyện đông hòa, tỉnh phú yên (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển của giống lạc TB25 và

3.1.1. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của hai giống lạc TB25 và TK10

Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lạc phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống. Tuy nhiên, các giai đoạn này rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh đặc biệt là điều kiện khí hậu của từng vùng và từng mùa vụ cụ thể. Điều kiện ngoại cảnh khi gieo phù hợp, giống mọc mầm nhanh, khỏe, tỷ lệ mọc mầm cao là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá đến sức khỏe của hạt giống và sẽ là tiền đề cho quá trình sinh trưởng, phát triển ở các giai đoạn sau được thuận lợi.

Nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lạc giúp bố trí thời vụ, các biện pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện của địa phương góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Kết quả thảo luận được trình bày ở bảng 3.1.

- Tỷ lệ mọc mầm: Đây là chỉ tiêu quan trọng đầu tiên để đánh giá chất lượng hạt giống lạc, tỷ lệ này liên quan nhiều đến việc xác định mật độ gieo trồng mà đây là một trong những yếu tố cấu thành năng suất lạc.

Kết quả bảng 3.1 cho thấy: mật độ khác nhau tỷ lệ mọc mầm của hai giống lạc tương đối đều nhau và đạt khá cao, dao động trong khoảng từ 96,54% - 99,50%. Tỷ lệ mọc đạt cao nhất ở mật độ 30 cây/m2 ở giống TK10 (99,50%) và mật độ 33 cây/m2 ở giống TK10 (99,49%), thấp nhất ở mật độ 45 cây/m2 ở giống TB25 (96,54%) và mật độ 41 cây/m2 (97,60%) ở giống TB25. Điều này chứng tỏ rằng, tỷ lệ mọc mầm chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi chất lượng hạt giống, điều kiện thời tiết khi gieo trồng và kỹ thuật gieo trồng, chưa chịu ảnh hưởng bởi mật độ gieo trồng.

Từ bảng số liệu cũng cho thấy, tỷ lệ mọc mầm của giống TK10 cao hơn giống TB25 từ 2 – 3%.

- Thời gian từ khi gieo đến mọc mầm: thời gian mọc mầm có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Giống có thời gian mọc nhanh là cơ sở để có một cơ thể khỏe mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt và ngược lại.

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ mọc và thời gian hoàn thành các giai đoạn

sinh trưởng, phát triển của giống lạc TB25 và TK10

Công thức

Tỷ lệ mọc mầm

(%)

Thời từ gian gieo đến…

TGST (ngày) mọc mầm

(ngày)

phân cành cấp 1 (ngày)

phân cành cấp 2 (ngày)

ra hoa (ngày)

ra hoa rộ (ngày)

TB25-30 97,65 8,00 15 26 35 46 113b

TB25-33

(Đ/C) 98,40 8,67 15 26 34 46 113b

TB25-41 97,60 8,33 15 26 34 42 115a

TB25-45 96,54 8,67 15 26 34 39 115a

TK10-30 99,50 6,67 15 25 35 46 108d

TK10-33 99,49 7,00 15 25 35 45 108d

TK10-41 99,27 7,00 15 25 34 40 110c

TK10-45 99,09 7,00 15 25 34 38 110c

LSD0,05 // // // // // // 1,07

Ghi chú: a,b,c…biểu thị mức độ sai khác giữa các công thức thí nghiệm, trong đó các công thức thí nghiệm có cùng chữ cái thì không có sự sai khác.

Kết quả bảng 3.1 cho thấy: mật độ khác nhau chưa ảnh hưởng đến thời gian mọc mầm, ở đây mới có sự khác nhau về thời gian mọc mầm trên hai giống lạc, giống TK10 mọc mầm nhanh hơn giống TB25 1- 2 ngày và giống lạc TK10 mọc đều hơn giống lạc TB25. Thời gian mọc mầm của giống lạc TK10 từ 6 -7 ngày, giống lạc TB25 từ 8-9 ngày. Do thời tiết vụ Xuân 2017 hơi lạnh (Đài khí tượng thủy văn tỉnh Phú Yên, 2017) đã làm thời gian mọc mầm chậm hơn mọi năm. Từ kết quả trên có thể thấy thời gian từ gieo đến mọc mầm chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm, chất lượng giống, điều kiện thời tiết khí hậu và kỹ thuật gieo trồng không phụ thuộc vào mật độ gieo trồng.

- Thời gian từ gieo đến phân cành cấp 1: Cành cấp 1 là những cành mang hoa, quả đầu tiên quyết định nhất đến năng suất lạc. Nghiên cứu thời gian phát sinh cành cấp 1 của giống lạc cũng là một trong chỉ tiêu phản ánh những đặc trưng, đặc tính của giống và chịu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật khi ta áp dụng trực tiếp như bón phân, xới xáo...

Formatted: Vietnamese

Formatted: Vietnamese

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên cả hai giống lạc, mặc dù có mật độ khác nhau nhưng thời gian phát sinh cành cấp 1 vẫn đồng đều nhau. Điều này cho thấy, yếu tố giống và mật độ gieo trồng có sự ảnh hưởng không đáng kể đối với thời kỳ này. Ở mật độ khác nhau của hai giống lạc TK10 và TB25 việc phân cành cấp 1 đều giống nhau là ở 15 ngày sau gieo.

- Thời gian từ gieo đến phân cành cấp 2:

Nghiên cứu cho thấy, cành cấp 2 thường chỉ xuất hiện ở cặp cành cấp 1 đầu tiên.

Vị trí cành cấp 2 thường ở 2 đốt đầu tiên của cành cấp 1. Cành cấp 2 xuất hiện khi lạc được 5,6 lá trên thân chính. Số cành của lạc liên quan trực tiếp đến số quả.

Mặc dù mật độ khác nhau thời gian phát sinh cành cấp 2 vẫn khá đồng đều nhau, điều này cho thấy thời gian này cũng chưa chịu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng. Kết quả thí nghiệm cho thấy, thời gian phân cành cấp 2 bị ảnh hưởng chủ yếu bởi yếu tố giống chứ không bị ảnh hưởng mật độ gieo trồng, giống TK10 phân cành cấp 2 sớm hơn TB25 là 1 ngày.

- Thời gian từ gieo đến ra hoa: Ở các giống khác nhau, thời gian từ khi gieo đến ra hoa ở các mật độ có sự dao động. Các công thức đều có thời gian hoàn thành giai đoạn từ gieo đến ra hoa là 34 ngày - 35 ngày. Giai đoạn này có hướng rút ngắn thời gian ở các mật độ trồng thưa; đồng thời giống TB25 có xu hướng hoàn thành giai đoạn là tốt hơn so với giống TK10. Chỉ có mật độ 30 cây/m2 của giống TB 25 là có thời gian hoàn thành giai đoạn là 35 ngày; trong khi đó, với giống TK10 ở mật độ 30 cây/m2 và mật độ 33 cây/m2 có thời gian hoàn thành giai đoạn kéo dài tương tự.

- Thời gian gieo đến ra hoa rộ: Thời gian ra hoa rộ là một giai đoạn quan trọng trong việc đánh giá khả năng phát triển của cây họ đậu nói chung và cây lạc nói riêng dưới ảnh hưởng của yếu tố giống và yếu tố mật độ. Kết quả thí nghiệm cho thấy với mật độ khác nhau, thời gian gieo đến ra hoa rộ của các giống thí nghiệm dao động từ 38 - 46 ngày. Trong đó thời gian hoàn thành giai đoạn ngắn nhất ở mật độ 45 cây/m2 là 38 ngày đối với giống lạc TK10 và 39 ngày đối với giống TB25; dài nhất ở mật độ 30 cây/m2 và 33 cây/m2 đối với giống TB25 và mật độ 30 cây/m2 đối với giống TB25 với thời gian gieo đến ra hoa rộ là 46 ngày.

- Tổng thời gian sinh trưởng: Tổng thời gian sinh trưởng phát triển được tính từ khi gieo đến lúc thu hoạch. Kết quả cho thấy, trên các công thức, ở mật độ khác nhau có thời gian sinh trưởng biến động từ 108 - 115 ngày. Trong đó, ở mật độ 30 - 33 cây/m2 có xu hướng kéo dài thời gian hoàn thành giai đoạn hơn 1 – 2 ngày so với hai mật độ còn lại. Điều này được giải thích là do ở các mật độ càng cao thì sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa các cá thể càng lớn, nên các cá thể có xu hướng phát dục sớm dẫn đến hoàn thành nhanh các giai đoạn sinh trưởng, phát triển về sau. Thời gian hoàn thành giai đoạn vẫn có xu hướng rút ngắn ở các mật độ trồng thưa. Cụ thể là thời gian

sinh trưởng ngắn nhất đối với mật độ 41 và 45 cây/m2 là 108 ngày trên giống TK10 và 113 ngày trên giống TB25, dài nhất ở mật độ 30 cây/m2 là 110 ngày trên giống TK10 và 115 ngày trên giống TB25. Nhìn chung, trong hai giống lạc thí nghiệm, giống TK10 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống TB25 ở các mật độ trung bình là 5 ngày.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mật độ trồng lạc đối với giống tb25 và giống tk10 trong vụ xuân 2017 tại huyện đông hòa, tỉnh phú yên (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)