Mức độ nhiễm sâu hại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mật độ trồng lạc đối với giống tb25 và giống tk10 trong vụ xuân 2017 tại huyện đông hòa, tỉnh phú yên (Trang 70 - 74)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm các loại sâu bệnh của hai giống lạc TB25 và TK10

3.4.1. Mức độ nhiễm sâu hại

Sâu hại là một chỉ tiêu đánh giá các ảnh hưởng bên ngoài đến các yếu tố bên trong của cá thể cũng như quần thể thí nghiệm. Nó phản ánh thực tế của công việc trồng trọt trong một điều kiện cụ thể, không gian cụ thể. Các yếu tố sâu hại vốn dĩ là một trong những khía cạnh tồn tại song hành với việc canh tác cây trồng nói chung và thường được đánh giá như là một hạn chế đến sinh trưởng cũng như năng suất cây trồng. Chính vì vậy nó luôn là một chỉ tiêu quan trọng và cơ bản khi tìm hiểu về sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và giống đến tình hình nhiễm sâu hại của lạc trồng vụ Xuân 2017 tại Đông Hòa, Phú Yên thu được các kết quả trên Bảng 3.11.

Qua theo dõi thí nghiệm đã ghi nhận được vào thời kỳ cây mọc mầm thường có các đối tượng như mối, kiến… Tuy nhiên, mức độ gây hại nhẹ, không làm ảnh hưởng lớn đến thí nghiệm và sinh trưởng phát triển của cây lạc về sau. Kết quả theo dõi cho

Formatted: Vietnamese

thấy trong mùa vụ có các đối tượng sâu hại xuất hiện chủ yếu như: sâu xám, sâu xanh, sâu khoang và rệp. Các đối tượng gây hại chủ yếu vào hai giai đoạn chính là khi cây còn non và thời kỳ cây ra hoa đến lúc quả chắc. Nhìn chung diễn biến sâu hại có xu hướng cao ở các mật độ trồng dày.

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của mật độ trồng và giống đến tình hình nhiễm sâu hại của cây lạc

Đơn vị tính: Con/m2 Chỉ tiêu

Tổ hợp/Công thức

Cây con Ra hoa–quả chắc

Sâu xám Sâu xanh, sâu khoang

Sâu xanh,

sâu khoang Rệp

TB25-30 0,34 1,33 3,33 1,67

TB25-33 (Đ/C) 1,00 2,67 3,67 3,00

TB25-41 1,00 2,67 4,00 3,67

TB25-45 1,67 3,33 5,00 4,67

TK10-30 0,33 1,67 2,67 1,33

TK10-33 0,67 2,33 2,67 2,67

TK10-41 1,00 2,67 3,33 3,33

TK10-45 1,33 3,00 4,33 4,33

Ở thời kỳ cây con, sâu xám xuất hiện sớm sau khi lạc mọc khoảng 7-10 ngày, sâu xám cắn cây làm giảm mật độ trên đồng ruộng. Sâu xám thường gây hại vào buổi tối và sáng sớm. Tuy nhiên, sâu xám gây hại ở mức độ thấp, không đáng kể. Tỷ lệ sâu xám gây hại nặng nhất công thức TB25-45 với 1,67 con/m2, nhẹ nhất là ở công thức TK10-30 với 0,33 con/m2. Ở thời kỳ này, trong hai giống thí nghiệm thì giống lạc TB25 là giống bị sâu xám gây hại nhiều hơn.

Sâu xanh, sâu khoang gây hại mạnh từ thời kỳ cây con, ra hoa đến khi cây hình thành quả chắc, sâu ăn phần lá non ở trên cây. Tỷ lệ gây hại ở thời kỳ cây con nặng nhất trên công thức TB25-45 với 3,33 con/m2, nhẹ nhất ở công thức TK10-30 với 1 con/m2. Đến thời kỳ quả chắc mức độ gây hại tăng lên từ 2,67con/m2 đến 5 con/m2..

Rệp chích hút cây lạc từ giai đoạn 3-4 lá tới khi ra hoa. Rệp tập trung thành từng đám bám vào phần lá non, ngọn non của lạc, chích hút dịch cây làm cho lạc sinh trưởng kém, thân lá có màu đen, hoa nhỏ ảnh hưởng đến nở hoa, thụ tinh và hình thành

Formatted Table

quả. Rệp phát sinh nhiều trong điều kiện có mưa phùn, ẩm ướt. Rệp gây hại nặng vào thời kỳ ra hoa đến hình thành quả, tỷ lệ gây hại biến động 1,33 - 4,67 con/m2.

3.47.2. Mức độ nhiễm bệnh hại

Lạc có nhiều bệnh gây hại, các vùng trọng điểm sản xuất lạc ở Việt Nam đã ghi nhận trên 30 loại bệnh hại lạc với các mức độ khác nhau. Trong thí nghiệm xuất hiện một số bệnh gây hại chủ yếu là lở cổ rễ, đốm lá (đốm nâu, đốm đen), gỉ sắt, héo rũ lạc.

Theo dõi tình hình phát triển của bệnh hại trên lạc trồng vụ Xuân 2017 tại huyện Đông Hòa thu được kết quả như sau:

Bệnh lở cổ rễ gây ra bởi nấm Rhizotonia solani, gây hại ở thời kỳ cây con do mưa nhiều, độ ẩm cao. Bệnh gây hại ở phần cổ rễ, rễ, gốc thân nơi tiếp giáp với mặt đất bị thâm đen, cây héo dần và bị chết. Ở thời kỳ này bệnh gây hại tương đối nhẹ trên cả hai giống lạc, tỷ lệ nhiễm bệnh từ 3,33 - 6,67%.

Bệnh gỉ sắt do nấm Puccinla arachidis gây ra. Bệnh gây hại từ lúc lạc ra hoa đến khi thu hoạch. Thời kỳ quả chắc, mức độ gây hại tăng, dao động: 10 - 16,67%.

Nhìn chung, lạc trồng với mật độ 45 cây/m2 bị nhiễm bệnh nặng nhất và cao nhất ở giống TB25. Các mật độ thấp hơn nhiễm nhẹ hơn, thấp nhất là ở mật độ 30 cây/m2 và mật độ 33 cây/m2 đối với giống TK10.

Bệnh đốm lá trên lạc có 2 loại: bệnh đốm nâu và đốm đen. Bệnh đốm nâu do nấm Cercospora arachidicola gây ra. Trên lá lạc xuất hiện các vết bệnh nhỏ, tròn, đều đặn, màu vàng, vết bệnh lớn có màu nâu đậm. Bệnh đốm đen do nấm Phaeolsariopsis personata gây ra. Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu vàng, cuối cùng đốm bệnh hình tròn, xung quanh có quầng vàng. Bệnh gây hại nặng từ thời kỳ lạc ra hoa đến thu hoạch. Mức độ gây hại của 2 loại bệnh này tương đương nhau, dao động từ 10 – 25,67%, trong đó công thức TB25-45 có tỷ lệ bệnh cao nhất, tiếp đến là các công thức TB25-41, TK10-45 và công thức đối chứng (16,67%), công thức có tỷ lệ bệnh đốm lá thấp nhất là TK10-33.

Đến thời kỳ quả chắc, tỷ lệ bệnh gỉ sắt tăng cao nhất, dao động 10 - 23,33%, nặng nhất là công thức TB25-45 với 23,33%, các công thức còn lại nhiễm nhẹ hơn khi mật độ giảm, công thức đối chứng có tỷ lệ bệnh 16,67% cao hơn công thức TK10-30 và TK10- 33 có tỷ lệ bệnh thấp nhất (10%).

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của mật độ trồng và giống đến tình hình nhiễm bệnh hại của cây lạc

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu

Công thức

Cây con Quả chắc

Lở cổ rễ Ghỉ sắt Đốm nâu,

đốm đen Héo rũ

TB25-30 0,00 13,33 13,33 10,00

TB25-33 (Đ/C) 3,33 16,67 16,67 13,33

TB25-41 0,00 15,33 16,67 15,33

TB25-45 6,67 23,33 25,67 16,67

TK10-30 0,00 10,00 13,33 0,00

TK10-33 0,00 10,00 10,00 0,00

TK10-41 3,33 13,33 13,33 3,33

TK10-45 3,33 21,67 16,67 6,67

Bệnh héo rũ trên cây lạc là bệnh xuất hiện khá phổ biến trên các vùng trồng lạc nói chung và huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên nói riêng. Bệnh phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao, ẩm ướt và trên đất trồng độc canh cây lạc. Bệnh hại không những làm tăng chi phí đầu tư thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp phòng trừ khác mà còn là nguyên nhân chính làm giảm năng suất, phẩm chất lạc.

Bệnh có thể do tác nhân vi khuẩn hoặc do nấm gây ra. Bệnh héo rũ lạc do nấm gây ra gồm có: bệnh héo rũ gốc mốc trắng (do nấm Sclerotium rolfsii gây ra) và bệnh héo rũ gốc mốc đen (do nấm Aspergillus niger gây ra), nấm xâm nhập vào cổ rễ của cây lạc sau đó lan lên thân, cành và lá làm cho gốc cây bị thối và cây bị héo rũ. Nấm còn lan xuống rễ làm thối rễ, tia và quả. Trên gốc lạc phủ một lớp sợi nấm trắng, sau đó trên đám sợi các hạch nấm được hình thành. Mô tế bào cây ở chỗ nấm phát triển bị nâu đi.

Bệnh héo ra do vi khuẩn Ralstoria solanacearum gây ra. Vi khuẩn tồn tại trong đất, trong tàn dư cây trồng, cỏ dại. Vi khuẩn xâm nhập vào rễ cây chủ yếu từ đất mang sẵn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mật độ trồng lạc đối với giống tb25 và giống tk10 trong vụ xuân 2017 tại huyện đông hòa, tỉnh phú yên (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)