Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất của hai giống lạc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mật độ trồng lạc đối với giống tb25 và giống tk10 trong vụ xuân 2017 tại huyện đông hòa, tỉnh phú yên (Trang 74 - 86)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất của hai giống lạc

Có thể nói rằng mục tiêu của người sản xuất là nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng. Năng suất là kết quả cuối cùng, là chỉ tiêu tổng hợp để phản ánh một cách chính xác nhất, đầy đủ nhất quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Năng suất của bất kỳ một loại cây trồng nào cũng đều chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như: đặc điểm di truyền, điều kiện ngoại cảnh và biện pháp kỹ thuật.

Các yếu tố cấu thành năng suất là một chỉ tiêu rất quan trọng, nó biểu hiện rõ nét năng suất của cây trồng. Năng suất của cây lạc được hình thành từ các yếu tố như:

mật độ cây/m2, số quả chắc/cây, khối lượng 100 hạt. Các yếu tố này được hình thành trong thời gian khác nhau, có quy luật khác nhau nhưng lại có quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. Trong đó, yếu tố số cây/m2 ổn định, khối lượng quả, trọng lượng 100 hạt ít

thay đổi do đặc tính di truyền của giống, chỉ có yếu tố số quả chắc/cây là dễ tác động để thay đổi nhất. Cho nên trong sản xuất lạc, người ta thường quan tâm đến việc tạo điều kiện thuận lợi để làm tăng số quả chắc/cây.

Kết quả nghiên cứu với các yếu tố cấu thành năng suất được ghi nhận như sau:

- Tổng số quả trên cây:

Về ảnh hưởng của yếu tố giống: Tổng số quả trên cây dao động trong khoảng 11,87 – 19,67 quả/cây, giống TK10 có số quả trên cây cao hơn giống TB25. Cụ thể là số quả trung bình trên cây của giống TK10 đạt 17,02 quả và số quả trung bình trên cây của giống TB25 chỉ đạt 14,85 quả.

Về ảnh hưởng của mật độ: Thí nghiệm cho thấy, mật độ cây càng tăng thì tổng số quả trên cây của các giống có xu hướng càng giảm; Cụ thể tổng số quả của hai giống dao động 13,20 – 18,70 quả/cây, trong đó mật độ 30 cây/m2 có số quả cao nhất và mật độ 45 cây/m2 có số quả thấp nhất.

- Số quả chắc trên cây:

Kết quả thí nghiệm cho thấy, số quả chắc trên cây của các công thức đều khác nhau một cách có ý nghĩa. Xu hướng chung được ghi nhận là ở trong cùng một giống thì mật độ càng tăng số quả chắc trên cây càng giảm và dao động 9,87 – 13,73 quả chắc/cây. Công thức có số quả chắc trên cây đạt cao nhất là công thức TK10-30 tiếp theo là công thức TK10-33 cao hơn so với đối chứng (TB25-33). Công thức có số quả chắc trên cây thấp nhất là TK10-45.

Xét về yếu tố giống, số liệu cho thấy, cũng như chỉ tiêu số quả/cây, chỉ tiêu số quả chắc/cây của giống lạc TK10 vẫn đạt cao hơn giống TB25, cụ thể là số quả chắc trung bình trên cây của giống TK10 đạt 12,55 quả và số quả trung bình trên cây của giống TB25 chỉ đạt 11,80 quả. Tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa về mặt thống kê.

Còn đối với mật độ: Kết quả thí nghiệm đã cho thấy, mật độ cây càng tăng thì tổng số quả chắc của các giống có xu hướng càng giảm, số quả chắc của hai giống dao động 10,24 – 13,33 quả chắc/cây, trong đó mật độ 30 cây/m2 có số quả chắc cao nhất và mật độ 45 cây/m2 có số quả chắc thấp nhất.

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất trên các giống lạc tham gia thí nghiệm

Chỉ tiêu Công thức

Tổng quả (quả/cây)

Số quả chắc (quả/cây)

Tỷ lệ nhân

(%)

KL 100 quả

(gam)

KL 100 hạt

(gam) TB25-30 17,73ab 12,93ab 72,02bc 157,97a 54,17b TB25-33 (Đ/C) 15,67bc 12,13abc 71,31bc 156,07a 53,87b TB25-41 14,13cd 11,50abc 67,80cd 154,40ab 50,67c TB25-45 11,87d 10,62bc 66,03d 154,20ab 48,27d

TK10-30 19,67a 13,73a 78,23a 147,47bc 61,67a

TK10-33 17,27abc 13,33ab 77,73a 146,93c 61,53a TK10-41 16,60abc 13,27ab 74,76ab 145,37c 60,27a

TK10-45 14,53cd 9,87c 73,79ab 142,03c 59,87a

TB giống

TK10 17,02a 12,55a 76,13a 145,45b 60,83a TB25 14,85b 11,80a 69,29b 155,66a 51,74b

TB mật độ

30 18,70a 13,33a 75,13a 152,72a 57,92a 33 16,47b 12,73a 74,52a 151,50a 57,70a 41 15,37b 12,39a 71,28ab 149,88a 55,47b 45 13,20c 10,24b 69,91b 148,12a 54,07c

CV% mật độ 7,71 12,35 3,85 2,45 1,28

CV% mậtđộ*giống 12,45 13,23 2,97 2,48 2,61

LSD0,05 3,16 3,02 4,89 7,21 2,21

Ghi chú: a,b,c…biểu thị mức độ sai khác giữa các công thức thí nghiệm, trong đó các công thức thí nghiệm có cùng chữ cái thì không có sự sai khác.

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00

TB25- 30

TB25- 33

TB25- 41

TB25- 45

TK10- 30

TK10- 33

TK10- 41

TK10- 45

quả/cây

Tổng số quả Tổng số quả chắc

Biểu đồ 3.7. Ảnh hưởng của mật độ đến tổng số quả và số quả chắc của haitrên giống lạc TB25 và TK10

- Tỷ lệ nhân:

Tỷ lệ nhân là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lạc, đồng thời cũng là chỉ tiêu quyết định giá trị thương phẩm của hạt lạc trên thị trường tiêu thụ. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy: khi mật độ tăng lên thì tỷ lệ nhân giảm xuống, tỷ lệ nhân dao động trong khoảng 66,03% đến 78,23%, trong đó thấp nhất ở công thức TB25-45 (66,03%) và cao nhất ở công thức TK10-30 (78,23%).

Xét về yếu tố giống, số liệu cho thấy, chỉ tiêu tỷ lệ nhân/quả của giống lạc TK10 vẫn đạt cao hơn giống TB25, cụ thể tỷ lệ nhân trung bình trên quả của giống TK10 đạt 76,13% và tỷ lệ nhân trung bình trên quả của giống TB25 chỉ đạt 69,29%. Điều này cho thấy yếu tố giống có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định tỷ lệ nhân/quả.

- Khối lượng 100 quả

Là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng quả, nó thường chịu ảnh hưởng của hai yếu tố liên quan là vỏ quả và nhân quả, hai yếu tố đó được hình thành và phát triển sau khi tia đưa bầu hoa xuống đất .Vỏ quả được hình thành và phát triển trước quá trình tích lũy chất về nhân khoảng một tháng. Như vây, trọng lượng 100 quả ngoài phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống nó còn phụ thuộc vào kết quả của hai quá trình hình thành vỏ quả và nhân quả. Qua số liệu bảng 3.12 cho thấy khối lượng 100 quả của các công thức dao động từ 142,03g – 157,97g. Trong đó, cao nhất ở công thức TB25-30 và thấp nhất ở công thức TK10-45 và hầu hết các công thức đều có khối lượng 100 quả đều thấp hơn công thức đối chứng TB25-33 (trừ công thức TB25-30).

Về ảnh hưởng của yếu tố giống: Giống TB25 có khối lượng 100 quả cao hơn giống TK10, cụ thể là khối lượng 100 quả trung bình của giống TK10 chỉ đạt 145,45g và khối lượng 100 quả trung bình của giống TB25 đạt 155,66g. Qua đó có thể nói, yếu tố giống đã ảnh hưởng rõ rệt đến khối lượng 100 quả của các giống lạc thí nghiệm.

Formatted: Vietnamese

Biểu đồ 3.8. Ảnh hưởng của mật độ đến khối lượng 100 quả, 100 hạt trên hai giống lạc tham gia thí nghiệm

Về ảnh hưởng của mật độ: Thí nghiệm cho thấy, mật độ cây càng tăng thì khối lượng 100 quả của các giống có xu hướng càng giảm; Cụ thể khối lượng 100 quả của hai giống dao động, trong đó mật độ 30 cây/m2 có khối lượng 100 quả cao nhất (152,72g) và mật độ 45 cây/m2 có khối lượng 100 quả thấp nhất (148,12g). Qua kết quả bảng 3.12 cho thấy việc trồng ở các mật độ khác nhau không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khối lượng 100 quả, giữa các công thức thí nghiệm không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê.

- Khối lượng 100 hạt

Cùng với khối lượng 100 quả, khối lượng 100 hạt là hai yếu tố cấu thành năng suất quan trọng, khối lượng 100 hạt còn là chỉ tiêu dùng để đánh giá tiêu chuẩn, chất lượng xuất khẩu. Qua số liệu bảng 3.12 cũng đã cho thấy khối lượng 100 hạt của các công thức dao động từ 48,27g – 61,67g. Trong đó, cao nhất ở công thức TK10-30 và thấp nhất ở công thức TB25-45 và chỉ có công thức TK10-41 và TK10-45 có khối lượng 100 hạt thấp hơn công thức đối chứng (TB25-33), còn lại các công thức khác đều cao.

Về ảnh hưởng của yếu tố giống: Ngược với yếu tố khối lượng 100 quả, giống TK10 có khối lượng 100 hạt cao hơn giống TB25. Cụ thể là khối lượng 100 hạt trung bình của giống TK10 đạt 60,83g và khối lượng 100 hạt trung bình của giống TB25 chỉ đạt 51,74g. Qua kết quả bảng 3.12 cho thấy, yếu tố giống đã ảnh hưởng rõ rệt đến khối lượng 100 hạt của các giống lạc thí nghiệm.

Về ảnh hưởng của mật độ: Thí nghiệm đã cho thấy, mật độ cây càng tăng thì khối lượng 100 hạt của các giống có xu hướng càng giảm; Cụ thể khối lượng 100 hạt của hai giống dao động từ 54,07g – 57,92g, trong đó mật độ 30 cây/m2 có khối lượng 100 hạt cao nhất (57,92g) và mật độ 45 cây/m2 có khối lượng 100 hạt thấp nhất (54,07g). Qua kết quả bảng 3.12 cho thấy việc trồng ở các mật độ khác nhau có ảnh hưởng đến chỉ tiêu khối lượng 100 hạt, tuy nhiên giữa mật độ 30 cây/m2 và mật độ 33 cây/m2 không có sự sai khác về mặt thống kê.

0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 140.00 160.00 180.00

TB25- 30

TB25- 33 (Đ/C)

TB25- 41

TB25- 45

TK10- 30

TK10- 33

TK10- 41

TK10- 45

g Khối lượng 100 quả

Khối lượng 100 hạt

Đánh giá ảnh hưởng của giống và mật độ trồng đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của lạc vụ Xuân 2017 trồng tại huyện Đông Hòa, Phú Yên tôi đã thu được các kết quả trên Bảng 3.14.

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu củatrên giống lạc TB25 và TK10

Chỉ tiêu Công thức

P quả/cây

(g)

Năng suất lý thuyết (tạ/ha)

Năng suất thực thu

(tạ/ha)

TB25-30 15,33a 45,99ab 22,01e

TB25-33 (Đ/C) 14,21ab 46,89ab 24,95de

TB25-41 13,31ab 54,56ab 27,43cd

TB25-45 12,33ab 55,49ab 32,17b

TK10-30 15,18a 45,55b 25,06d

TK10-33 14,69a 48,49ab 30,39bc

TK10-41 14,50a 59,44a 36,13a

TK10-45 10,52b 47,35ab 30,49bc

TB giống

TK10 13,73a 50,21a 30,52a

TB25 13,80a 50,73a 26,64b

TB mật độ

30 15,26a 45,77b 23,54c

33 14,45a 47,69b 27,67b

41 13,90ab 51,42ab 31,78a

45 11,43b 57,00a 31,33a

CV% mật độ 13,15 11,99 8,08

CV% mật độ*giống 14,68 15,99 4,13

LSD0,05 3,71 13,72 6,32

Ghi chú: a,b,c…biểu thị mức độ sai khác giữa các công thức thí nghiệm, trong đó các công thức thí nghiệm có cùng chữ cái thì không có sự sai khác.

Các số liệu trên Bảng 3.14 cho thấy:

Formatted: Font: Not Italic, Vietnamese

Formatted: Vietnamese

- Khối lượng quả trung bình trên cây

Khối lượng quả trung bình trên cây được xác định bởi hai yếu tố là số quả chắc/cây và khối lượng trung bình một quả. Vì vậy để có năng suất cao thì phải có số quả chắc trên cây cao và khối lượng quả lớn.

Qua số liệu bảng 3.14 cho thấy, khối lượng quả trung bình trên cây của các công thức đều khác nhau một cách có ý nghĩa. Xu hướng chung được ghi nhận là ở trong cùng một giống thì khi tăng mật độ gieo trồng thì khối lượng quả trung bình trên cây giảm dần và dao động từ 10,52 – 15,33g. Công thức có khối lượng quả trung bình trên cây đạt cao nhất là công thức TB25-30 tiếp theo là công thức TK10-30, TK10-33, TK10-41 cao hơn so với công thức đối chứng (14,21g). Công thức có khối lượng quả trung bình trên cây thấp nhất là TK10-45.

Xét về yếu tố giống, số liệu đã cho thấy, chỉ tiêu khối lượng quả trung bình trên cây của giống lạc TB25 đạt cao hơn giống lạc TK10, cụ thể là khối lượng quả trung bình trên cây trung bình của giống TB25 đạt 13,8g và khối lượng quả trung bình trên cây của giống TK10 đạt 13,73g. Tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa về mặt thống kê.

Còn đối với mật độ: Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng, khối lượng quả trung bình trên cây của hai giống dao động 11,43 – 15,26g, trong đó mật độ 30 cây/m2 có khối lượng quả trung bình trên cây cao nhất và mật độ 45 cây/m2 có khối lượng quả trung bình trên cây thấp nhất, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê, nhưng mật độ 30 và 33 cây/m2 thì sự khác biệt chưa có ý nghĩa về mặt thống kê.

Biểu đồ 3.9. Khối lượng quả trung bình trên cây của hai giống lạc thí nghiệm

- Chỉ tiêu năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết phản ánh được tiềm năng năng suất của cây trồng. Chính vì vậy dựa vào năng suất lý thuyết các nhà khoa học có những biện pháp kỹ thuật thâm canh để tăng năng suất cây trồng.

Biểu đồ 3.10. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của haitrên các giống lạc tham gia thí nghiệm.

Qua số liệu bảng 3.14 cho thấy, năng suất lý thuyết của các công thức đều khác nhau một cách có ý nghĩa. Xu hướng chung được ghi nhận là ở trong cùng một giống thì khi thay đổi mật độ gieo trồng thì năng suất lý thuyết cũng có sự thay đổi và dao động từ 45,55 – 59,44 tạ/ha. Công thức có năng suất lý thuyết đạt cao nhất là công thức TK10-41 tiếp theo là công thức TB25-45, TB25-41, TK10-33, TK10-45 cao hơn so với đối chứng (46,89 tạ/ha). Công thức có năng suất lý thuyết thấp nhất là TK10-30.

Xét về yếu tố giống, số liệu đã cho thấy, chỉ tiêu năng suất lý thuyết của giống lạc TB25 đạt cao hơn giống TK10, cụ thể là năng suất lý thuyết trung bình của giống TB25 đạt 50,73 tạ/ha và năng suất lý thuyết của giống TK10 chỉ đạt 50,21 tạ/ha. Tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa về mặt thống kê.

Còn đối với mật độ: Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng, năng suất lý thuyết của hai giống dao động 45,77 – 57 tạ/ha, trong đó mật độ 45 cây/m2 có năng suất lý thuyết cao nhất và mật độ 30 cây/m2 có năng suất lý thuyết thấp nhất, sự khác biệt này là có ý nghĩa về mặt thống kê.

Formatted: Vietnamese

- Năng suất thực thu

Là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất, là mục đích cuối cùng của người nông dân. Vì vậy nếu như giống có tiềm năng năng suất cao mà năng suất thực thu lại thấp thì chứng tỏ giống đó chưa đạt yêu cầu của thực tiễn sản xuất. Năng suất thực thu cao hay thấp là do đặc tính của giống và khả năng thích nghi của giống đó với cơ cấu mùa vụ và điều kiện ngoại cảnh của từng vùng. Đây là chỉ tiêu cuối cùng để đánh giá một cách chính xác được hiệu quả của việc bố trí các mật độ trồng khác nhau đối với hai giống đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây lạc.

Qua số liệu đã được xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy năng suất thực thu ở các công thức thí nghiệm có sự sai khác về mặt thống kê và biến động từ 22,01 – 36,13 tạ/ha, thấp nhất là công thức TB25-30 (đạt 22,01 tạ/ha), tiếp theo là công thức đối chứng (đạt 24,95 tạ/ha) và TK10-30 (25,06 tạ/ha), cao nhất là TK10-41 (đạt 36,13 tạ/ha).

Đối với yếu tố giống, số liệu đã cho thấy, chỉ tiêu năng suất thực thu của giống lạc TB25 đạt thấp hơn giống TK10, cụ thể là năng suất thực thu trung bình của giống TB25 đạt 26,64 tạ/ha và năng suất thực thu của giống TK10 đạt 30,52 tạ/ha, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê hay nói khác hơn yếu tố giống đã ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất thực thu của các giống lạc.

Còn đối với mật độ: Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng, năng suất thực thu trung bình của hai giống dao động 23,54 – 31,33 tạ/ha, trong đó mật độ 41 cây/m2 có năng suất thực thu trung bình cao nhất và mật độ 30 cây/m2 có năng suất thực thu trung bình thấp nhất, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê.

Vì vậy, chúng tôi nhận xét: Khi bố trí các mật độ khác nhau sẽ làm thay đổi các yếu tố cấu thành năng suất như số cây/m2, số quả/cây, số quả chắc/cây và cho năng suất thực thu cũng thay đổi theo. Khi tăng mật độ gieo trồng thì năng suất thực thu cũng tăng và đạt tối đa ở mật độ 41 cây/m2 với giống TK10 và 45 cây/m2 với giống TB25, nếu tiếp tục tăng mật độ gieo trồng thì năng suất thực thu sẽ giảm do cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, nước và tỷ lệ nhiễm sâu bệnh hại cũng tăng đã làm khuyết mật độ trên ruộng từ đó làm giảm năng suất lạc.

3.7. Hiệu quả kinh tế:

Mục tiêu của người sản xuất không chỉ nhằm đạt năng suất tối đa mà cần phải xác định được năng suất tối ưu, đem lại giá trị lợi nhuận cao nhất trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Sau khi tính toán tổng chi phí cho các công thức bao gồm chi phí vật tư (phân bón, giống, bảo vệ thực vật), chi phí công lao động và tổng thu nhập sau khi thu hoạch chúng tôi trình bày hiệu quả kinh tế của các công thức ở bảng 3.15 như sau:

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thu nhập của hai giống lạc TB25 và TK10

Công thức Năng suất (tạ/ha)

Đơn giá (đồng/kg)

Tổng thu (đồng)

Tổng chi (đồng)

Lãi thuần (đồng) TB25-30 22,01 26.000 57.226.000 41.738.000 15.488.000 TB25-33

(Đ/C) 24,95 26.000 64.870.000 42.627.000 22.243.000 TB25-41 27,43 26.000 71.318.000 45.164.000 26.154.000

TB25-45 32,17 26.000 83.642.000 46.238.000 37.404.000

TK10-30 25,06 26.000 65.156.000 43.867.000 21.289.000

TK10-33 30,39 26.000 79.014.000 45.108.000 33.906.000

TK10-41 36,13 26.000 93.938.000 47.849.000 46.089.000

TK10-45 30,49 26.000 79.274.000 49.275.000 29.999.000

Qua số liệu bảng 3.15 chúng tôi nhận thấy tổng thu ở các công thức thí nghiệm dao động từ 57.226.000 – 93.938.000 đồng, công thức có tổng thu thấp nhất là công thức TB25-30, tiếp theo là công thức đối chứng TB25-33 (64.870.000 đồng), công thức có tổng thu cao nhất là TK10-45.

Đối với phần tổng chi, số liệu đã cho thấy, tổng chi ở các công thức thí nghiệm dao động từ 41.738.000 – 49.275.000 đồng, công thức có tổng chi thấp nhất là công thức TB25-30, tiếp theo là công thức đối chứng TB25-33 (42.627.000 đồng), công thức có tổng chi cao nhất là TK10-45.

Trên các mật độ khác nhau thu nhập của các giống lạc là khác nhau, dao động từ 15.488.000 – 46.089.000 đồng. Cụ thể công thức có thu nhập thấp nhất là TB25-30, tiếp theo là công thức TK10-30 (21.289.000 đồng) và công thức đối chứng (22.243.000 đồng), công thức có thu nhập cao nhất là TK10-41.

Xét về yếu tố giống: Giống TK10 có thu nhập bình quân cao hơn giống TB25, cụ thể giống TK10 thu nhập bình quân đạt 32.820.750 đồng và giống TB25 thu nhập bình quân chỉ đạt 25.322.250 đồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mật độ trồng lạc đối với giống tb25 và giống tk10 trong vụ xuân 2017 tại huyện đông hòa, tỉnh phú yên (Trang 74 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)