CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài đặt ra các nội dung nghiên cứu chính sau đây:
1) Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu.
o Đặc điểm tự nhiên
• Vị trí địa lý, địa hình, đất đai.
• Khí hậu, thủy văn.
• Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học.
14
• Các nguồn tài nguyên thiên khác.
• Đánh giá những yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng/ liên quan đến lĩnh vực và đối tượng nghiên cứu.
o Đặc điểm kinh tế – xã hội
• Đặc điểm dân cư.
• Tập quán sản xuất, quản lý tài nguyên và văn hóa bản địa.
• Ngành nghề, thu nhập và mức sống.
• Cơ sở hạ tầng.
• Đánh giá những yếu tố kinh tế – xã hội có liên quan đến lĩnh vực và đối tượng nghiên cứu.
2) Nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân loại loài cây Bòn bon tại địa điểm nghiên cứu.
o Đặc điểm và đặc trưng hình thái của loài tại địa phương.
• Đặc điểm hình thái.
• Những điểm khác biệt về hình thái của giống địa phương so với các xuất xứ khác tại miền Trung (nếu có).
o Vị trí phân loại của loài (Loài, Chi, Họ, Bộ)
3) Nghiên cứu hiện trạng phân bố, đặc điểm sinh thái, vật hậu và tái sinh của cây Bòn bon tại địa phương
o Hiện trạng phân bố của loài trên địa bàn huyện Đại Lộc
• Phân bố theo đơn vị quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên (tiểu khu, thôn, xã, đơn vị chủ rừng...).
• Phân bố theo một số yếu tố sinh thái.
❖ Địa hình (độ cao, độ dốc, hướng phơi, vị trí tương đối: chân – sườn – đỉnh, khoảng cách so với khe suối và các nguồn nước khác...) nơi loài có phân bố và phân bố tập trung.
❖ Đất đai (đá mẹ, loại đất, độ dày tầng đất, độ ẩm đất, độ pH, hàm lượng mùn) nơi loài có phân bố và phân bố tập trung.
❖ Trạng thái rừng và sinh cảnh nơi loài có phân bố và phân bố tập trung.
o Một số đặc điểm sinh thái có liên quan đến công tác bảo tồn và phát triển loài
• Yêu cầu về yếu tố địa hình và thổ nhưỡng thích hợp với loài.
• Nhu cầu ánh sáng ở các giai đoạn phát triển.
• Nhu cầu về độ ẩm (độ ẩm đất, độ ẩm không khí).
• Các loài sinh vật có liên quan đến loài.
❖ Các loài cây cùng phân bố và có ảnh hưởng đến loài.
❖ Các loài sinh vật hỗ trợ (thụ phấn, phát tán nguồn giống, hỗ trợ tái sinh...).
15
❖ Các loài sinh vật gây hại (côn trùng, nấm bệnh, động vật hoang dã, gia súc...).
o Đặc điểm vật hậu học của loài (mùa ra lá, rụng lá; mùa ra hoa, kết quả, mùa quả chín, thời điểm thu hoạch thích hợp...)
o Đặc điểm tái sinh và khả năng nhân giống sinh dưỡng
• Khả năng tái sinh hạt và chồi
• Hiện trạng tái sinh (dạng phân bố, mật độ, phân bố cây tái sinh theo tuổi/độ cao, chất lượng cây tái sinh, các yếu tố ảnh hưởng đến cây tái sinh...)
o Thực trạng chọn giống, nhân giống sinh dưỡng Bòn bon trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
4) Đánh giá chất lượng sản phẩm, giá trị kinh tế, văn hóa và đặc điểm thị
trường của cây Bòn bon.
o Khảo sát về chất lượng quả
• Đặc trưng về kích thước, hình dáng, màu sắc (của quả/hạt/vỏ quả/cùi), mùi vị của cùi khi chín.
• Mức độ đồng nhất hay đa dạng về kích thước, hình dạng, màu sắc và mùi vị sản phẩm (quả chín) của các dòng, các cá thể tại địa phương và các dấu hiệu phân biệt chất lượng qua hình thái (nếu có).
• So sánh chất lượng và thị hiếu người tiêu dùng giữa sản phẩm xuất xứ địa phương với các xuất xứ khác trong tỉnh Quảng Nam, trong nước và Thái Lan.
o Tìm hiểu giá trị kinh tế và văn hóa của loài
• Giá trị kinh tế (giá sản phẩm, thu nhập trên một đơn vị diện tích, mức/cơ cấu thu nhập cho HGĐ...).
• Giá trị văn hóa (địa danh về đặc sản truyền thống, các câu chuyện về sự tích, ca dao... có liên quan đến loài).
o Tìm hiểu đặc điểm thị trường của sản phẩm xuất xứ địa phương (nhu cầu thị trường, kênh thị trường, mức độ ưa thích của người tiêu dùng, khả năng phát triển thương hiệu, những khó khăn hay rủi ro có thể gặp khi mở rộng thị trường...).
5) Nghiên cứu thực trạng và tri thức bản địa của người dân địa phương trong khai thác, quản lý, bảo tồn và phát triển loài.
o Thực trạng khai thác, quản lý, bảo tồn và phát triển loài tại địa phương
• Vấn đề về sở hữu, chủ thể quản lý nguồn tài nguyên và phân chia lợi ích.
• Thực trạng khai thác và sử dụng: Phương thức/phương pháp thu hoạch sản phẩm, hình thức phân phối, lưu thông sản phẩm...
• Thực trạng bảo tồn và phát triển loài.
o Những tri thức bản địa của người dân địa phương trong khai thác, sử dụng, quản lý, bảo tồn và phát triển loài, chẳng hạn như:
16
• Cách nhận biết quả chín và đánh giá phẩm chất qua hình thái
• Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và khai thác để cho năng suất cao và ổn định lâu dài, phẩm chất tốt
• Cách nhận biết và biện pháp ngăn ngừa, hạn chế các yếu tố gây hại
• Cách chọn giống tốt và phương pháp nhân giống truyền thống
• Cách chọn đất trồng, phương thức và kỹ thuật trồng cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao...
6) Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững cây Bòn bon tại địa phương.
o Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của loài
• Nhóm các yếu tố tự nhiên
• Nhóm các yếu tố kinh tế – xã hội
o Những thuận lợi và khó khăn trong bảo tồn và phát triển loài
• Trong bảo tồn loài
• Trong phát triển loài
7) Nghiên cứu một số giải pháp khả thi nhằm bảo tồn và phát triển cây Bòn bon tại địa phương.
o Cơ sở của các giải pháp
• Cơ sở từ hiện trạng và đặc điểm chung của loài
• Cơ sở từ những kết quả nghiên cứu của đề tài o Đề xuất các giải pháp khả thi
• Giải pháp kỹ thuật (chọn giống, nhân giống, phương thức trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, làm giàu, quản lý, bảo vệ...)
• Giải pháp tổ chức quản lý (quy hoạch sử dụng đất, giao đất giao rừng, xây dựng quy ước, hương ước bảo vệ rừng và khai thác tài nguyên thiên nhiên...)
• Giải pháp chính sách (hỗ trợ tài chính, khuyến lâm, phát triển nguồn nhân lực...)