Cơ sở của các giải pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển cây bòn bon (lausium domestium corr ) tại huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 84 - 87)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.7. Nghiên cứu một số giải pháp khả thi nhằm bảo tồn và phát triển cây Bòn bon tại địa phương

3.7.1. Cơ sở của các giải pháp

3.7.1.1. Cơ sở từ hiện trạng và đặc điểm chung của loài - Hiện trạng loài

Tại khu vực nghiên cứu, không có loài cây gỗ lớn tham gia vào tổ thành loài cây (số lượng cây Bòn bon chiếm >95%).

Tại khu vực 1, Bòn bon mọc thành rừng, có mật độ cây mẹ 166 cây/ha. Theo như kết quả đo đếm của chúng tôi, tại các ô tiêu chuẩn số 1, 2, 3, số cây Bòn bon đạt đường kính > 6cm lần lượt là 31, 32 và 37 cây.

Cũng theo như kết quả theo dõi thực tế, thì cuối năm 2015 đầu năm 2016 thì tại mỗi OTC, chỉ còn từ 5 -7 cây còn cho năng suất và năng suất cũng không cao.

Phân bố N/ D1.3 của Bòn bon tại khu vực nghiên cứu có dạng phân bố giảm, không nhiều đỉnh. Số cây ở các cấp đường kính lớn hơn tăng, giảm không theo quy luật và có số lượng rất ít. Điều này là thể hiện tính chất của rừng đã bị tác động nặng nề, quần thể loài trong tự nhiên đã bị khai thác.

Số lượng cây Bòn bon tái sinh tại khu vực nghiên cứu còn rất lớn, dao động từ 3.000 – 4.250 cây/ha.

Số cây có phẩm chất tốt chiếm tỷ lệ không cao, dao động từ 41,1 đến 50%, số cây có phẩm chất trung bình và xấu chiếm gần 50% tổng số cây.

Phần lớn cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt, tuy nhiên số cây tái sinh từ chồi cũng khá nhiều.

Số cây tái sinh nhiều nhất nằm ở chiều cao từ 200cm trở lên, chiếm từ 41,2 đến 76% tổng số cây tái sinh, trong khi đó, số cây tái sinh có chiều cao <50 cm và từ 50 - 100cm chiếm số lượng ít.

Nhìn chung, toàn lâm phần cây tái sinh có ngoại hình không đẹp, để phát triển thành tầng cây cao trong tương lai cần thiết phải có nhiều biện pháp tác động.

76 - Đặc điểm chung của loài

Bòn bon có thể được trồng và phát triển từ thấp cho đến 600m độ cao so với mực nước biển.

Bòn bon trồng tốt nhất là ở đất sâu, độ ẩm cao, thoát nước, nhiều mùn có thể là đất pha cát, li mông (bùn), li mông pha cát mịn, hoặc cát pha li mông. Quan trọng nhất là phải thoát nước và nước ngầm không được quá gần mặt đất, Bòn bon không chịu được lụt.

Bòn bon là cây ưa bóng, ưa thích những nơi mát mẻ, như ở ven rừng, không có ánh nắng chói chang, không nhiều gió, đặc biệt là khi ra hoa kết quả. Giai đoạn cây con, Bòn bon phát triển tốt khi ánh sáng từ 0 – 20%, giai đoạn rừng sào và rừng thành thục, nhu cầu ánh sáng của Bòn bon cũng không cao, chỉ cần ánh sáng 30 – 60%.

Là loài cây ưa bóng, Bòn bon sinh trưởng và phát triển tốt ở những khu vực có nhiệt độ trung bình khoảng 270 C và ít chênh lệch giữa các tháng.

Bòn bon sinh trưởng và phát triển tốt ở khu vực có độ ẩm cao, độ ẩm không khí từ 70 – 85%, lượng mưa trung bình 1.500 đến 2.500 mm một năm.

Bòn bon thụ phấn thông qua gió, một số sinh vật hỗ trợ như bướm, ong, chim hút mật…

Bệnh hại chủ yếu được phát hiện là bệnh nấm trắng, thán thư; côn trùng gây hại chủ yếu là rệp sáp, nhện đỏ, ...

Bòn bon là cây thường xanh, không có mùa rụng lá rõ rệt.

Bòn bon mỗi năm có hai vụ, vụ chính ra hoa bắt đầu từ tháng ba, vụ phụ ra hoa từ tháng 8 đến tháng 10; thời gian tính từ lúc bắt đầu ra hoa đến thu hoạch trái khoảng 135 – 140 ngày.

3.7.1.2. Cơ sở từ những kết quả nghiên cứu của đề tài -Một số đặc điểm về quả Bòn bon Đại Sơn

Bòn bon Đại Sơn là loại trái cây ngon ngọt, được nhiều người yêu thích, có khả năng phát triển thị trường.

Bòn bon Đại Sơn có giá trị kinh tế và giá trị văn hóa cao.

-Thực trạng và tri thức bản địa của người dân địa phương trong khai thác, quản lý, bảo tồn và phát triển loài.

Bòn bon Đại Sơn hiện được UBND xã giao cho một số hộ gia đình khoanh nuôi, bảo vệ theo khuôn khổ dự án “Phục hồi rừng Bòn bon Đại Sơn” do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đại Lộc chủ trì.

77

Bòn bon Đại Sơn hiện nay được thu hoạch chủ yếu bằng phương pháp trèo hái, người khai thác sẽ mang theo gùi, bơi ghe hoặc lội qua sông để tiếp cận khu vực rừng.

Những người khai thác sẽ dùng thang (để sẵn ở rừng) để leo cây và thu hoạch trái bằng tay rồi cho vào gùi.

-Những tri thức bản địa của người dân địa phương trong khai thác, sử dụng, quản lý, bảo tồn và phát triển loài.

Người dân Đại Sơn có một số kiến thức bản địa trong vấn đề khai thác, sử dụng, quản lý, bảo tồn và phát triển Bòn bon, tuy nhiên những kiến thức này chưa được sâu sát và đang dần bị mai một.

-Các nhân tố ảnh hưởng đến việc bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững cây Bòn bon tại địa phương.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của loài

Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển Bòn bon là các yếu tố khí hậu và địa hình.

Các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển Bòn bon bao gồm các yếu tố: Thu nhập và mức sống, tập quán canh tác, phương thức quản lý tài nguyên của người dân xã Đại Sơn.

-Những khó khăn và thuận lợi trong việc bảo tồn và phát triển loài +Những thuận lợi trong công tác bảo tồn loài

• Được sự quan tâm của UBND huyện và chính quyền địa phương.

• Hiện trạng rừng còn tương đối ổn định.

• Xã Đại Sơn nói riêng và huyện Đại Lộc nói chung có rất nhiều người tâm huyết với cây Bòn bon.

+Những khó khăn trong công tác bảo tồn loài

• Nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ, phát triển rừng Bòn bon còn kém.

• Dân số ít, phân bố không đồng đều.

• Tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn.

+ Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển Bòn bon ở huyện Đại Lộc Việc phát triển rừng Bòn bon tại khu vực nghiên cứu hiện nay còn có nhiều điểm yếu và thách thức. Tuy nhiên,bên cạnh đó, điểm mạnh và cơ hội cho khu vực tương đối nhiều. Đây chính là cơ sở để đưa ra phương hướng và giải pháp để phát triển rừng Bòn bon cho khu vực.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển cây bòn bon (lausium domestium corr ) tại huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)