Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển cây bòn bon (lausium domestium corr ) tại huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

1) Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập thông tin thứ cấp:

+ Thu thập các tài liệu liên quan từ cấp tỉnh, huyện, xã, các cơ quan, tổ chức khác liên quan tại địa phương về loài và điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội.

+ Kế thừa các tài liệu có liên quan để phân loại loài, các giá trị trị sử dụng và một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài.

17 - Thu thập thông tin sơ cấp:

a. Điều tra thực địa bằng phương phương pháp chuyên ngành

Sử dụng các công cụ: GPS, bản đồ và điều tra thực địa trên các tuyến với sự tham gia của người dân địa phương để xác định khu vực phân bố của loài.

Mô tả và xác định sinh cảnh và các yếu tố sinh thái (trạng thái rừng, độ tàn che, độ cao, độ dốc, hướng phơi, đất đai, thủy văn, các yếu tố gây tổn hại...) nơi có và không có loài phân bố, đặc biệt là nơi có loài phân bố tập trung.

Tại mỗi sinh cảnh/ trạng thái rừng tự nhiên lập 03 ô tiêu chuẩn điển hình, có diện tích 2.000m2 (40x50m). Trong OTC tiến hành đo đếm nhằm xác định tổ thành loài cây, ước lượng số cây mẹ loài mục đích, tính toán mật độ, lập biểu đồ phân bố số cây theo đường kính (N/D1.3), vẽ trắc đồ tầng cây cao..., làm cơ sở để đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh sau này.

Trong các OTC, mỗi ô thiết lập các 5 ô dạng bản có kích thước 4 m2 (2m x 2m) theo phương pháp đường chéo. Trong ô dạng bản tiến hành đo đếm, đánh giá chất lượng của các cây tái sinh và phân thành các cấp khác nhau. Kết quả đo đếm được ghi vào mẫu biểu nghiên cứu, đây là cơ sở để đánh giá khả năng tái sinh của cây, cùng với tác động của hoạt động khai thác của con người.

Định vị, đánh dấu, lập mã số và hồ sơ cho các cá thể ưu trội về năng suất và phẩm chất được xác định thông qua điều tra thực địa và phỏng vấn người dân phục vụ

công tác quản lý, bảo tồn và chọn giống.

Chọn cây tiêu chuẩn cố định để theo dõi đặc điểm vật hậu của loài trong thời gian nghiên cứu với định kỳ quan sát từ 10 - 15 ngày/ lần.

b. Sử dụng phương pháp phỏng vấn và đánh giá nhanh nông thôn (RRA)

Các thông tin về giá trị và chất lượng sản phẩm của cây Bòn bon được tiến hành qua việc phỏng vấn các chuyên gia, người địa phương, người tiêu dùng.

Thông tin định lượng về tình hình khai thác, tiêu thụ và giá trị kinh tế của Bòn bon được thu thập thông qua bảng hỏi cấu trúc được chuẩn bị sẵn. Điều tra người dân, điều tra tại các các chợ, … Xác định giá trị kinh tế và khả năng tiêu thụ.

Thông tin về tri thức bản địa, kinh nghiệm chọn giống, nhân giống, gây trồng, quản lý bảo vệ, khai thác, sử dụng được thu thập qua phỏng vấn người già, người thu hái, gây trồng loài kết hợp với phúc tra, kiểm chứng tại thực địa.

Thông tin định tính được thu thập bằng cách phỏng vấn sâu một số cán bộ có liên quan và người dân có am hiểu về tại địa phương nhằm xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng đến việc bảo tồn, phát triển. Trao đổi, thảo luận với người dân và chính quyền

18

địa phương nhằm tìm ra những giải pháp tốt nhất cho việc bảo tồn, phát triển và sử

dụng bền vững loại lâm sản này.

c. Phương pháp khảo sát trong phòng và trắc nghiệm

+ Các chỉ tiêu về kích thước, trọng lượng, hàm lượng một số chất tạo ra hương vị của quả lúc chín (độ chua, hàm lượng đường, tanin...) được khảo sát trong phòng thí nghiệm hiện có tại tỉnh Quảng Nam hoặc ở Đà Nẵng hay Đại học Huế.

+ Khảo sát về mùi vị và mức độ hấp dẫn của sản phẩm bằng phương pháp trắc nghiệm thông qua cảm quan của nhóm người tham gia (sử dụng một số xuất xứ khác nhau được đánh mã số nhưng không cho biết nguồn gốc để người sử dụng tự đánh giá theo ý kiến chủ quan và sở thích của họ...).

d. Phương pháp phân tích chuyên gia

Thống kê, tổng hợp và phân tích các thông tin thu thập được theo từng chủ đề.

Phân tích SWOT; sơ đồ Venn phân tích các bên liên quan.

Sử dụng các bảng biểu, sơ đồ để minh họa cho kết quả nghiên cứu.

2) Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

Phương pháp thống kê được sử dụng để xử lý các kết quả đo đếm, các bảng hỏi, bảng phỏng vấn.

Số liệu được phân tích, xử lý bằng phần mềm Excel 14.0

19

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển cây bòn bon (lausium domestium corr ) tại huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)