CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững cây Bòn
3.6.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của loài
- Khí hậu: Xã Đại Sơn nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng mạnh của gió bão, Bòn bon là loại cây chịu gió kém, nhất là trong mùa ra hoa kết quả, nên đây là khó khăn lớn nhất trong công tác bảo tồn và phát triển loài tại địa phương.
- Địa hình: Khu vực loài tồn tại có điều kiện đất đồi dốc, trong khi những diện tích xung quanh hầu hết đã bị đốt phá để làm nương rẫy, sạt lở, lũ quét xảy ra vào mùa mưa tác động nghiêm trọng đến sự tồn tại của loài.
3.6.1.2.Nhóm các yếu tố kinh tế – xã hội
- Thu nhập và mức sống của người dân Đại Sơn: Đây là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của Bòn bon, chính vì thu nhập và mức sống thấp, chính từ các điều kiện thiếu thốn nên cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào rừng, họ đốt nương làm rẫy, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên từ củi đốt đến gỗ làm nhà, từ việc săn bắn các loại động vật có kích thước nhỏ đến việc đánh bẫy các loài động vật có kích thước to lớn hơn. Các việc làm này đều do sự thiếu hiểu biết của người dân, do cuộc sống sinh tồn trước mắt, do thiếu chính sách quản lý, pháp luật thiếu cương quyết…đã mặc nhiên để người dân tự ý du canh, du cư, đốt nương làm rẫy. Từ đó trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến môi trường sống của loài Bòn bon tại địa phương.
- Tập quán canh tác: Người dân xã Đại Sơn từ xưa đến nay sống phụ thuộc rất nhiều vào rừng, họ khai thác gỗ, các loại lâm sản để đảm bảo cuộc sống. Qua điều tra trong một số nhà dân cũng cho thấy gỗ Bòn bon được sử dụng làm nhà: Cột nhà, xà nhà hoặc các đồ dùng khác như thùng chứa nước…Trao đổi với cán bộ xã chúng tôi được biết, nhiều cây Bòn bon lớn tuổi bị đốn hạ chỉ để làm “ Liễn” (một loại dụng cụ
lao động của người dân Đại Sơn).
- Phương thức quản lý tài nguyên thiên nhiên còn lạc hậu, chưa mang tính bền vững cao.
Trong thực tế, các loài sinh vật nói chung và Bòn bon nói riêng khi bị biến động suy giảm trong quần thể phần lớn đều do hai nguyên nhân chính: Các hiểm hoạ tự nhiên và các hoạt động của con người.
73
Các hiểm hoạ tự nhiên đã gây những tổn thất nặng nề cho đa dạng sinh học trong những kỷ nguyên cách đây hơn 60 triệu năm (Phạm Nhật, 2002). Khi tranh luận về tình hình tuyệt chủng hiện nay, người ta nói nhiều đến số phận các loài đang bị đe doạ và coi khai thác quá mức của con người là nguyên nhân chính của sự đe doạ này (Nguyễn Hoàng Nghĩa,1999). Nguyên nhân sâu xa của sự suy giảm đa dạng sinh vật là sự mất cân đối giữa cung và cầu, là sự gia tăng dân số và phá huỷ môi trường sống (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997).
3.6.2. Những khó khăn và thuận lợi trong việc bảo tồn và phát triển loài 3.6.2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn loài
- Những thuận lợi trong công tác bảo tồn loài
+ Được sự quan tâm của UBND huyện và chính quyền thôn/xã, có các dự án làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát triển Bòn bon Đại Sơn.
+ Hiện trạng rừng còn tương đối ổn định, số lượng cây con cao trên 2m có chất lượng tốt còn nhiều, đảm bảo điều kiện phục hồi tầng cây cao trong tương lai.
+ Xã Đại Sơn nói riêng và huyện Đại Lộc nói chung có rất nhiều người tâm huyết với cây Bòn bon, là lực lượng có vai trò nòng cốt trong công tác bảo tồn và phát triển Bòn bon sau này.
- Những khó khăn trong công tác bảo tồn loài
+ Nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ, phát triển rừng Bòn bon còn kém. Phần đông người dân đều nhận thấy lợi ích kinh tế mang lại từ Bòn bon, tuy nhiên, họ chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo tồn loài Bòn bon.
+ Dân số ít, phân bố không đồng đều dẫn đến công tác tuyên truyền vận động, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án bảo vệ phát triển khó đạt được tính đồng bộ cao.
+ Tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn.
3.6.2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển Bòn bon ở huyện Đại Lộc
Bằng phương pháp phân tích SWOT thông qua kết quả thu được trong quá trình điều tra, đánh giá và các tài liệu có liên quan chúng tôi tổng kết điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của khu vực như sau:
74
Bảng 3.15. Phân tích SWOT về khả năng phát triển Bòn bon của huyện Đại Lộc ĐIỂM MẠNH(S):
- Diện tích rừng Bòn bon hiện tại đang được giao cho các hộ dân thôn Đồng Chàm, xã Đại Sơn bảo vệ tương đối ổn định.
- Giao thông Đại Lộc khá phát triển, thuận lợi cho vận chuyển, trao đổi sản phẩm giữa các địa phương, các vùng.
- Người dân có thể thay đổi tập quán canh tác lạc hậu và kìm hãm sự phá rừng.
- Các chợ khá phát triển, đầu ra của sản phẩm luôn được ổn định
- Có vốn kiến thức bản địa phong phú.
- Lực lượng lao động dồi dào, người dân ở đây vào những ngày không làm ruộng thì thường ở nhà không có việc gì để làm nên nguồn nhân lực ở đây rất lãng phí.
- Vẫn còn nhiều người có sự quan tâm cao đối với Bòn bon.
ĐIỂM YẾU(W):
- Trình độ dân trí thấp, nhận thức của người dân chưa cao. đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn.
- Địa hình xã Đại Sơn bị chia cắt, điều kiện giao thông đến khu vực rừng Bòn bon chưa được tốt. Việc đi thu hái trong rừng gặp nhiều trở ngại cho việc tìm kiếm, thu hái vận chuyển về nhà.
- Tỉ lệ tăng dân số còn khá cao.
- Huyện Đại Lộc với đa số diện tích là đất là đất đỏ vàng có tỷ lệ lẫn đá cao (30 – 50%), bị rửa trôi và xói mòn mạnh, không thích hợp cho gây trồng phát triển Bòn bon.
- Một số khu vực đất phù sa, dinh dưỡng cao, thích hợp cho sự phát triển của Bòn bon lại thường xuyên bị ngập lụt.
CƠ HỘI(O):
- Được sự quan tâm, hỗ trợ của UBND huyện, chính quyền địa phương.
- Bòn bon có sẵn tại đây có thể là nguồn giống trực tiếp để người dân có thể gây trồng tại vườn của mình.
- Thị trường tiêu thụ Bòn bon lớn, nhu cầu của thị trường rất cao.
THÁCH THỨC(T):
- Nguồn cây giống hạn chế
- Đất đai giảm màu mỡ do xói mòn, rửa trôi.
- Thiên tai, hạn hán, bão lũ thường xuyên xảy ra
- Tình trạng phá rừng làm nương rẫy vẫn còn tồn tại
- Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng trong xã còn chưa phát triển nên việc vận chuyển sản phẩm gặp nhiều khó khăn.