Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Đại Sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển cây bòn bon (lausium domestium corr ) tại huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

3.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Đại Sơn

Vị trí địa lý

Đại Sơn nằm trên trục tọa độ địa lý 15020’-15050’ vĩ độ Bắc, 107058’ kinh Đông.

Phía Đông: Giáp với Đại Lãnh, Đại Hồng;

Phía Tây: Giáp với Nam Giang và Tây Giang;

Phía Nam: Giáp với Huyện Nông Sơn;

Phía Bắc:Giáp với Đại Lãnh và Đại Hưng.

Địa hình

Đại Sơn có địa hình phức tạp thấp dần từ Tây sang Đông và bị chia cắt bởi sông Vu Gia, sông Bung, sông Cái và các khe suối, đồi núi xen lẫn trong vùng dân cư, nhiều đồi núi nhấp nhô, địa hình bát úp hay lượn sóng, độ cao trung bình từ 300-400m, nhiều đỉnh núi cao như núi Mai Quy (510m), đỉnh khe Hoa (970m), đỉnh Cô Cao(1021m), diện tích rừng và đất rừng chiếm trên 86% đất tự nhiên.

Là vùng đồi núi khó khăn cho việc giao thông, sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân.

Đất đai

Đất đai trong khu vực chủ yếu gồm ba loại, đất cát, đất phù xa và loại đất Feralit phát triển trên đát mẹ Granit, có thành phần cơ giới thịt nhẹ.

Khí hậu

Mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có chỉ số khí hậu thời tiết rất phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, con vật nuôi; tuy nhiên lượng mưa, lượng nhiệt phân bố không đồng đều theo mùa gây ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí mùa vụ và sinh hoạt đời sống của nhân dân. Cụ thể:

32 + Nhiệt độ trung bình năm : 250C

+ Lượng mưa trung bình hằng năm: 2050mm/năm + Lượng bốc hơi trung bình: 1157mm/năm

+ Độ ẩm không khí trung bình: 82 %

Đại Sơn chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính:

+ Gió Đông Bắc xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, kèm theo mưa lớn gây lũ lụt.

+ Gió Tây Nam xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 9, thời tiết khô và nóng.

+ Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 9 và kết thúc vào tháng 12. Thời gian mưa lớn nhất tập trung vào 3 tháng 10, 11 và 12, trong đó tháng 11 là mưa nhiều nhất chiếm 30% lượng mưa cả năm. Trong 3 tháng này, tổng lượng mưa khoảng 2000 - 2.400mm, lượng mưa tháng trung bình 250mm nên gây ngập úng, làm khó khăn cho sinh hoạt của nhân dân.

+ Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, thời gian ít mưa nhất tập trung vào 3 tháng 2, 3 và 4. Lượng mưa tháng trung bình thời kì này 20 - 40mm.

Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10, gây ngập lũ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của xã.

Thủy văn

Đại Sơn có hai dòng sông lớn chảy qua là sông Cái và sông Bung. Sông Cái là đoạn sông nối tiếp giữa sông Mỹ (Phước Sơn) chảy qua sông Cà Dy thị trấn Thạnh Mỹ, dài 35 km đến Ba Tớt thì đỗ vào sông Vu Gia của Huyện Đại Lộc. Sông Bung bắt nguồn từ sông Pút (Nam Giang) và sông A Vương (Tây Giang) chảy qua xã La Ê xuôi về hướng Đông cho đến Đầu Gò (Mũi Lợn) thì đổ vào sông Vu Gia, lưu lượng nước hằng năm của sông Bung 60m3 / giây, thấp nhất về mùa hạ 35m3/ giây. Hàm lượng phù sa tương đối lớn, nhất là trong mùa lũ. Càng ngược dòng Vu Gia đến sông Bung có nhiều vực thác, với độ sâu từ 10 đến 20m.

Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học

Là một xã miền núi của huyện Đại Lộc, tài nguyên rừng của Đại Sơn rất đa dạng; tổng diện tích rừng tự nhiên của toàn xã là 4.646 ha, trong đó có khoảng 205 ha diện tích rừng phòng hộ Đại Sơn, vùng giáp ranh với Nông Sơn được giao cho 5 nhóm hộ với 47 thành viên thuộc Hội cựu chiến binh xã quản lý, còn lại 4.441 ha vùng giáp ranh với xã Đại Hồng và huyện Nam Giang do Ủy ban nhân dân xã Đại Sơn làm chủ rừng. Trước đây, rừng Đại Sơn có trữ lượng lớn, hệ động thực vật phong phú, ngoài gỗ, rừng Đại Sơn còn có nhiều loại lâm sản ngoài gỗ như cây thảo dược, thú rừng, nấm rừng, mật ong…

33

Hiện nay, nhìn chung tài nguyên rừng Đại Sơn còn phong phú, trữ lượng gỗ còn cao, tuy nhiên do các chủng loại gỗ quý hiếm đã bị khai thác chọn trong nhiều năm trước đây nên gần như đã giảm chất lượng.

Đặc biệt, Đại Sơn trước đây có diện tích rừng Bòn bon tự nhiên lên đến khoảng 100 ha, là quê hương của cái tên “Nam Trân”. Tuy nhiên, hiện nay, Bòn bon nói chung và tài nguyên rừng của xã Đại Sơn đã và đang bị sụt giảm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, yếu tố con người là nguyên nhân hàng đầu.

a. Thảm thực vật

Với diện tích rừng tự nhiên là 4.646 ha, khu hệ thực vật ở đây phân bố trong nhiều hệ sinh thái, nhưng tập trung nhiều ở hệ sinh thái rừng.

- Hệ sinh thái rừng: Là hệ sinh thái lớn, có phân bố rộng khắp, giữ vaitrò chủ đạo trong việc tạo cảnh quan, môi trường và chi phối sự phát triển củacác hệ sinh thái khác trong khu vực.

- Hệ sinh thái Sông - Suối: Là hệ sinh thái nhỏ về diện tích, trong hệ sinhthái này có các loài phổ biến như rong suối, rì rì, trâm suối…

- Hệ sinh thái Đồng ruộng - nương bãi: Hệ sinh thái này nhỏ, thường tậptrung quanh làng xóm, cây trồng chủ yếu là cây lương thực ngắn ngày.

b. Động vật rừng

Hệ động vật phong phú, đa dạng, nhiều loại thú lớn, bò sát, chim, lưỡng cư…

Tài nguyên khác

Để thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động tài nguyên khoáng sản theo Luật khoáng sản nói chung và các chính sách về quản lý, hoạt động khai thác cát, sỏi nói riêng, trong những năm qua, UBND huyện Đại Lộc đã cho phép thực hiện việc quản lý, khai thác cát, sỏi phục vụ bê tông hóa giao thông nông thôn trên địa bàn xã trong giai đoạn 2011-2015 đạt hiệu quả.

Đánh giá điều kiện tự nhiên xã Đại Sơn

Mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu thời tiết rất phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, con vật nuôi; tuy nhiên lượng mưa, lượng nhiệt phân bố không đồng đều theo mùa gây ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí mùa vụ và sinh hoạt đời sống nhân dân.

Địa hình đồi núi phức tạp, nhấp nhô, xen lẫn với các khu dân cư, bị chia cắt bởi các con sông lớn và nhiều khe suối, giao thông không thuận lợi là một yếu tố lớn gây cản trở đến công tác bảo tồn và phát triển cây Bòn bon tại địa phương này.

34

Thiên tai thường xuyên xảy ra, Đại Sơn nằm ở khu vực chịu ảnh hưởng lớn của bão, cùng với lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo tồn và phát triển Bòn bon tại địa phương.

3.1.2.2. Điều kiện Kinh tế - xã hội xã Đại Sơn Dân số, lao động, dân cư và phân bố dân cư

* Tính đến năm 2014 Tổng số hộ 915 hộ.

Tổng nhân khẩu: 3.380 khẩu. Trong đó nam giới là 1.726 khẩu, chiếm 51,09%.

Dân cư chủ yếu là người kinh.

Mật độ dân số: 35,9 người/km2.

Dân số trong độ tuổi lao động là 2.063 người, chiếm 61,03%.

Dân cư chủ yếu tập trung dọc theo hai bên sông Vu Gia, sông Bung và sông Cái, các tuyến đường trục chính như tuyến QL14B, ĐH12.ĐL, ĐX. Ngoài ra có nhiều nhóm dân cư nhỏ lẻ ven chân núi.

Do đặc điểm địa hình đồi núi phức tạp, các nhà ở dân cư phân bổ đều khắp, không tập trung, chỉ tập trung chủ yếu ở trung tâm xã và dọc tuyến đường QL14B, ĐH12.ĐL, ĐX đi qua trung tâm xã.

Phần lớn nhà ở xây dựng mang tính truyền thống, làng xã tự lập, tự xây dựng không theo mô hình nào cả ( chủ yếu nhà 3 gian ) không theo thiết kế.

Cơ sở hạ tầng

- Công trình hành chính:

+ Trụ sở UBND xã Đại Sơn + Cụm văn hoá 7 thôn - Cơ sở y tế, văn hoá xã hội:

+ Trường tiểu học: 1 trường

+ Trường trung học cơ sở: 1 trường

+ Trường mẫu giáo - nhà trẻ 04 trường lẻ và 01 trường trung tâm.

+ Bưu điện xã.

- Giao thông:

Giao thông trên địa bàn xã Đại Sơn tương đối khó khăn, sông núi cách trở chia 7 thôn ra thành 3 cụm: cụm 1 có 3 thôn Hội Khách Đông, Hội Khách Tây, Bãi Quả;

cụm 2 có 3 thôn Tân Đợi, Đồng Chàm, Tam Hiệp, cụm 3 có 1 thôn là Đầu Gò. Việc đi

35

lại giữa các cụm phải bằng phương tiện ghe, thuyền. Hiện nay, phần lớn các đường liên thôn, liên xóm đã được bê tông hoá, thuận tiện cho việc sinh hoạt cũng như sản xuất của nhân dân, riêng còn 1.700m đoạn đường ở thôn Bãi Quả và 1.000m đoạn đường ở thôn Đầu Gò chưa được bê tông hóa.

- Cấp điện:

+ Tổng số trạm hạ thế: 06 trạm.

+Tỷ lệ hộ sử dụng điện: 100%.

Tình hình sử dụng đất

Tổng diện tích đất tự nhiên: 9.412,36 ha; trong đó:

+ Đất ở: 39,71 ha.

+ Đất nông nghiệp: 8820,35 ha.Bao gồm đất lâm nghiệp và đất canh tác nông nghiệp. Trong đó, đất canh tác nông nghiệp có diện tích nhỏ, theo thống kê tổng diện tích cây lương thực có hạt của xã là 98,8 ha, chiếm 1,12% tổng diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất trồng cây lương thực có hạt bình quân đầu người là 0,58 sào/người (1 sào bằng 500m2), tức là tính trung bình, 2 người dân Đại Sơn mới có 1 sào đất sản xuất nông nghiệp để canh tác.

+ Đất phi nông nghiệp: 275,2885 ha + Đất chưa sử dụng: 316,72 ha

Tập quán sản xuất, quản lý tài nguyên và văn hóa bản địa

Tập quán sản xuất chính của xã Đại Sơn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và khai thác các lợi ích về rừng. Sản xuất nông nghiệp Đại Sơn hiệu quả không cao do điều kiện tự nhiên gặp nhiều khó khăn. Trước đây, người dân Đại Sơn sống chủ yếu dựa vào rừng, thời gian gần đây, tài nguyên rừng càng lúc càng cạn kiệt dẫn đến người dân Đại Sơn phải sống bám víu vào kinh tế nông nghiệp, vốn không phải là thế mạnh của xã.

Việc khai thác và gây trồng các sản phẩm ngoài gỗ lâu nay ít sử dụng, bên cạnh đó các sản phẩm này cũng còn rất ít ngoài tự nhiên.

Quá trình thu hái các loại rau, củ quả chủ yếu và phổ biến như: Rau, măng rừng, nấm rừng...

Săn bắt chim thú và các loại thủy sản hiện nay không còn nhiều, do việc nghiêm cấm của các cơ quan chuyên môn.

Địa hình phức tạp, dân số thưa thớt làm cho công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên không đạt được hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển cây bòn bon (lausium domestium corr ) tại huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)