Đề xuất các giải pháp khả thi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển cây bòn bon (lausium domestium corr ) tại huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 87 - 94)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.7. Nghiên cứu một số giải pháp khả thi nhằm bảo tồn và phát triển cây Bòn bon tại địa phương

3.7.2. Đề xuất các giải pháp khả thi

3.7.2.1. Giải pháp kỹ thuật

1. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng có trồng bổ sung

Căn cứ vào hiện trạng rừng Bòn bon như đã trình bày, có thể tiến hành khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng có trồng bổ sung với các nội dung và các bước như sau:

+ Công tác cây giống:

Trong giai đoạn đầu tận dụng nguồn cây giống tái sinh từ hạt tại rừng, đến thời vụ trồng đánh bứng từ chỗ dày trồng bổ sung sang chỗ thưa và trống. Bên cạnh đó mua thêm cây giống ghép để trồng tạo điều kiện cho những cây này phát triển cho quả trước, tạo nguồn thu lấy ngắn nuôi dài trong thời gian chờ cây Bòn bon bản địa sinh triển phát triển thành thục.

+ Các biện pháp kỹ thuật tác động:

Áp dụng cho diện tích cây Bòn bon còn tập trung tương đối nhiều.

a)Chăm sóc và bảo vệ trong giai đoạn hình thành rừng.

+Bảo vệ rừng là nhiệm vụ chính trong giai đoạn này + Phát dọn dây leo, bụi rậm

+ Sửa lại gốc chồi và tỉa chồi cho cây cây Bòn bon.

b) Chăm sóc và bảo vệ trong giai đoạn phát triển về chất.

+ Tiếp tục thực hiện những biện pháp bảo vệ rừng.

+ Tiếp tục phân loại và đánh dấu cây Bòn bon tái sinh mới.

+ Phát dây leo, bụi rậm, chặt bỏ cây phi mục đích chèn ép cây Bòn bon.

c) Chăm sóc và bảo vệ trong giai đoạn chọn lọc

+ Sau khi trồng phải thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh hại + Phòng chống người và gia sức phá hại cây trồng

+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện, ngăn chặn kịp thời khả năng cháy rừng, đặc biệt trong những ngày thời tiết hanh khô.

2. Thực hiện giải pháp về trồng mới trên khu vực 2 + Công tác cây giống

Xây dựng vườn ươm cây giống tại chổ hoặc hợp đồng các cơ sở sản xuất giống cây trồng đã được nhà nước cho phép sản xuất và có uy tín trên thị trường.

+ Các biện pháp kỹ thuật tác động:

Trồng mới: Áp dụng cho diện tích 16ha cây Bòn bon còn rải rác, không đáng kể.

79 a) Phương thức và mật độ trồng.

+Phương thức trồng: Trồng thuần loại.

+ Mật độ: 300 cây/ ha;Cự ly 6m x 6m (Hàng cách hàng 6m, cây cách cây 6m).

b) Thời vụ trồng.

+ Từ 15/9 đến 30/11 hàng năm.

c) Chuẩn bị hiện trường.

+ Xử lý thực bì + Làm đất, bón phân.

+ Đào hố: Kích thước hố 60 x 60 x 60cm.

d) Bốc xếp và vận chuyển cây đi trồng.

+Tưới nước đủ ẩm một đêm trước khi bốc xếp cây, tránh làm vỡ bầu, dập nát, gẫy ngọn trong quá trình bốc xếp và vận chuyển cây. Cây vận chuyển tới phải kịp trồng ngay, nếu chưa trồng ngay được phải xếp cây ở nơi râm mát và tưới nước bảo đảm độ ẩm cho bầu cây.

đ) Kỹ thuật trồng cây.

+ Trồng vào thời điểm trời râm mát, mưa nhỏ hoặc nắng nhẹ và đất trong hố phải đủ ẩm. Tránh trồng cây vào những ngày có nắng gắt, những ngày có mưa to, gió lớn.

+ Rải cây đến từng hố trước khi trồng, cây đã rãi ra hố phải trồng hết trong ngày + Dùng cuốc đào một hố rộng và sâu hơn bầu cây 1-2cm ở vị trí giữa hố đã lấp.

+Xé bỏ vỏ bầu và đặt cây con thẳng đứng vào giữa hố, tránh làm vỡ bầu cây.

+ Dùng đất tơi ở lớp đất mặt bên ngoài lấp đầy hố, lèn chặt xung quanh bầu và vun thêm đất bên ngoài vào gốc cây thành hình mâm xôi, cao hơn mặt đất tự nhiên khoảng 3-5cm.

3.7.2.2. Giải pháp tổ chức quản lý

Tăng cường vai trò quản lí của cấp chính quyền địa phương, phát huy năng lực lãnh đạo của bộ phận cán bộ tổ chức, quản lí của xã theo đúng yêu cầu chuyên môn.

Tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất cho khu vực Bòn bon. Phát triển thành những mô hình có hiệu quả kinh tế cao. Nếu có điều kiện tiếp tục quy hoạch, xây dựng và mở rộng diện tích gây trồng. Biến Bòn bon trở thành sản phẩm hàng hóa thực sự.

Chính quyền xã phối hợp với ban dân chính các thôn triển khai xây dựng các quy ước, hương ước bảo vệ rừng và khai thác tài nguyên. Những quy ước, hương ước này sẽ có tính chất ràng buộc nhất định đối với người dân.

80

Xây dựng tổ chức quản lý lâm nghiệp ở cấp xã nhằm tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng.

Tiến hành tổng kết kinh nghiệm, đặc biệt là kinh nghiệm bản địa, từ đó chúng ta chọn lọc ra những kỹ thuật gây trồng thích hợp nhất đem phổ biến rộng rãi cho người dân.

Củng cố và xây dựng các tổ chức cộng đồng liên quan đến quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

Ngoài ra cần ký kết các hợp đồng trách nhiệm giữa cá nhân, gia đình và cộng đồng với nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Thực thi những giải pháp hành chính cứng rắn, xử phạt rõ ràng, nghiêm khắc với những hành vi xâm phạm tài nguyên rừng.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ cập kiến thức, nâng cao nhận thức cho người dân thông qua việc mở các lớp tập huấn, việc này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành trong huyện, xã, thôn cùng quan tâm thực hiện.

Khuyến khích người dân tích cực tham gia các mô hình, các dự án do huyện chủ trì.

3.7.2.3. Giải pháp về chính sách

Xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển.

- Chính sách về đất đai.

Các cơ quan chức năng của huyện tham mưu cho UBND huyện giao quyền sử

dụng rừng và đất rừng lâu dài cho các tổ chức và cá nhân tham gia dự án để họ yên tâm tổ chức sản xuất.

- Chính sách về khuyến khích, hỗ trợ.

Kịp thời biểu dương, khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích lớn trong quản lý bảo vệ rừng và tổ chức sản xuất tốt.

Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tiêu thụ sản phẩm, cần có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo lợi ích của người tham gia dự án hoặc khi có đủ nguồn nguyên liệu cần keo gọi đầu tư cơ sở chế biến trên địa bàn.

- Chính sách về khuyến lâm

Mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật về trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ và thu hoạch cây Bòn bon nói riêng; trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng nói chung cho các hộ dân tham gia dự án và cộng đồng, đồng thời tổ chức các chuyến tham quan, học tập thực tế tại các mô hình đã sản xuất thành công trên địa bàn tỉnh để người dân tiếp thu và áp dụng vào thực tế sản xuất của dự án.

81

Ngoài việc phổ biến, chuyển giao kỹ thuật công nghệ cần chú ý các hoạt động bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế cho các hộ gia đình, cung cấp thông tin về thị trường giá cả để cho các hộ có quyết định chính xác trong sản xuất kinh doanh.

- Phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, có sự gắn bó, tâm huyết với Bòn bon làm nòng cốt cho công tác bảo tồn và phát triển rừng.

3.7.2.4. Giải pháp về vốn

Đây là giải pháp cần thiết và không thể thiếu trong bất cứ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào.Các hoạt động trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và phát triển rừng thì chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước. Vốn rất quan trọng do đó cần phải huy động vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

3.7.2.5. Giải pháp phát triển thị trường

Xây dựng chiến lược quảng bá, tiếp thị sản phẩm, hệ thống thông tin, đăng ký thương hiệu, biến Bòn bon trở thành một sản phẩm hàng hóa thật sự.

Hỗ trợ về các nguồn thông tin để người dân nắm rõ, để việc bán sản phẩm trên thị trường không bị ép giá hay không bị thua thiệt thông qua các giải pháp sau: Thành lập hợp tác xã mua bán hoặc hiệp hội những người mua bán vừa và nhỏ. Cần tạo mối quan hệ bền vững giữa người sản xuất và người bán sản phẩm.

82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

1. Bòn bon là cây thân gỗ, cao trung bình 15 – 20 m. Thân mọc thẳng, vỏ màu nâu đỏ hay nâu, có nhiều vết loang da beo màu xanh nhạt hoặc trắng. Vỏ Bòn bon dày 2- 3mm, sần sùi; vỏ trong vàng nhạt, có lớp nhựa mỏng, dính. Tán lá có hình dáng bất định. Cành thường mọc tạo thành một góc 450 với thân.

Bòn bon có lá kép lông chim một lần lẻ, dài 22,5 đến 50cm, mang 5 – 7 lá chét;

Bòn bon có rễ cọc, rễ phát triển rất mạnh, có bạnh vè.

Hoa mọc từ thân, cành to, màu trắng hay vàng nhạt, mọc phân tán trên cây, mọc thành chùm ở thân, cành lớn.

Quả hình elip, bầu dục hoặc gần tròn, mọc thành từng cụm, quả thường có 5 múi, có vách ngăn mỏng giữa các múi. Cơm màu trắng đục hoặc hơi trong, có vị ngọt, thanh. Vỏ quả dày từ 2 – 4mm, màu xanh, chuyển thành màu vàng nhạt hay hơi trắng hồng khi chín. Hạt dính với cùi, có lớp áo mỏng, thường màu xanh lục, dài 2 – 2,5cm, rộng 1,25 – 2cm. Hoặc màu nâu, nhỏ. Hạt có vị đắng, nhẵn, quả có hạt nhỏ được ưa chuộng hơn.

2. Bòn bon Đại Lộc đã được gây trồng tại nhà nhưng chưa có mô hình nào mang lại hiệu quả.

Bòn bon tự nhiên chỉ còn tại xã Đại Sơn, nằm tại khoảnh 1 và khoảnh 4 tiểu khu 190 thuộc thôn Đồng Chàm xã Đại Sơn huyện Đại Lộc, có tọa độ địa lý:

+ Từ 15050’00” đến 15050’17” Vĩ độ Bắc.

+ Từ 107051’15” đến 107051’32” Kinh độ Đông.

Tổng diện tích rừng Bòn bon tự nhiên tại Đại Sơn là 20 ha, trong đó có 4 ha cây mọc tập trung và 16 ha Bòn bon rải rác không đáng kể.

Mật độ Bòn bon tại khu vực mọc tập trung vào khoảng 166 cây/ha;mật độ cây tái sinh trên 3000 cây/ha. Lâm phần chịu tác động mạnh bởi yếu tố con người.

3. Bòn bon thích hợp trên đất có hàm lượng mùn cao, độ pH trung tính, đất tơi xốp, thoát nước, Bòn bon sinh trưởng và phát triển tốt từ vùng thấp đến độ cao 600m so với mực nước biển, Bòn bon không chịu được úng. Bòn bon là cây ưa bóng, ưa thích những nơi mát mẻ, không nhiều gió. Bòn bon sinh trưởng và phát triển tốt với nhiệt độ trung bình năm khoảng 250C, lượng mưa từ 1.500 – 2.500mm/năm, độ ẩm không khí 75 – 85%.

Bòn bon là cây thường xanh, không có mùa rụng lá rõ rệt, Bòn bon ra lá vào mùa mưa. Bòn bon mỗi năm có hai vụ hoa, vụ chính ra hoa bắt đầu từ tháng 3. Thời gian tính từ lúc bắt đầu ra hoa đến thu hoạch trái khoảng 135 – 140 ngày.

83

Tại khu vực nghiên cứu có một số loài sinh vật hỗ trợ thụ phấn như bướm, ong, chim hút mật, nhiều loài chim và thú nhỏ có khả năng hỗ trợ cây phát tán nguồn giống.

Bệnh hại chủ yếu được phát hiện tại khu vực là bệnh nấm trắng và một số cây trồng tại nhà mắc bệnh thán thư. Các loài côn trùng gây hại chủ yếu được phát hiện là nhện đỏ, rệp sáp, sâu đục thân cây, kiến…

4. Bòn bon Đại Lộc tuy được đánh giá là chua hơn so với các giống xuất xứ từ Tiên Phước hay Thái Lan, nhưng mức độ ưa thích Bòn bon Đại Lộc không thua kém nhiều so với hai xuất xứ Bòn bon trên.

Bòn bon có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người.

Bòn bon có giá trị kinh tế cao, giá bán tại huyện Đại Lộc trung bình là 20.000đ/kg, Bòn bon có thị trường rộng mở, cung không đáp ứng đủ cầu.

Ngoài giá trị kinh tế, Bòn bon Đại Sơn, với vai trò là “Cái nôi” của Bòn bon Quảng Nam còn mang trong mình giá trị văn hóa to lớn. Được thể hiện thông qua nhiều sự tích, ca dao, tục ngữ.

5. Các nhân tố tác động đến công tác bảo tồn và phát triển Bòn bon tại khu vực nghiên cứu bao gồm nhóm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố kinh tế - xã hội:

Nhóm các yếu tố tự nhiên chủ yếu là bão và các hiện tượng sạt lở, lũ quét xảy ra vào mùa mưa.

Các yếu tố kinh tế - xã hội tác động chủ yếu là do thiếu đất sản xuất nông nghiệp, thu nhập và mức sống của người dân còn quá thấp, gây ra những hệ lụy đối với tài nguyên rừng và đất rừng. Yếu tố thứ hai là do tập quán canh tác của người dân sống phụ thuộc rất nhiều vào rừng, nhận thức kém là một yếu tố không thể thay đổi trong ngày một ngày hai.

6. Các giải pháp khả thi nhằm bảo tồn và phát triển cây Bòn bon tại địa phương có thể tính đến là các giải pháp về kỹ thuật lâm sinh như khoanh nuôi, bảo vệ, trồng bổ sung; các giải pháp về tổ chức quản lý; xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển; huy động các nguồn vốn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước; Xây dựng chiến lược quảng bá, đăng ký thương hiệu, phát triển thị trường, biến Bòn bon trở thành một sản phẩm hàng hóa thật sự, thành lập hợp tác xã mua bán hoặc hiệp hội những người mua bán vừa và nhỏ có quan hệ bền vững.

84 Kiến nghị

Bòn bon Đại Lộc là loài cây có giá trị kinh tế và văn hóa cao, tuy nhiên, theo dòng lịch sử, do chiến tranh tàn phá, thiên tai, cùng với tác động khai thác không bền vững của con người. Rừng Bòn bon Đại Lộc đã bị sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian gần đây, được sự quan tâm của nhà nước, Bòn bon Đại Lộc đang dần được phục hồi, tuy nhiên, hiệu quả chưa thật sự rõ rệt.Xuất phát từ những kết quả nghiên cứu của đề tài, xin đưa ra một số kiến nghị đến các tổ chức, các ngành chức năng có liên quan như sau:

- Cần xây dựng các cơ chế, chính sách, tổ chức quy hoạch cụ thể, nghiên cứu các giải pháp khả thi nhằm bảo tồn và phát triển Bòn bon tại Đại Sơn nói riêng và cả huyện Đại Lộc nói chung.

- Do thời gian có hạn, đề tài nghiên cứu nhiều nội dung nên các một số kết quả nghiên cứu của đề tài chưa được sâu. Cần tiếp tục phát triển những nghiên cứu tiếp theo.

- Các giải pháp đưa ra phần nhiều chỉ dừng lại ở khâu định hướng.

85

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển cây bòn bon (lausium domestium corr ) tại huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)