Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của huyện Đại Lộc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển cây bòn bon (lausium domestium corr ) tại huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 28 - 40)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của huyện Đại Lộc

Vị trí địa lý

Đại Lộc là huyện trung du nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm tỉnh lỵ khoảng 69km lan về phía Tây Bắc và cách trung tâm Thành phố Đà Nẵng khoảng 32km về phía Tây Nam.

* Về ranh giới hành chính:

Phía Bắc giáp : Huyện Đông Giang và Thành phố Đà Nẵng Phía Nam giáp :Huyện Duy Xuyên và Nông Sơn;

Phía Đông giáp : Huyện Điện Bàn

Phía Tây giáp: : Huyện Đông Giang và Nam Giang.

* Về toạ độ địa tý:

- Từ 15043’28’’ đến 15053’41’’ vĩ độ Bắc;

- Từ 107047’54’’ đến 108058’55’’ kinh độ Đông.

Huyện Đại Lộc có tổng diện tích tự nhiên là 58.707,46 ha, chiếm 5,62% diện tích của tỉnh Quảng Nam. Toàn huyện có 18 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Thị trấn Ái Nghĩa, xã Đại Sơn, Đại Lãnh, Đại Hưng, Đại Hồng, Đại Đồng, Đại Quang, Đại Phong, Đại Minh, Đại Cường, Đại Thắng, Đại Thạnh, Đại Chánh, Đại Tân, Đại Nghĩa, Đại Hiệp, Đại Hòa, Đại An.

Đại Lộc nằm ở vị trí rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, phía Bắc tiếp giáp với thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế của Miền Trung, phía Đông tiếp giáp với huyện Điện Bàn có khu công nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc khá phát triển; phía Tây giáp với huyện Nam Giang, có cửa khẩu kinh tế đang hình thành. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có tuyến Quốc lộ 14B, ĐT609 và ĐT609B, đây là những tuyến đường huyết mạch quan trọng kết nối huyện với các huyện khác trong và ngoài tỉnh.

Với vị trí này, huyện có điều kiện thuận lợi cho giao lưu buôn bán với các vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung và các khu vực khác; đây là một yếu tố thuận lợi kích thích kinh tế Đại Lộc phát triển.

Địa hình, địa mạo

Là một huyện trung du, Đại Lộc có địa hình đồi núi chiếm đến 70% diện tích tự nhiên của huyện, địa hình có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và bị chia cắt bởi hai con sông Vu Gia và Thu Bồn. Địa hình của huyện được chia làm 3 dạng chính:

20

- Dạng địa hình đồi núi, chiếm 70% diện tích tự nhiên, phân bố ở phía Tây, Phía Bắc và phía Nam, độ cao trung bình từ 600 – 700 m, có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Đông Lâm cao 1.078 thuộc xã Đại Quang, đỉnh Bàn Cờ cao 1.031m thuộc xã Đại Sơn, đỉnh An Bằng cao 1.062m, độ dốc >20% thuộc xã Đại Thạnh.

- Địa hình dạng đồi gò: Tập trung nhiều ở các xã Đại Thạnh, Đại Chánh, Đại Tân, Đại Hiệp, độ cao trung bình từ 50 – 100m, địa hình dạng đồi bát úp độ dóc từ 10 – 15%.

- Địa hình đồng bằng: Phân bố chủ yếu ở vùng Trung Đông của huyện dọc theo 2 bờ sông Vu Gia.

Khí hậu

Đại Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vùng Nam Hải Vân, nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa. Thời tiết của huyện trong năm có 2 mùa nắng mưa rõ rệt. Tuy nhiên, do chịu chi phối của đặc điểm địa hình có dãy núi cao án ngự phía Bắc, Tây và Tây Nam nên mùa mưa ở đây thường đến sớm hơn và lượng mưa cũng rất lướn, biên độ nhiệt ngày và đêm khá cao. Nhìn chung khí hậu ôn hòa hơn khu vực đồng bằng.

Theo số liệu của Đài Khí tượng Thủy văn Quảng Nam, đặc điểm các yếu tố thời tiết huyện Đại Lộc như sau:

- Nhiệt độ trung bình năm: 25,80C, nhiệt độ trung bình cao nhất 390C, nhiệt độ trung bình thấp nhất 160C, nhiệt độ cao tuyệt đối 45,50C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 14,30C, biên độ ngày và đêm 110C.

- Lượng mưa trung bình năm: 2015mm, lượng mưa cực đại 3200mm, lượng mưa cực tiểu 1796mm, tháng có mưa lớn nhất là tháng 1 và tháng 11, tháng có lượng mưa nhỏ nhất là tháng 2,3 và 4; số ngày mưa trung bình trong năm 129 ngày.

- Độ ẩm không khí trung bình: 82%, tháng có độ ẩm lớn nhất là tháng 11, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 5.

- Gió chịu ảnh hưởng của 2 hướng chính:

+ Gió mùa Đông Bắc: Xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, mang theo không khí lạnh và mưa phùn kết hợp gây mưa to.

+ Gió mùa Tây Nam: Xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 9, từ tháng 5 đến tháng 7, gió mùa Tây Nam khô và nóng.

+ Bão thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, kèm theo mưa to và gây lũ lụt.

- Lũ lụt: Đại Lộc nằm trong lưu vực sông Vu Gia và sông Thu Bồn và với địa hình đồi dốc, có lượng mưa lớn tập trung nên thường gây ra lũ lụt lớn ở vùng ven sông

21

gây thiệt hại nhiều về người và của, gây khó khăn cho giao thông đi lại về mùa mưa, trung bình có từ 5 – 7 cơn lũ xảy ra trong một năm trên địa bàn huyện.

Thủy văn

Huyện Đại Lộc có 2 con sông lớn của tỉnh là sông Thu Bồn và sông Vu Gia chảy qua địa bàn huyện và hợp lưu tại Giao Thủy thuộc xã Đại Hòa.

Sông Vu Gia là hợp lưu của sông Cái và sông Bung có lưu vực 5.500km2 đoạn qua huyện dài 35km, lòng sông rộng từ 100 – 300m. Lưu lượng bình quân 450m3/s với tần suất 2%. Đến khu vực xã Đại Nghĩa và thị trấn Ái Nghĩa, sông Vu Gia chia làm 2 nhánh, một nhánh là sông Yên có chiều dài 9km chảy qua địa phận huyện Điện Bàn và một nhánh nhập vào sông Thu Bồn.

Sông Thu Bồn bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn chảy theo hướng Bắc qua các huyện Trà My, Phước Sơn, Đại Lộc, đoạn qua huyện Đại Lộc từ xã Đại Thạnh đến Đại Hòa có chiều dài 12km, lưu lượng bình quân 12m3/s.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các con sông con và các khe suối từ các dãy núi đổ ra sông chính như: Suối Ba Khe, suối Mơ, khe Bò, khe Lim.

Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của Đại Lộc là 58.089,07 ha; ngoài diện tích sông hồ, trên địa bàn huyện còn có các nhóm đất sau:

* Nhóm phù sa (P):

Nhóm đất phù sa có diện tích 11.610 ha, chiếm 19,77% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu tập trung tại các xã phía Đông và dọc theo các sông Vu Gia và Thu Bồn, được hình thành do sự bồi đắp phù sa.

* Đất cồn cát, bãi cát (C):

Đất cồn cát, bãi cát có diện tích 492 ha, chiếm 0,84% diện tích tự nhiên. Phân bố rải rác dọc ven sông, được hình thành nhờ sự bồi đắp của các nhánh sông. Đất có màu trắng vàng, thành phần cơ giới cát thô, cấu tượng rời rạc, phân bố ở địa hình trung bình. Loại đất này không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp mà chỉ có thể trồng rừng phòng hộ hạn chế cuốn trôi đất.

* Nhóm đất xám (X):

Nhóm đất xám có diện tích khoảng 5.019ha, chiếm 8,55% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã phía Tây Nam, Tây Bắc và một số ít ở xã Đại Hiệp. Đất hình thành do sự rửa trôi các chất hữu cơ, vì vậy đất có màu xám, nghèo dinh dưỡng.

22

* Nhóm đất dốc tụ (D):

Nhóm đất dốc tụ có diện tích 893 ha, chiếm 1,52% diện tích tự nhiên, phân bố ở các thung lũng ven chân đồi, loại đất này được hình thành do sự bào mòn ở vùng thấp xuống vùng trũng, đất dốc tụ thường hỗn tạp, phẫu diện ít phân hóa, có tỷ lệ đá lẫn 10 – 30%. Thành phần cơ giới thịt nhẹ, thường có màu xám đen, có glây ở độ sâu trên 30 cm và có phản ứng chua. Hiện nay đất đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp nhưng không chủ động được quá trình tươi tiêu.

* Nhóm đất đỏ vàng (F):

Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 35.591ha, chiếm 60,63% diện tích tự nhiên của huyện. Phân bố khắp các vùng đồi núi có độ dốc lớn của các xã trong huyện. Nhóm đất này là sản phẩm phân hóa của các loại đá macma axit và đá biến chất. Quá trình phân hóa nhanh, chịu sự xói mòn và rửa trôi mãnh liệt, đá đỏ vàng là đặc trưng của quá trình Feralit, đất thường có màu đỏ vàng hay vàng. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, tầng dày thay đổi theo địa hình, cấu tượng xốp, có tỷ lệ lẫn đá cao (30 – 50%). Có độ sâu vừa và có nơi có đá lộ đầu tập trung.

Nhóm đất đỏ vàng thường có địa hình cao, có độ phì thấp có thể trồng các cây công nghiệp lâu năm và một số ít cây màu ở địa phương, cây lúa chỉ trồng ở một số vùng thấp, còn phần lớn nên trồng cây lâu năm và phát triển lâm nghiệp.

* Đất mùn trên đất cát (Ha):

Đất mùn trên đất cát có diện tích 187 ha, chiếm 0,32% diện tích tự nhiên. Phân bố ở xã Đại Lãnh trên địa hình cao. Thành phần cơ giới cát pha, có độ mùn cao, đất thường có màu vàng, có phản ứng chua.

* Đất xói mòn trơ sỏi đá (E):

Đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 3.069,97ha, chiếm 5,21% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở các xã trong huyện. Đất được hình thành trên núi bị xói mòn rửa trôi mạnh, nên chỉ còn lại các mẫu chất hoặc đá mẹ phân bố trên độ cao 20 – 250m, loại đất này chỉ có thể trồng rừng để từng bước cải tạo đất.

Nhìn chung, đất đai của huyện Đại Lộc chủ yếu là đất đỏ vàng, chiếm hơn 60%

tổng diện tích tự nhiên của huyện. Loại đất này nghèo dinh dưỡng, thường ở địa hình cao nên ít thích hợp để phát triển nông nghiệp. Hiện nay, đa số diện tích được sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, nhưng vẫn còn diện tích bỏ hoang chưa sử dụng, cần có biện pháp, kế hoạch sử dụng diện tích này hợp lý nhằm hạn chế xói mòn, rửa trôi và thoái hóa đất.

Nhóm đất phù sa chiếm tỷ lệ 19,77% diện tích tự nhiên. Đây là loại đất tốt, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đất đai có độ phì tốt chủ yếu là đất phù sa được

23

bồi đắp hằng năm cho phép huyện Đại Lộc phát triển mở rộng một ngành nông nghiệp đa dạng về cây trồng.

Nguồn nước khoáng ở Đại Lộc đạt tiêu chuẩn về hàm lượng có thể sản xuất nước giải khát.

- Tài nguyên khoáng sản

Lưu vực sông Thu Bồn phần thượng lưu là nơi được cho là có nhiều vàng sa khoáng. Việc khai thác vàng thủ công, khai thác sỏi và cát ở đây đã làm ô nhiễm nước sông và gây xói mòn đất. Trên thượng nguồn sông Thu Bồn có hai công trình thủy điện đã và đang được xây dựng, đó là Sông Tranh 1 và Sông Tranh 2.

Ngoài ra trên địa bàn huyện Đại Lộc còn có các mỏ Meeca, vàng gốc, quặng urani, caolanh, sét, cát, sỏi và các loại khoáng sản khác đang được thăm dò về trữ lượng.

- Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học

Diện tích tự nhiên của huyện Đại Lộc theo thống kê năm 2011 là 58.708,72 ha, trong đó đất rừng phòng hộ có diện tích 15.695,55 ha chiếm 26,7% tổng diện tích đất tự nhiên, đất rừng sản xuất có diện tích 19.131,05ha chiếm 32,6% tổng diện tích tự nhiên; đất rừng phòng hộ tập trung ở các xã Đại Sơn, Đại Chánh, Đại Hồng, Đại Thạnh…, đất có rừng trồng sản xuất tập trung nhiều ở khu vực xã Đại Sơn, Đại Hồng, Đại Chánh, Đại Nghĩa…

Đại Lộc có diện tích rừng tự nhiên khá lớn, đa số thuộc kiểu rừng gỗ lá rộng thường xanh. Đối với rừng gỗ, có các loại trạng thái phổ biến như rừng non phục hồi sau nương rẫy (IIA, IIB), rừng bị tác động mạnh (IIIA1) và rừng ít bị tác động (IIIA2).

Trong khi rừng trồng phát triển mạnh, thì rừng tự nhiên bị tác động bởi nạn chặt phá rừng bừa bãi, chất lượng và giá trị ngày càng giảm dần theo thời gian, rừng trồng sản xuất chủ yếu là các loại keo, sao đen, dầu rái…

Có diện tích rừng tự nhiên khá lớn, huyện Đại Lộc có hệ động, thực vật phong phú và đa dạng. Ngoài cây gỗ, Đại Lộc còn có nhiều loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị như các loại cây thảo dược, nấm, mây nếp, tre nứa, đót, nấm rừng, mật ong…Đối với động vật, Đại Lộc có nhiều loại thú lớn, bò sát, lưỡng cư, chim …; tuy nhiên, do hoạt động khai thác không hợp lý của con người, các loại tài nguyên này cũng đang sụt giảm nghiêm trọng.

- Tài nguyên nhân văn

Theo tài liệu khảo cổ học, huyện Đại Lộc có bề dày lịch sử hàng nghìn năm, cùng với sự có mặt của nền văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chăm và các khu di tích lịch sử trên 500 năm của người Việt Nam. Hiện nay còn lưu lại nhiều di tích như Gò Đình (thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh), đình Không Chái (đời vua Lê Thánh Tông), chùa Cổ

24

Lâm, miếu Ngũ Hành… Sự có mặt của các nền văn hóa nói trên là một di sản văn hóa quý báu thu hút nhiều nhà khảo cổ học và khách du lịch từ các nơi.

Là vùng đất đã sản sinh ra những chí sĩ, danh nhân nổi tiếng như Đỗ Đăng Tuyển, Huỳnh Ngọc Huệ, Huỳnh Quỳ, Trần Đình Tri, Trần Tống, Võ Quảng, Trinh Đường, Nam Trân… Là vùng đất có truyền thống hiếu học, có những gia đinh dòng dõi một nhà, khoa trước sau đều đỗ cử nhân, tú tài, như nhà cụ Hồ Lệ, cụ Huỳnh Quý.

Đại Lộc còn có những loại hình nghệ thuật độc đáo như: Hát tuồng, dân ca Quảng, hò đối đáp, hò chèo thuyền, múa tứ linh, bài chòi,… vẫn còn lưu giữ cùng với sinh hoạt lễ hội dân gian truyền thống như lễ hội bà Phường Chào, lễ hội bà Chúa Ngọc, lễ Cầu Phong, lễ vía Ngũ Hành Tiên Nương, Hội đua truyền truyền thống,…

tiếp tục phản ánh đời sống tinh thần phong phú và mang đậm bản sắc dân tộc của người dân ở đây.

Huyện Đại Lộc đang trên đà phát triển, nhân tố con người luôn đóng vai trò quan trọng. Ngày nay với số lượng trường học, số học sinh cũng như số giáo viên đang hoạt động dạy và học trên địa bàn huyện rất lớn, sự quyết tâm đào tạo nguồn nhân lực của lãnh đạo và nhân dân huyện là tiền đề rất quan trọng để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Đại Lộc Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bảng 3.1. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn của một số ngành chủ yếu (theo giá hiện hành)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Sơbộ 2014

Nông lâm thủy sản 3.697,1 5.627,21 5.702,61 6.585,95 7.610,38 Công nghiệp – Xây dựng

Trong đó: công nghiệp

915,52 1.732,60

1.281,92 3.017,03

1.305,71 2.744,68

1.366,48 3.107,00

1.544,41 3.483,93 Dịch vụ 872,78 1.113,28 1.364,10 1.678,14 2.033,41 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Lộc năm 2014) Trong những năm qua, kinh tế của huyện Đại Lộc tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất năm 2014 đạt 7.610,38 tỷ đồng. Tăng 10,06% so với năm 2013. Một số chỉ tiêu về kinh tế qua các năm của huyện Đại Lộc được thể hiện qua bảng 3.1.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.

Trong cơ cấu kinh tế của huyện Đại Lộc tỷ trọng ngành công nghiệp khá ổn định, ngành dịch vụ ngày càng tăng nhanh, trong khi tỷ trọng về nông nghiệp giảm dần.

25

24,76

51,63

23,61 20,75

53,77

25,48 20,29

53,65

27,06

Nông lâm thủy sản Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ

Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Đại Lộc

2010 2013 2014

Năm 2014, giá trị sản xuất ngành Công nghiệp – Xây dựng huyện Đại Lộc chiếm 53,65%, dịch vụ chiếm 27,06%, và nông lâm thủy sản chiếm 20,29%.

Biểu đồ 3.1. Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế huyện Đại Lộc Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

- Kinh tế nông nghiệp

Lĩnh vực kinh tế nông nghiệp của huyện Đại Lộc trong những năm qua tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng chú trọng tăng trưởng về giá trị và hiệu quả kinh tế, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, kết quả đạt được rất đáng khích lệ.

Năm 2014, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp là 1.544,41 tỷ đồng (theo giá hiện hành), giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2014 tăng so với 2013 là 2,91%.

* Trồng trọt:

Năm 2014, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 15.341,2 ha, tăng 0,8%

so với năm 2013. Một số cây trồng chủ yếu như lúa, ngô, lạc có năng suất ổn định.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp, các ngành huyện đã áp dụng một số tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiến hành chuyển đổi cơ cấu một số loại cây trồng, nên sản lượng có tăng hơn những năm trước.

* Chăn nuôi:

Trong những năm qua, ngành gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh tai xanh phát triển trên đàn heo gây thiệt hại nặng cho chăn nuôi. Nhưng nhờ thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, tiêm phòng, nên đã khống chế và dập tắt được nhiều ổ bệnh. Số lượng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đã được ổn định. Năm 2014 số lượng trâu là 4.436 con, tăng 6,9% so với năm 2013; số lượng bò là 12.975 con, tăng 21,8%

so với năm 2013; số lượng lợn 57.336 con, giảm 6% so với năm 2013; số lượng các loại gia cầm tăng ổn định.

* Thủy sản:

Ngành nuôi trồng thủy sản của huyện phát triển tuy chưa theo quy mô lớn nhưng cũng phát triển theo chiều hướng tích cực, tập trung chủ yếu ở các xã Đại Đồng,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển cây bòn bon (lausium domestium corr ) tại huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 28 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)