CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Hiện trạng phân bố, đặc điểm sinh thái, vật hậu và tái sinh của cây Bòn bon tại địa phương
3.3.4. Đặc điểm tái sinh của Bòn bon tại khu vực nghiên cứu
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính chất đặc thù của hệ sinh thái rừng. Biểu hiện của hệ sinh thái rừng là sự xuất hiện một hệ thống cây con của những loài cây gỗ ở những nơi có hoàn cảnh rừng, dưới tán rừng, lỗ trống trong rừng, rừng sau khai thác…Tái sinh rừng là sự thay thế thế hệ cây già cỗi bằng thế hệ cây con theo luật sinh tồn và diệt vong của tự nhiên (Phùng Ngọc Lan, 1986; 2001; Hoàng Kim Ngũ, Phùng Ngọc Lan, 1998). Cây rừng nói chung và Bòn bon nói riêng khi tái sinh phụ thuộc vào các đặc điểm sinh học, sinh thái của loài, điều kiện địa lý, tiểu hoàn cảnh rừng…Từ việc nghiên cứu tái sinh có thể đề xuất các biện pháp phục hồi rừng và đưa ra các phương án bảo tồn hợp lý.
Hiện trạng tái sinh cây Bòn bon tại khu vực nghiên cứu cụ thể như sau:
a. Dạng phân bố
Sự phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất rừng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá khả năng hình thành rừng trong tương lai, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Điều kiện lập địa, đặc tính sinh vật học của từng loài cây…
Để nghiên cứu sự phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất rừng, chúng tôi sử dụng công thức của Poisson khi dung lượng mẫu đủ lớn (n ≥ 30). Công thức tính U như sau:
50 ( 0, 5).
0, 26136
r n
U − −
=
Trong đó:
r
−: Giá trị trung bình khoảng cách của n lần quan sát.
: Mật độ cây tái sinh trên một đơn vị diện tích.
n: Số lần quan sát.
Nếu:
U ≤ - 1,96 thì tổng thể cây tái sinh có dạng phân bố cụm.
U ≤ 1,96 thì tổng thể cây tái sinh có dạng phân bố ngẫu nhiên.
U > 1,96 thì tổng thể cây tái sinh có dạng phân bố cách đều.
Bảng 3.6.Kết quả nghiên cứu phân bố tái sinh trên mặt đất.
Số khoảng
cách đo Số cây/OTC Lam đa r(tb) U Kiểu phân bố
30 717 0,358 0,37 0,62 Ngẫu nhiên
Kết quả kiểm tra mạng hình phân bố cây theo mặt phẳng nằm ngang bằng tiêu chuẩn U cho thấy tại bảng 3.6 cho thấy, phân bố cây Bòn bon tái sinh trên bề mặt đất rừng ở khu vực nghiên cứu là phân bố ngẫu nhiên phân tán liên tục. Quy luật phân bố cụm và ngẫu nhiên của cây tái sinh đã dẫn đến mặt đất rừng còn nhiều khoảng trống không có cây tái sinh. Vì vậy, các giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động cần phải điều tiết phân bố cây tái sinh tiệm cận dần với phân bố cách đều, bằng cách chặt tỉa cây ở những nơi có mật độ dày, trồng bổ sung loài cây mục đích vào chỗ trống và mật độ còn thưa để điều chỉnh phân bố cây cho đồng đều hơn.
b. Mật độ, phẩm chất, nguồn gốc, chiều cao cây tái sinh
Mật độ, phẩm chất, nguồn gốc là những chỉ tiêu đánh giá năng lực tái sinh của cây rừng. Thông thường, phẩm chất cây tái sinh được đánh giá qua hai chỉ tiêu là hình thái và tuổi cây tái sinh. Tuy nhiên, do tuổi cây tái sinh khó xác định nên trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá cây tái sinh thông qua nguồn gốc, mật độ, chiều cao và hình thái cây tái sinh.
Tại mỗi OTC chúng tôi tiến hành lập 10 ODB (2mx2m) dọc theo hai đường chéo của OTC, đo đếm, xác định phẩm chất cây tái sinh và phân thành các cấp. Kết quả nghiên cứu được thể hiện như sau:
51
- Mật độ cây Bòn bon tái sinh tại khu vực nghiên cứu:
Bảng 3.7. Mật độ cây Bòn bon tái sinh tại khu vực nghiên cứu:
TTR OTC Số cây tái sinh trong ODB Mật độ cây (cây/ha)
IIA
1 12 3.000
2 14 3.500
3 17 4.250
Dựa vào bảng 3.7 có thể thấy, số lượng cây Bòn bon tái sinh tại khu vực nghiên cứu còn rất lớn, dao động từ 3.000 – 4.250 cây/ha, điều này chứng tỏ năng lực tái sinh của Bòn bon tại khu vực nghiên cứu còn rất mạnh.Đây là một thuận lợi lớn trong công tác bảo tồn và phát triển Bòn bon tại điểm nghiên cứu. Tuy nhiên, để đánh giá cụ thể hơn, chúng tôi tiến hành thống kê cụ thể chất lượng và nguồn gốc của loài này ở bảng 3.8.
- Phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh Bòn bon ở khu vực nghiên cứu Bảng: 3.8.Phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh Bòn bon
OTC N N/ha
Phẩm chất Nguồn gốc
Tốt % TB % Xấu % C % H %
1 12 3.000 6 50 5 41,7 1 8,3 4 33 8 67
2 14 3.500 7 50 4 28,6 3 21,4 6 42,8 8 57,2 3 17 4.250 7 41,1 9 53 1 5,9 7 41,1 10 58,9 Từ kết quả ở bảng 3.8 cho thấy số lượng cây Bòn bon tái sinh trong khu vực nghiên cứu có số lượng lớn, tuy nhiên, số cây có phẩm chất tốt chiếm tỷ lệ không cao, dao động từ 41,1 đến 50%, số cây có phẩm chất trung bình và xấu chiếm gần 50%
tổng số cây, phần lớn cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt, tuy nhiên số cây tái sinh từ chồi cũng khá nhiều (Trên thực tế, mỗi gốc cây Bòn bon có tái sinh nhiều chồi, chúng tôi chỉ chọn một chồi cao nhất để khảo sát).Nhìn chung, trong toàn lâm phần cây tái sinh có ngoại hình không đẹp, để phát triển thành tầng cây cao trong tương lai cần thiết phải có nhiều biện pháp tác động.
52
- Chiều cao cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu
Bảng 3.9. Chiều cao cây Bòn bon tái sinh tại khu vực nghiên cứu
OTC N N/ha
Chiều cao (cm)
<50 % 50 - 100 % 100-200 % >200 %
1 12 3.000 1 8 1 8 1 8 9 76
2 14 3.500 2 14,3 1 7,1 2 14,3 9 64,3
3 17 4.250 3 17,6 2 11,8 5 29,4 7 41,2
(Ghi chú: N: Số cây tái sinh đo đếm trong các ODB)
Từ bảng 3.9cho thấy, số cây tái sinh nhiều nhất nằm ở chiều cao từ 200cm trở lên, chiếm từ 41,2 đến 76% tổng số cây tái sinh, trong khi đó, số cây tái sinh có chiều cao <50 cm và từ 50 -100cm chiếm số lượng ít, kết quả nghiên cứu từ bảng này, cùng với bảng 3.7đánh giá chất lượng cây tái sinh thì có thể nói số lượng cây tái sinh triển vọng của Bòn bon vẫn có khả năng đáp ứng yêu cầu của cây Bòn bon trong tương lai.
Cấu trúc cây tái sinh này cũng phản ánh rõ cấu trúc của lâm phần. Thể hiện đặc điểm của một lâm phần chịu nhiều tác động của con người, số cây mẹ còn ít, cây con tái sinh chồi nhiều, chủ yếu có chiều cao trên 2m, mật độ cây tái sinh cao nhưng chất lượng cây không thực sự tốt. Vì vậy, Cần có những biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động, mới đảm bảo cho cây tái sinh phát triển tốt, đáp ứng yêu cầu của thế hệ tương lai.
3.3.5. Thực trạng chọn giống, nhân giống sinh dưỡng Bòn bon trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Thực trạng chọn giống, nhân giống sinh dưỡng Bòn bon trên địa bàn huyện Đại Lộc
Kết quả điều tracho thấy ở Đại Sơn nói riêng và Đại Lộc nói chung người dân chỉ nhân giống Bòn bon bằng hạt; trên thực tế đã có một số hộ thử nghiệm tiến hành nhân giống sinh dưỡng bằng hình thức chiết cành, giâm hom nhưng không thành công.
Cây chiết có tỷ lệ sống thấp và hầu như không phát triển.
- Thực trạng chọn giống, nhân giống sinh dưỡng Bòn bon trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Từ những nguồn thông tin sẵn có, chúng tôi được biết, tại Quảng Nam đơn vị Trung tâm Giống nông – lâm nghiệp Quảng Nam là đơn vị có sản xuất và kinh doanh Bòn bon ghép.Trao đổi với ông Phan Hùng Vĩnh, cán bộ Trung tâm, chúng tôi nắm được những thông tin cơ bản như sau: