ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ dược liệu trên địa bàn huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 33 - 36)

2.1. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu bao gồm các tác nhân tham gia liên kết, hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ các loại dược liệu bao gồm: hộ sản xuất, người thu gom dược liệu, DN chế biến hoặc thu mua dược liệu, HTX sản xuất và kinh doanh các dược liệu, chính quyền địa phương, nhà khoa học.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu tập trung trong địa bàn huyện Cam Lộ, huyện có diện tích trồng và chế biến dược liệu đứng đầu tỉnh Quảng Trị, trong đó tập trung vào 3 xã là Cam Nghĩa, Cam Tuyền và Cam Thủy.

- Phạm vi về thời gian:

+ Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 01/2018 đến tháng 9/2018

+ Các số liệu thống kê thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian 3 năm từ 2015-2017.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Thực trạng sản xuất, tiêu thụ dược liệu trên địa bàn huyện Cam Lộ - Tình hình liên kết và hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ dược liệu

- Hiệu quả của các hình thức liên kết hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ dược liệu

- Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ dược liệu

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu 2.3.1.1 Chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu theo một số tiêu chí sau:

- Các xã trên địa bàn huyện Cam Lộ, có thực hiện hoạt động sản xuất và tiêu thụ dược liệu;

- Có các tổ, nhóm, cá nhân, DN sản xuất kinh doanh dược liệu đồng thời hoạt động trên địa bàn;

- Căn cứ vào các tiêu chí trên điểm nghiên cứu chính được lựa chọn là khu vực 3 xã Cam Nghĩa, Cam Tuyền và Cam Thủy. Trong đó, xã Cam Nghĩa là địa phương tập trung phần lớn hộ chế biến cao tại huyện Cam Lộ, còn 2 xã Cam Tuyền và Cam Thủy tập trung phần lớn diện tích vùng nguyên liệu dược liệu.

2.3.1.2. Chọn mẫu nghiên cứu

- Hộ sản xuất dược liệu: Tiêu chí chọn hộ sản xuất dược liệu:

+ Thuộc địa bàn 3 xã Cam Nghĩa, Cam Tuyền và Cam Thủy;

+ Là những hộ thực hiện hoat động trồng các loại dược liệu khác nhau;

+ Mẫu nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên 40 hộ sản xuất dược liệu, trong đó cân đối giữa các hộ trồng các loại dược liệu khác nhau.

- Tổ, nhóm, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, thu mua, chế biến dược liệu:

+ Địa bàn hoạt động của các tổ nhóm, tổ chức, cá nhân bao gồm các xã Cam Nghĩa, Cam Tuyền và Cam Thủy.

+ Có thực hiện các hoạt động sản xuất/thu mua/chế biến dược liệu.

+ Các tổ nhóm, tác nhân tham gia hoạt hoạt động sản xuất, thu mua, chế biến, các tác nhân tham gia hoạt động sản xuất: gồm 2 HTX và 1 DN

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 2.3.2.1. Số liệu sơ cấp

Các thông tin và số liệu sơ cấp trong đề tài nghiên cứu được thu thập thông qua một số phương pháp chủ yếu bao gồm thảo luận nhóm, điều tra phỏng vấn trực tiếp.

- Điều tra, phỏng vấn trực tiếp:

Phỏng vấn hộ: Phỏng vấn hộ nhằm thu thập các số liệu về tình hình cơ bản của hộ; tình hình sản xuất, tiêu thụ dược liệu; tình hình liên kết trong sản xuất, tiêu thụ dược liệu của hộ; mức độ của các liên kết; kết quả, hiệu quả của liên kết; các đối tác cung cấp nguyên liệu đầu vào, các đối tác thu mua sản phẩm, nhu cầu nguyên liệu đầu vào của hộ, khả năng tìm kiếm thị trường của hộ; thu nhập của hộ trên 1 đơn vị diện tích dược liệu; các tổ nhóm sản xuất mà hộ tham gia; liên kết của hộ với các đối tác khác, những khó khăn thuận lợi trong sản xuất dược liệu.

Phỏng vấn các tổ, nhóm, DN, HTX sản xuất, chế biến, thu mua dược liệu:

bao gồm các DN, các trung tâm khuyến nông, các hợp tác xã nông nghiệp, chính quyền cấp xã, huyện và các chủ thể khác tham gia vào hoạt động liên kết: Nhằm xác định mức độ liên kết giữa các tổ chức và giữa các tổ chức với người sản xuất dược

liệu. Những thuận lợi, khó khăn của liên kết này, mức độ liên kết, nhu cầu của mỗi tổ chức, các nhân khi tham gia liên kết.

- Thảo luận nhóm: Phương pháp này được thực hiện nhằm thu thập các thông tin về mức độ liên kết, những khó khăn trong liên kết, hiệu quả của liên kết.

Nhóm thảo luận bao gồm nhóm hộ nông dân, nhóm cán bộ địa phương.

- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng để thu thập ý kiến của các chuyên gia và các cán bộ lãnh đạo của DN, HTX, cán bộ chuyên môn ở địa phương về thực trạng liên kết trong sản xuất, tiêu thụ dược liệu; đánh giá về hiệu mức độ, hiệu quả của liên kết cũng như các gợi ý, đề xuất nhằm tăng cường các mối liên kết có hiệu quả trong sản xuất, tiêu thụ dược liệu trong thời gian tới.

2.3.2.2. Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài nghiên cứu được thu thập từ niên giám thống kê của huyện Cam Lộ; các báo cáo kinh tế - xã hội, báo cáo sản xuất nông nghiệp của huyện Cam Lộ, báo cáo kinh tế - xã hội của các xã vùng nguyên cứu; báo cáo tình hình hoạt động của làng nghề nấu cao dược liệu; báo cáo hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX, Doanh nghiệp kinh doanh dược liệu.

Thu thập thông qua các nguồn tài liệu, sách báo, tạp chí chuyên ngành, các văn bản liên quan đến chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến dược liệu; các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản nói chung và dược liệu nói riêng.

2.3.3. Phương pháp phân tích thống kê, xử lý số liệu:

Thông tin thu thập được phân tích định tính và định lượng cụ thể như sau:

- Sử dụng thống kê mô tả để tính các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của những biến cần nghiên cứu.

- Sử dụng thống kê suy luận để phân tích mối tương quan giữa một số biến nghiên cứu như: Liên kết giữa các hộ sản xuất dược liệu, giữa các hộ sản xuất dược liệu với các đối tác khác, mức độ và hiệu quả các loại liên kết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ dược liệu trên địa bàn huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)