CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ DƯỢC LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAM LỘ
3.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả liên kết trong sản xuất và tiêu thụ dược liệu57 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.4.4.1. Nhóm yếu tố thuộc về hộ nông dân
Việc lựa chọn các hình thức kiên kết và kết quả thực hiện liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản của hộ phục thuộc vào đặc điểm của hộ nông dân như quy mô sản xuất, điều kiện kinh tế và trình độ, sự hiểu biết của hộ
- Nhận thức của nông dân khi tham gia liên kết
Qua phỏng vấn cho thấy các hộ sản xuất dược liệu là những người không thích ràng buộc và quen với cách thức mua bán tự do. Nhận thức của họ về liên kết, hợp tác, làm việc theo tổ, nhóm còn rất mơ hồ, chưa rõ và đầy đủ. Phần lớn những người sản xuất dược liệu chỉ biết sơ qua về vấn đề liên kết sản xuất và tiêu thụ, 100% hộ chưa được tham gia huấn luyện, tập huấn về liên kết
Bảng 3.13: Nhận thức của người dân về liên kết sản xuất, tiêu thụ dược liệu
Chỉ tiêu
Hộ liên kết
Số hộ Tỷ lệ
(%)
Không hiểu biết 30 75
Hiểu rất rõ 2 5
Biết nhưng không rõ 8 20
Số hộ điều tra 40 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2018) Qua bảng 3.13 cho thấy, người sản xuất chưa nhận thức đầy đủ về những lợi ích của liên sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; họ luôn có thái độ hoài nghi về DN và HTX, THT.
- Quy mô sản xuất của hộ
Bảng 3.14 : Ảnh hưởng của quy mô sản xuất của hộ đến tình hình liên kết của hộ
Quy mô sản xuất ĐVT
Có liên kết với HTX, DN; các cơ sở kinh doanh lớn tại Tỉnh
Có liên kết với cơ sở thu gom
Hộ tự do, không liên kết
Quy mô sản xuất dưới
0,5 tấn cao/năm % 8,4 25 76,5
Quy mô sản xuất từ
0,5 đến 1 tấn cao/năm % 20,8 56,3 23,5
Quy mô sản xuất từ 1
tấn cao/năm trở lên % 70,8 18,7
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2018) Qua bảng 3.14 ta thấy, thường các hộ có liên kết với DN, HTX hoặc cơ sở thu mua lớn thì có quy mô lớn hơn, các hộ không có liên kết với các cơ sở thu mua có quy mô nhỏ hơn. Các hộ tự do, không liên kết thường là các hộ có quy mô sản xuất nhỏ hơn, dưới 0,5tấn/năm.
Các hộ có quy mô nhỏ thường phụ thuộc nhiều vào các cơ sở thu gom ở địa phương về giá cả, sản lượng tiêu thụ. Họ không tự bán sản phẩm của mình cho các đại lý, các cơ sở khác ngoài địa phương hoặc không đủ tiềm lực để tham gia các hội chợ nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tim kiếm thị trường tiêu thụ.
Các hộ có quy mô lớn hơn thường chủ động hơn trong việc tìm kiếm bạn hàng để liên kết tiêu thụ sản phẩm với số lượng lớn. Các hộ này thường chủ động về sản phẩm do có tiềm lực để dự trữ hàng mỗi khi có các đơn đặt hàng lớn. Các hộ này thường liên kết với các đại lý, các cơ sở thu mua lớn ở thành phố Đông Hà, hoặc các tỉnh khác.
- Khả năng hạch toán kinh tế và tiếp cận thị trường
Qua nghiên cứu tình hình thực tế trên địa bàn các xã nghiên cứu, thấy rằng hầu hết người nông dân tham gia sản xuất cao dược liệu trình độ còn thấp, rất ít người học hết cấp 3 nên công tác hạch toán kinh tế rất hạn chế và khó khăn, khả năng tiếp cận thị trường còn kém. Điều này ảnh hưởng đến việc hạch toán chi phí, lợi nhuận trong sản xuất cũng như so sánh chi phí cơ hội khi tham gia liên kết và không tham gia liên kết của người nông dân. Khi người nông dân có trình độ cao, hộ dễ dàng tính toán được lợi ích cũng như chi phí phải bỏ ra giữa khi tham gia liên kết và sản xuất tự do, từ đó tính toán chi phí cơ hội để có sự lựa chọn định hướng sản xuất hợp lý. Chính vì không tính toán được hết lợi ích cho mình, bởi nên người nông dân có tâm lý không muốn liên kết với HTX hay DN
3.4.4.2. Nhóm các yếu tố thuộc về chủ thể tham gia liên kết với hộ nông dân Các yếu tố thuộc về chủ thể tham gia liên kết với hộ nông dân bao gồm hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, quy mô sản xuất của chủ thể tham gia liên kết, tiềm lực tài chính và cơ chế hỗ trợ cho cá hộ nông dân.
Bảng 3.15: Đặc điểm của của các chủ thể liên kết và tình hình thực hiện liên kết
Chỉ tiêu
Chủ thể tham gia liên kết HTX dịch vụ cao
dược liệu Định Sơn
Công ty TNHH cao dược liệu Định Sơn
Các cơ sở thu gom Quy mô sản
xuất kinh doanh Nhỏ (29 thành viên) Nhỏ Nhỏ
Thời gian từ khi
thành lập Mới, tương đối ngắn Mới, tương đối ngắn Đã lâu
Hình thức tổ chức
Tương đối chặt chẽ, có đầy đủ các bộ phận chuyên môn để theo dõi, giám sát tình hình
liên kết
Tương đối chặt chẽ, có đầy đủ các bộ phận
chuyên môn để theo dõi, giám sát tình hình
liên kết
Đơn giản
Khả năng hỗ trợ nông dân
Hỗ trợ vốn, giống nguyên liệu; còn hạn chế, chỉ mới hỗ trợ cho
khoảng 20% xã viên.
Hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ
Hạn chế (hầu như không hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguyên liệu
đầu vào)
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2018) Bảng 3.15 cho thấy việc xuất hiện các HTX, DN sản xuất kinh doanh dược liệu trên địa bàn huyện là cơ sở tạo điều kiện để giúp người nông dân giải quyết được các khó khăn mà tự bản thân hộ không làm được như ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, do mới được thành lập không lâu nên các HTX, DN chưa đủ tiềm lực để giúp người nông dân tiêu thụ sản phẩm.
Trường hợp của HTX dịch vụ cao dược liệu Định Sơn, mặc dù hiện nay thành viên kết nạp là 29 xã viên, tuy nhiên, HTX không bao tiêu sản phẩm cho tất cả các xã viên mà chỉ tiêu thụ sản phẩm cho khoảng 10% xã viên. Việc tiêu thụ này cũng không thực hiện thường xuyên mà phụ thuộc vào đơn hàng mà HTX tìm được.
Ngoài ra, HTX đã huy động được nguồn vốn từ hỗ trợ của ngân sách tỉnh, huyện và các tổ chức phi chính phủ để hỗ trợ cho các xã viên nhưng không lớn, 15 triệu đồng/
xã viên. Nguyên nhân, do HTX mới thành lập, sản phẩm của HTX mới được đăng
ký thương hiệu, HTX cũng chưa tìm được DN nào để liên doanh liên kết tiêu thụ sản phẩm lâu dài; các đơn hàng chủ yếu bán cho các đại lý, bán lẻ và bán tại các Hội chợ; sản lượng tiêu thụ hằng năm không lớn. Do vậy, việc giúp xã viên tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế.
Đối với Công ty TNHH cao dược liệu Định Sơn: Mặc dù, hiện nay công ty đã hỗ trợ tiêu thụ một phần sản lượng cao dược liệu ở địa phương; tuy nhiên, khối lượng chưa lớn. Chưa có hợp đồng cam kết lâu dài, mà chỉ theo đơn hàng ngắn hạn.
Đối với các cơ sở thu gom: Các cơ sở này mặc dù không hoạt động bài bản như DN, HTX nhưng đóng vai trò quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm cho các hộ sản xuất. Sản phẩm của các hộ sản xuất có quy mô nhỏ sản xuất ra đều được các hộ này thu mua với giá cả phải chăng, góp phần giải quyết vấn đề không bán được sản phẩm cho các hộ; hiện nay, 100% hộ được điều tra đều trả lời rằng rất thích bán sản phẩm của họ theo hình thức này.
3.4.4.3 Nhóm các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài - Môi trường chính sách
Có thể nói các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng quan trọng đến mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các hộ nông dân. Nhận thức rõ điều này, trong những năm gần đây, Đảng và Chính phủ đã ban hành khá nhiều chính sách nhằm thúc đẩy mối liên kết trong tiêu thụ nông sản phẩm như các chính sách có liên quan đến quy hoạch các vùng sản xuất nông sản, khung pháp lý của các hợp đồng kinh tế nói chung, hợp đồng tiêu thụ nông sản nói riêng. Các chủ trương chính sách này bao gồm Nghị quyết 26/NQ-TW ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân nong thôn, Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và hiện nay đã được thay thế bằng Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt là chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó liên kết được xác định là một trong các yếu tố quan trọng trong chuổi giá trị nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cho sản phẩm nông sản
Bên cạnh những chính sách chung của Đảng và Nhà nước thì Tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Trị cũng hết sức quan tâm trong việc tạo điều kiện để thúc đẩy các mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.
Tỉnh Quảng Trị đã ban hành các chính sách như: Nghị quyết số 15/2016/ NQ - HĐND ngày 19/8/2016 của HĐND tỉnh về quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Nghị quyết 05/2007/NQ-HĐND ngày 23/5/2017 về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2017- 2020; Nghị quyết 03/2017NQ-HĐND ngày 23/5/2017 về hỗ trợ một số cây trồng con nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025.
Huyện Cam Lộ đã ban hành các chính sách như: Nghị quyết số 02-NQ/ HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Cam Lộ khóa XV về nâng cao hiệu quả sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có thế mạnh của địa phương; Đề án Nâng cao hiệu quả sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có thế mạnh của huyện Cam Lộ giai đoạn 2016-2020.
Đây là những chủ trương chính sách cơ bản tạo điều kiện khuyến khích, phát triển liên kết trong tiêu thụ nông sản cho các hộ nông dân. Chính nhờ vậy, tình hình liên kết trong tiêu thụ sản phẩm của các hộ nông dân đã được tăng cường, nhiều mô hình liên kết, hình thức liên kết đã ra đời và phát huy tác dụng.
- Điều kiện thời tiết khí hậu
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào yếu tố thời tiết, khí hậu. Do vậy trong trường hợp thời tiết diễn biến thuận lợi, mưa thuận gió hòa thì các hộ nông dân có thể thực hiện đúng cam kết về số lượng, chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên nếu gặp thời tiết bất thường thì cả năng suất và chất lượng sản phẩm nông sản sẽ bị ảnh hưởng và do vậy ảnh hưởng đến tình hình thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm của hộ với công ty chế biến hay với cơ sở thu gom. Điều này đã được chứng minh trong thực tế. Vào mua mưa, nguyên liệu nấu cao thường thiếu, do đó cung sản phẩm thiếu; nếu không có kế hoạch cất trử sản phẩm cao đặc thì sẽ dễ xảy ra tình trạng phá vỡ hợp đồng nếu tham gia liên kết.
- Yếu tố cơ chế liên kết
Như đã phân tích ở trên, phần lớn các tác nhân lựa chọn theo cơ chế hợp đồng miệng hoặc tự do. Chủ yếu dựa trên quan hệ quen biết từ lâu, tin tưởng lẫn nhau. Họ thường cho rằng việc sử dụng hình thức hợp đồng văn bản thường phức tạp, không cần thiết khi giao dịch với khối lượng hàng ít. Tuy nhiên, mỗi cơ chế liên kết đều có ưu và nhược điểm của nó, đa phần người sản xuất chưa nhận thức được tầm quan trọng lâu dài của việc ký kết bằng hợp đồng văn bản.
- Sự tin tưởng, tín nhiệm
Không phải tự nhiên mà những người chế biến cao dược liệu lựa chọn đối tác để mua nguyên vật liệu và bán sản phẩm đầu ra của mình. Sự lựa chọn đối tác trong
mua bán, tiêu thụ nông sản của họ một phần là do giá cả, sự thuận tiện phần khác do quan hệ quen biết từ trước, tin tưởng lẫn nhau. Niềm tin là cơ sở quan trọng trong việc ra quyết định của sản xuất sản phẩm và việc tạo dựng lòng tin ở các đối tác của những tác nhân thu gom, ở HTX, ở doanh nghiệp. Điều này thể hiện rõ qua phương thức thanh toán giữa các tác nhân với nhau. Người sản xuất sau quá trình hoạt động sản xuất, họ muốn nhanh chóng thu hồi vốn để tăng thu nhập cải thiện đời sống đồng thời có vốn tiến hành các hoạt động sản xuất tiếp theo, vì vậy việc cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lượng, giá cả thu mua hợp lý, thanh toán đúng hẹn sẽ tạo uy tín để duy trì lâu dài của liên kết.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ