CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu
- Vị trí địa lý
Cam Lộ là một huyện nằm phía Tây Bắc tỉnh Quảng Trị, phía Bắc giáp huyện Gio Linh, phía Tây và Nam giáp huyện Đakrông, phía Đông giáp huyện Triệu Phong và thành phố Đông Hà. Huyện Cam Lộ có diện tích tự nhiên 344,4739 km2, chiếm 7,3% diện tích toàn tỉnh. Toàn huyện có 9 đơn vị hành chính, bao gồm 1 thị trấn và 08 xã. Huyện có các trục giao thông quan trọng, nhất là quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 9 (là tuyến đường xuyên Á nằm trong trục hành lang Đông-Tây) từ cửa khẩu Lao Bảo đến cảng Cửa Việt. Vị trí địa lý của Cam Lộ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện, là một trong những địa phương có vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh Quảng Trị.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Cam Lộ
(Nguồn: Trang thông tin điện tử huyện Cam Lộ)
- Địa hình
Địa hình của Huyện chia cắt khá phức tạp, đồi núi trung du xen kẻ đồng bằng địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông từ Bắc vào Nam. Huyện có 3 dạng địa hình đặc trưng:
Vùng núi thấp ở phía Tây - Tây Bắc gồm các xã Cam Thành, Cam Tuyền có địa hình nghiêng về phía Đông, độ dốc lớn, thuận lợi cho trồng cây lâm nghiệp.
Vùng gò đồi gồm các xã Cam Chính, Cam Nghĩa mang sắc thái tiểu vùng cao nguyên, đây là vùng đất đỏ bazan thuận lợi cho trồng cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi đại gia súc.
Vùng đồng bằng dọc theo hai bờ sông Hiếu thuộc các xã Cam An, Cam Thanh, Cam Thủy, Cam Hiếu và thị trấn Cam Lộ, thích hợp cho phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực và rau quả các loại.
- Khí hậu, thời tiết
Huyện Cam Lộ nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Do đặc điểm địa lý, mùa mưa bị dịch chuyển sang hẳn mùa đông đối lập với tính chất chung của khí hậu gió mùa. Mùa hè có gió Tây Nam khô nóng, mùa Đông có gió Đông Bắc ẩm ướt.
Phần lớn lãnh thổ có mưa từ tháng 9 đến tháng 12 với lượng mưa chiếm 65%-70%
tổng lượng mưa hàng năm.
Cam Lộ thuộc địa bàn khô hạn trong tỉnh, thời gian khô hạn trong năm thường kéo dài khoảng 6 tháng (từ tháng 2 đến tháng 8). Ngoài ra, gió Tây Nam khô nóng thổi nhiều và mạnh làm cho thời kỳ khô hạn tại đây càng thêm khắc nghiệt. Chịu ảnh hưởng của khô hạn nặng hơn so với một số địa bàn khác trong tỉnh. Sự bất thường của khí hậu và thời tiết của Cam Lộ luôn ảnh hưởng lớn tới phát triển nông nghiệp của địa phương.
Lượng mưa trung bình năm trên địa bàn khá cao: 2400 mm. 80% lượng mưa tập trung vào từ tháng 9 đến tháng 12 với cường độ mưa khá lớn, thời kỳ còn lại lượng mưa không đáng kể.
- Nguồn nước, thủy văn
Mạng lưới sông suối ở Cam Lộ khá lớn. Trên địa bàn có sông Hiếu chảy qua giữa huyện với trên 10 phụ lưu như Khe Chùa, Khe Mài có chiều dài 45km, lưu vực nhỏ, sông thay đổi theo điều kiện khí hậu, tạo điều kiện thuận lợi phát triển thủy lợi và đánh bắt thủy sản. Khi có lũ lưu lượng đạt tới 40.000m3/s, mùa khô lưu lượng giảm xuống đáng kể, có khi chỉ còn 2,5m3/s.
Cam Lộ có các hồ chứa nước như: Đá Mài, Tân Kim, Nghĩa Hy, Đá Lã, Hiếu Nam ...có tổng dung tích 6,334 triệu m3, tưới cho trên 1.000 hecta cây trồng. Ở lòng
đất, độ sâu từ 6m- 30m có mạch nước ngầm liên thông thuận lợi cho đào giếng, khoan giếng dùng trong sinh hoạt hoặc phục vụ sản xuất.
- Tài nguyên thiên nhiên
Khoáng sản đáng kể của huyện Cam Lộ là nguồn vật liệu xây dựng (đá vôi, cát sạn, đất làm gạch ngói). Đá vôi vùng Tân Lâm, Cam Tuyền có trữ lớn, chất lượng đá khá tốt có thể sử dụng sản xuất ximăng mác cao và chế biến vật liệu xây dựng.Mỏ nước khoáng Tân Lâm có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu địa phương.Ven sông Hiếu có cát, sạn, sỏi có trữ lượng đáng kể phục vụ cho xây dựng.
Trên 60% diện tích đất huyện Cam Lộ được che phủ bởi thảm rừng nguyên sinh, rừng trồng với nhiều chủng loại thực vật phong phú.
Về động vật hoang dã có một số loài chim thú như chồn, nhím, lợn rừng, hoẵng, gà lôi...Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá cần được quan tâm bảo vệ tạo môi trường sinh thái, phục vụ cho nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
- Tiềm năng đất đai, rừng
Thổ nhưỡng Cam Lộ chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng chiếm 84% diện tích;
69,7% diện tích đất tự nhiên, có độ dốc dưới 250; đất tự nhiên có tầng đất dày phù hợp phát triển cây trồng ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế.
Cam Lộ có tổng diện tích đất tự nhiên 34.447,39 ha, trong đó đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất, chiếm 80% tổng diện tích đất, thể hiện qua Bảng 3.1.
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Cam Lộ năm 2017
Thứ tự Chỉ tiêu Diện tích
(ha)
Cơ cấu (%)
(2) (4) (5)
A TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 34.420,7 100,00
I Đất nông nghiệp 28.588,7 83,0
1 Đất sản xuất nông nghiệp 10.714,2 31,1
2 Đất lâm nghiệp 17.708,7 51,4
3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 106 0,3
4 Đất nông nghiệp khác 59,8 0,2
II Đất phi nông nghiệp 4.841,9 14,1
III Đất chưa sử dụng 990,1 2,9
(Nguồn: Thống kê huyện Cam Lộ, năm 2017)