Đánh giá hiệu quả liên kết trong sản xuất, tiêu thụ dược liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ dược liệu trên địa bàn huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 63 - 68)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ DƯỢC LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAM LỘ

3.4.3. Đánh giá hiệu quả liên kết trong sản xuất, tiêu thụ dược liệu

Kết quả tổng hợp kết quả phỏng vấn, ý kiến đánh giá của người sản xuất, chế biến, thu gom và các bên liên quan về liên kết trong sản xuất, tiêu thụ dược liệu như sau:

3.4.3.1. Đánh giá về mức độ liên kết

Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy mức độ liên kết biến động nhiều ở các loại hình liên kết khác nhau.

Đối với liên kết ngang: hầu hết các hộ hoạt động sản xuất, chế biến cá thể, quy mô nhỏ, không tham gia HTX, THT thì hầu như không có liên kết. Các hộ trồng dược liệu là xã viên của các HTX liên kết với nhau khá chặt. Ngoài ra, liên kết ngang giữa HTX dịch vụ cao dược liệu và HTX nông nghiệp khác trên địa bàn để trồng nguyên liệu thể hiện mối liên kết rất chặt nhằm giải quyết các vấn đề mà mỗi hộ cá thể không thể làm được, đó là hình thành vùng sản xuất nguyên liệu tập trung.

Đối với liên kết dọc: Có một số liên kết khá chặt như liên kết giữa hộ chế biến cao đặc và hộ thu gom cao đặc; ngoài ra các mối liên kết giữa tác nhân sản xuất với chế biến , giữa chế biến với tiêu thụ sản phẩm cao đóng gói còn lỏng lẻo.

Đối với các liên kết khá chặt và rất chặt cần được hỗ trợ, thúc đẩy để tăng tính cạnh tranh và khả năng liên kết thị trường. Đối với các liên kết còn lỏng lẻo thì cần hỗ trợ để hoàn thiện.

Bảng 3.11: Đánh giá của các bên về mức độ liên kết giữa các tác nhân trong sản xuất và tiêu thụ dược liệu ở địa bàn nghiên cứu

Loại liên kết Mức độ liên kết Tiêu chí đánh giá I. Liên kết ngang

1. Hộ trồng dược liệu với Hộ trồng dược liệu

Các hộ trồng cá thể không có liên kết

Các hộ trồng cá thể tại đất sản xuất nông nghiệp hiện có của hộ gia đình không có trao đổi nào với các hộ khác, các hộ này hầu như tùy theo khả năng đất đai và lao động để trồng dược liệu

Các hộ trồng theo diện tích tập trung của HTX có liên kết khá chặt

Các hộ trồng theo kế hoạch của HTX có liên kết với nhau về tích tụ đất đai, áp dụng kỹ thuật trồng, chăm sóc; góp vốn để mua giống nguyên liệu; cùng tham gia chăm sóc theo kế hoạch của HTX, THT

2. Hộ chế biến cao với Hộ chế biến cao

27% hộ không liên kết

Không có các hoạt động trao đổi nào xảy ra, không có ràng buộc.

73% liên kết khá chặt

Có sự quen biết với nhau, thường xuyên hợp tác với nhau để chế biến cao; các hộ sản xuất quy mô nhỏ bán cao đặc thường bán toàn bộ sản phẩm cho một đầu ra thường xuyên, ổn định; các hộ thường xuyên, trao đổi thông tin về giá và thị trường. Tuy nhiên, hợp đồng mua bán thỏa thuận miệng, thông qua điện thoại

3. HTX cao dược liệu với HTX nông nghiệp

Liên kết rất chặt

Có hợp đồng chính thức về trồng dược liệu giữa HTX cao dược liệu Định Sơn và các HTX nông nghiệp khác trên địa bàn

+ Có quy chế xử phạt + Có các quy định rõ ràng

+ Có sự cam kết giữa các bên liên quan II. Liên kết dọc

1. Liên kết giữa tác nhân sản xuất với tác nhân chế biến

Liên kết lỏng lẻo

Hộ chế biến cao tự tìm kiếm nguyên liệu;

hoặc mua nguyên liệu nhưng không mua với duy nhất 1 tác nhân cung cấp, mua theo nhu cầu và khả năng cung cấp của tư thương tại các tỉnh. Chỉ đặt hàng qua điện thoại, thông qua các mối quan hệ quen biết

Loại liên kết Mức độ liên kết Tiêu chí đánh giá không có hợp đồng.

Mặc dù, có xuất hiện HTX trồng nguyên liệu nhưng chưa thu được sản phẩm để cung cấp cho các hộ chế biến cao.

2. Liên kết giữa tác nhân chế biến với tác nhân tiêu thụ

Các hộ chế biến cao đặc - với tác nhân tiêu thụ cao đặc liên kết khá chặt

Các hộ chế biến cao đặc bán cho các hộ thu gom thông qua các mối quan hệ quen biết, mối làm ăn lâu dài. Việc mua bán chỉ dựa trên sự tin tưởng nhưng được duy trì lâu dài, diễn ra rất thuận lợi, không có việc đơn hàng bị trả lại. Tất cả các sản phẩm cao đặc sản xuất ra đều được các hộ thu gom mua để chế biến lại.

Cao đặc cũng được DN đặt mua của các hộ chế biến, việc đặt hàng này cũng được diễn ra lâu dài, thường xuyên, thuận lợi

Các hộ chế biến cao thành phẩm - với tác nhân tiêu thụ cao thành phẩm liên kết lỏng lẻo.

Các hộ bán cao chỉ đặt hàng, thông qua thỏa thuận miệng, dựa trên sự tin tưởng và mối quan hệ quen biết.

Hộ sản xuất có thể bán hàng cho nhiều tác nhân tiêu thụ khác nhau, tùy theo tình hình về giá cả, kích cở sản phẩm theo yêu cầu.

Khách hàng không duy trì lâu dài, một số hộ đã mất khách hàng do sản phẩm không cạnh tranh được với sản phẩm khác trên địa bàn.

HTX, DN chưa có hợp đồng liên kết lâu dài với nông dân; chỉ đặt hàng theo nhu cầu ngắn hạn và tùy thuộc vào các đơn hàng mà DN, HTX tìm được.

3. Liên kết giữa hộ trồng dược liệu, chế biến cao với nhà khoa học và chính quyền

Liên kết khá chặt

Có sự hỗ trợ về ứng dụng khoa học công nghệ; hỗ trợ về đất đai, ưu đãi về vốn; quy hoạch vùng sản xuất tập trung

UBND huyện Cam Lộ tiếp tục chỉ đạo tập trung mọi giải pháp để phát triển ngành dược liệu

Nguồn: Thảo luận nhóm năm 2018

3.4.3.2. Đánh giá về kết quả, hiệu quả của liên kết

- Hoạt động liên kết trong sản xuất và tiêu thụ dược liệu trên địa bàn huỵên Cam Lộ đã đạt được một số kết quả tích cực sau:

Đã xuất hiện liên kết nhiều bên trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dược liệu như liên kết ngang giữa các hộ trồng dược liệu với hộ trồng dược liệu, hộ chế biến với hộ chế biến, các HTX kinh doanh dược liệu với các HTX khác trên địa bàn; liên kết dọc giữa các tác nhân sản xuất, chế biến, thu gom, tiêu thụ sản phẩm cao dược liệu. Nhờ vậy, từng bước giải quyết được một số khó khăn cho người dân như tạo được vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, hỗ trợ đầu tư về vốn, kỹ thuật; hỗ trợ phát triển sản xuất với quy mô lớn; trồng thử nghiệm một số loại dược liệu mới trên địa bàn; quảng bá giới thiệu sản phẩm dược liệu của địa phương đến với người tiêu dùng trên cả nước. Sản lương sản xuất và tiêu thụ dược liệu ngày càng tăng, đem lại thu nhập ổn định cho người nông dân.

Tất cả sự trao đổi giữa các tác nhân trong các liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ dược liệu đều dựa trên sự tin tưởng, quan hệ làm ăn, không có ký kết hợp đồng bằng văn bản. Tuy nhiên, qua nghiên cứu việc mua bán vẫn được thực hiện thuận lợi, nhanh chóng, chưa xảy ra tình trạng tranh chấp, kiện tụng xảy ra giữa các tác nhân.

Sự xuất hiện của các cơ sở sản xuất quy mô lớn, đóng vai trò là các cơ sở thu gom sản phẩm cao dược liệu đã góp phần hỗ trợ các hộ chế biến cao tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn, tốn ít chi phí, quảng bá, vận chuyển sản phẩm, với giá cả phù hợp.

Đã xuất hiện các DN và HTX, mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng góp phần tiêu thụ sản phẩm cho bà con. HTX đã liên kết lại với nhau để giúp người dân tạo vùng nguyên liệu để chủ động hơn trong thời gian tới.

Ngành sản xuât, chế biến dược liệu đang được sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ người dân, DN, HTX quy hoạch vùng nguyên liệu tổ chức sản xuất, định hướng liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Ngành dược liệu đã góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết vấn đề xã hội ở nông thôn, thúc đẩy quá trình xây dựng NTM.

- Đánh giá hiệu quả các liên kết

Kết quả thảo luận nhóm về đánh giá hiệu quả của liên kết tại Bảng 3.12 cho thấy, các mối liên kết ngang được đánh giá là có hiệu quả, đặc biệt là liên kết giữa các hộ trồng dược liệu với hộ trồng dược liệu quy mô tập trung, liên kết giữa HTX cao dược liệu và HTX nông nghiệp khác trên địa bàn. Đối với liên kết dọc, các mối liên kết hầu như không có hiệu quả hoặc hiệu quả ít hơn. Riêng liên kết giữa người sản xuất, chế biến với nhà khoa học, chính quyền địa phương được đánh giá là có hiệu quả hơn.

Bảng 3.12. Đánh giá của các bên về hiệu quả của các liên kết giữa các tác nhân trong sản xuất và tiêu thụ dược liệu ở địa bàn nghiên cứu

Mối liên kết

Hiệu quả (%) Không

hiệu quả

Hiệu quả

ít Hiệu quả Rất hiệu quả I. Liên kết ngang

1. Hộ trồng dược liệu - Hộ

trồng dược 100

2. Hộ chế biến cao - Hộ chế

biến cao 30 70

3. HTX cao dược liệu và HTX

nông nghiệp khác 100

II. Liên kết dọc

1. Liên kết giữa tác nhân sản

xuất với chế biến 87 13

2. Liên kết giữa tác nhân chế

biến với tiêu thụ 12 53 35

3. Liên kết giữa người sản xuất, chế biến với nhà khoa học, chính quyền địa phương

6 44 50

Nguồn: Thảo luận nhóm năm 2018 - Một số hạn chế, tồn tại

Quy mô sản xuất của các hộ gia đình còn manh mún, nhỏ lẻ, trình độ sản xuất của nông hộ còn thấp; bản thân người nông dân chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích của liên kết, có thói quen mua bán bằng miệng. Hầu hết các hộ gia đình đều hoạt động riêng lẽ, mạnh ai nấy làm.

Qua xem xét các mối liên kết, thấy rằng liên kết giữa các tác nhân hầu hết là lỏng lẻo, hình thức trao đổi thông tin chủ yếu là bằng miệng hoặc qua điện thoại, không thông qua hợp đồng mua bán. Các mối quan hệ mua bán chủ yếu dựa trên niềm tin, sự quen biết, bà con, không có cam kết xử phạt, bồi thường...Khi có các sự việc xảy ra ngoài mong muốn sẽ rất khó xử lý theo quy định của pháp luật.

HTX và DN kinh doanh trong lĩnh vực dược liệu chưa đủ mạnh, chưa thực sự giúp các hộ sản xuất giải quyết các vấn đề khó khăn mà bản thân mỗi hộ gia đình không thể thực hiện được như thị trường, nguyên liệu đầu vào, công nghệ, tổ chức sản xuất tập trung.

Chưa có nhãn hiệu tập thể về cao dược liệu, sản phẩm hầu hết chưa có nhãn hiệu hoặc nhãn hiệu do hộ tự đặt chưa được đăng ký bảo hộ. Công tác kiểm định chất lượng sản phẩm dược liệu chưa được thực hiện có hiệu quả. Người tiêu dùng khó phân biệt chất lượng sản phẩm dược liệu, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh vẫn còn diễn ra, các hộ chế biến nhỏ không thể cạnh tranh được với sản phẩm của các hộ kinh doanh quy mô lớn. Hiện nay trên địa bàn huyện chưa có 1 DN nào đứng ra liên kết, bao tiêu toàn bộ tiêu thụ toàn bộ sản phẩm cho người dân trên địa bàn.

Công nghệ sản xuất dược liệu đang còn theo truyền thống, tiêu tốn nhiều chất đốt, sản lượng không cao; chưa có lò đốt hiện đại, thân thiện với môi trường để có thể tiết kiệm về thời gian và năng lượng. Chưa có nhà máy chế biến quy mô lớn có thể liên kết để chế biến sâu sản phẩm cho các hộ gia đình.

Chưa chủ động về nguồn nguyên liệu, tình trạng sản xuất đến đâu mua nguyên liệu đến đó nên dễ xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu, sản xuất không chủ động.

Cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất theo hợp đồng chưa đủ mạnh để thu hút DN vào liên kết sản xuất tiêu thụ với người nông dân.

Cơ chế chính sách về phát triển dược liệu hiện chưa đồng bộ và phù hợp để đẩy mạnh và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ dược liệu trên địa bàn huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)