Sản lượng sản xuất, chế biến cao dược liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ dược liệu trên địa bàn huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 47 - 51)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ DƯỢC LIỆU

3.3.2. Sản lượng sản xuất, chế biến cao dược liệu

Qua điều tra 40 hộ sản xuất, chế biến cao dược liệu trên địa bàn, các sản phẩm được chế biến chủ yếu là cao chè vằng, cà gao leo và cao hà thủ ô, cao lạc tiên. Hiện nay, do nhu cầu về thị trường nên các sản phẩm như cao lạc tiên, cao hà thủ ô người dân hầu như sản xuất với khối lượng rất nhỏ.

ĐVT: Tấn

Biểu đồ 3.3: Sản lượng chế biến cao dược liệu giai đoạn 2015-2017

(Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2018) Kết quả tại Biểu đồ 3.3 ta thấy, sản phẩm dược liệu tiêu thụ qua các năm có tăng nhưng tăng chậm. Trong đó, sản lượng cao chè vằng là chủ yếu (chiếm 92%

tổng sản lượng cao tiêu thụ), có xu hướng tăng qua các năm, từ 56,74 tấn năm 2015 lên 74,9 tấn năm 2017, sản phẩm cao hà thủ ô giảm từ 1,64 tấn năm 2015 xuống còn 0,3 tấn năm 2017, sản phẩm cà gai leo tăng từ 3,26 tấn năm 2015 lên 4,43 tấn năm 2017, cao lạc tiên giảm từ 1,3 tấn năm 2015 xuống còn 0,71 năm 2017.

Sản phẩm cao dược liệu được chế biến với nhiều loại: gồm sản phẩm cao đặc (cao chỉ qua công đoạn nấu), cao tán miếng đóng gói nilon, cao lỏng đóng chai thủy tinh. Trong 3 sản phẩm này, thì sản phẩm các hộ sản xuất nhiều nhất là sản phẩm cao đặc, chiếm đến 70% tổng sản phẩm sản xuất. Còn sản phẩm cao tán miếng đóng gói nilon và cao lỏng đóng chai thủy tinh thủ yếu do các cơ sở có quy mô lớn, DN, HTX sản xuất, chế biến.

3.3.3. Tình hình tiêu thụ dược liệu tại huyện Cam Lộ 3.3.3.1. Các kênh tiêu thụ dược liệu

Sản phẩm dược liệu trên địa bàn huyện Cam Lộ được tiêu thụ qua nhiều kênh khác nhau:

Kênh loại 1: Kênh tiêu thụ trực tiếp từ hộ sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng (kênh bán lẻ)

Sơ đồ 3.1: Kênh tiêu thụ dược liệu trực tiếp

Với loại kênh này, thường các hộ sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng các loại sản phẩm đã được chế biến đóng gói thành sản phẩm hoàn chỉnh.

Hầu hết các sản phẩm này đều có nhãn mác nhưng thường là nhãn mác do gia đình tự làm để phân biệt sản phẩm của các hộ với nhau, không có đăng ký. Đối với sản phẩm bán trực tiếp cho người tiêu dùng thường là giá cao hơn so với bán cho thương lái, mức chênh lệch từ 20-30 ngàn đồng/1kg các loại dược liệu.

Với cách bán theo kênh này thì hiện nay hầu hết các hộ sản xuất dược liệu không ưa chuộng vì bán được rất ít sản phẩm, tốn nhiều chi phí, công lao động để sản xuất. Mặt khác lại bị các sản phẩm khác cạnh tranh với giá rẻ hơn nên rất khó bán, mặc dù đó là bạn hàng quen thuộc.

Kênh loại 2: Kênh tiêu thụ qua người thu gom

Sơ đồ 3.2: Kênh tiêu thụ qua người thu gom

Loại kênh này bắt đầu xuất hiện khi có sự xuất hiện của các hộ kinh doanh dược liệu với quy mô lớn kinh doanh sản phẩm dược liệu. Thường sản phẩm bán qua kênh này là sản phẩm cao đặc mới qua sơ chế. Theo kết quả điều tra, các hộ sản xuất dược liệu quy mô nhỏ thường bán sản phẩm qua kênh này là chủ yếu. Các hộ sản xuất cao quy mô lớn, HTX kinh doanh dược liệu và DN đều thu mua cao đặc

Hộ sản xuất

Người thu gom (Hộ sản xuất

quy mô lớn)

Người tiêu dùng;

Tư thương (gắn nhãn mác, tiêu thụ) Người tiêu dùng

Hộ sản xuất

của các hộ. So với bán lẻ thì giá thấp hơn nhưng sản phẩm bán theo kênh này thường là tiêu thụ hết 100%. Hầu hết các hộ thu gom cao đặc về đều sử dụng để chế biến thành sản phẩm cuối cùng rồi bán cho thương lái hoặc người tiêu dùng cuối cùng, không có hộ nào bán lại cao đặc cho đối tượng khác. Sản phẩm của các hộ sau khi được chế biến thành sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được bán cho người tiêu dùng cuối cùng hoặc bán cho tư thương khác. Việc bán cao đặc này được thực hiện rất dễ dàng, các hộ sản xuất chỉ nấu thành các sản phẩm cao đặc rồi bán toàn bộ cho các hộ thu gom, với giá thích hợp, nên các hộ sản xuất rất ưa chuộng hình thức này.

Kênh loại 3: Kênh tiêu thụ qua DN, HTX

Với kênh này, các HTX, DN thu mua cao của các hộ sản xuất là thành viên của HTX hoặc các hộ sản xuất được HTX, DN đặt hàng bao gồm cả cao đặc về chế biến lại và cao đã đóng gói. Sau đó, DN, HTX sẽ gán mác nhãn hiệu của DN, HTX để đưa đi tiêu thụ tại các đại lý, Hội chợ trong và ngoại tỉnh, bán cho các DN kinh doanh khác.

Sơ đồ 3.3: Kênh tiêu thụ qua HTX, DN

3.3.3.2. Sản lượng dược liệu tiêu thụ qua các kênh

Bảng 3.7 : Sản lượng tiêu thụ dược liệu qua các kênh

ĐVT: Tấn

Năm

TỔNG

Sản lượng tiêu thụ qua các kênh Bản lẻ Bán cho hộ

thu gom

Bán cho DN, HTX Sản

lượng Tỷ lệ Sản

lượng Tỷ lệ Sản

lượng Tỷ lệ Sản

lượng Tỷ lệ 2015 62,94 100 6,832 10,85 40,508 64,36 15,6 24,79 2016 69,76 100 6,974 10,00 45,686 65,49 17,1 24,51 2017 80,34 100 6,952 8,65 52,638 65,52 20,75 25,83 (Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2018) Hộ

sản xuất

DN, HTX,

Doanh nghiệp DN

Người tiêu dùng

Đại lý, Hội chợ, DN khác

Bảng 3.7 cho thấy, sản lượng tiêu thụ dược liệu tập trung chủ yếu qua kênh hộ thu gom, có xu hướng tăng từ 64,36% năm 2015 lên 65,52% năm 2017, qua kênh bán lẻ có xu hướng giảm từ 10,85% năm 2015 xuống còn 8,65% năm 2017;

qua kênh DN, HTX cũng có xu hướng tăng lên từ 24,79% năm 2015 lên 25,83%

năm 2017.

3.3.3.3. Thuận lợi và khó khăn trong tiêu thụ dược liệu

Kết quả nghiên cứu tổng hợp được một số thuận lợi và khó khăn trong tiêu thụ dược liệu của hộ sản xuất như sau:

Thuận lợi :

Các hộ sản xuất có kinh nghiệm nấu cao lâu năm, sản phẩm cao dược liệu trên địa bàn huyện Cam Lộ có chất lượng, hàm lượng dược tính được người tiêu dùng ưa chuộng và biết đến.

Mặc dù số lượng sản xuất không lớn nhưng hầu hết sản phẩm sản xuất ra đều được tiêu thụ rất thuận lợi. Kết quả phỏng vấn hộ có 100% hộ được phỏng vấn trả lời toàn bộ sản phẩm sản xuất ra đều được tiêu thụ.

Xuất hiện nhiều tác nhân thu gom, chế biến lại nên các hộ sản xuất quy mô nhỏ có cơ hội bán sản phẩm dễ dàng hơn tại địa phương.

Khó khăn :

Sản phẩm dược liệu hầu hết được bán dưới dạng cao đặc, hoặc cao đã đóng gói nilon nhưng chưa có nhãn hiệu; các tư thương, các hộ thu gom sau khi thu mua cao đặc, cao chưa có nhãn hiệu sẽ gắn nhãn hiệu cá nhân của mình rồi đưa đi tiêu thụ. Do đó, rất khó phân biệt được chất lượng, sự đồng đều về sản phẩm cao, điều này tạo nên sự nghi ngờ của khách hàng đối với sản phẩm cao dược liệu.

Đối với các sản phẩm cao đã đóng gói của các hộ sản xuất quy mô nhỏ rất khó bán do giá bán lẻ của các hộ thu gom chế biến lại thấp hơn giá bán lẻ của các hộ sản xuất cá thể, mặc dù chất lượng sản phẩm cao của các hộ cá thể được cho là rất tốt, không có tạp chất. Do khó phân biệt về chất lượng sản phẩm nên người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang chọn sản phẩm có giá rẻ hơn.

Đã xảy ra tình trạng nhiều hộ gia đình bị các khách hàng quen thuộc hủy các đơn hàng và không tiếp tục mua hàng nữa. Điều này chứng tỏ có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh cao dược liệu trên địa bàn.

Tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm, không có một đơn vị nào đủ tiềm lực để thu gom tất cả các sản phẩm của nông dân, có khả năng liên kết với các doanh nghiệp nhằm tiêu thụ sản phẩm cho bà con. Do đó, hầu hết các hộ sản xuất cao đều tự tìm kiếm thị trường, các đơn đặt hàng đều ngắn hạn, khối lượng nhỏ,

không thường xuyên. Kế hoạch sản xuất của các hộ gia đình đều phụ thuộc vào các đơn hàng.

Hầu hết, các hộ gia đình sản xuất dược liệu đều không chủ động nguồn nguyên liệu, thời điểm thời tiết không thuận lợi, nguồn nguyên liệu khan hiếm, sản phẩm sản xuất ra không cung cấp đủ nhu cầu cho người tiêu dùng. Mặt khác,tiềm lực kinh tế của các hộ dân chưa đủ mạnh để có thể dự trữ khối lượng lớn hàng hóa, do đó những tháng nhu cầu tiêu thụ nhiều không đủ sản phẩm để bán cho người tiêu dùng. Theo kết quả phỏng vấn hộ, 100% hộ gia đình đều mua nguyên liệu hoặc tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong tự nhiên.

Đã có HTX và doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, tuy nhiên vẫn chưa đủ mạnh để hỗ trợ cho người dân tiêu thụổn định sản phẩm của mình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ dược liệu trên địa bàn huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)