CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. ĐẶC ĐIỂM HỘ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN DƯỢC LIỆU
Phân tích đặc điểm nhân khẩu của hộ là một yếu tố rất quan trong khi nghiên cứu về hoạt động sản xuất của hộ. Bảng 3.5 mô tả đặc điểm nhân khẩu học của các hộ điều tra.
Bảng 3.5: Đặc điểm nhân lực của hộ sản xuất, chế biến dược liệu
Đặc điểm Đơn vị Tỷ lệ Trung Bình
GIỚI TÍNH Chủ hộ nam Chủ hộ nữ
%
%
81,4 18,6
Tuổi chủ hộ Người 48.28±10.028
Nhân khẩu Người 4.33±1.439
Lao động Người 2.4±0.810
Lao động tham gia
sản xuất dược liệu Người 2.45±0.815
(Nguồn: Phỏng ván hộ năm 2018)
Qua bảng 3.5 có thể thấy, tỷ lệ chủ hộ là nam giới của hộ điều tra là rất cao chiếm 81,4%. Trong khi đó chủ hộ là nữ chỉ chiếm 5%, đây là một đặc điểm phổ biến ở các vùng nông thôn. Tuổi trung bình của chủ hộ trong các hộ điều tra là khoảng 48 tuổi, đây là độ tuổi tương đối cao, điều này cho thấy các hộ gia đình có hoạt động sản xuất dược liệu đã có từ lâu, đã có nhiều kinh nghiệp trong việc chọn và nấu dược liệu. Giá trị STD ở mức ±10.028 chứng tỏ rằng tuổi của chủ hộ có sự chênh lệch tương đối lớn trong các hộ điều tra. Số lượng lao động/hộ cao. Trung bình mỗi hộ có 2 người lao động trong số 4 nhân khẩu/ hộ. Số lượng lao động của hộ tham gia vào hoạt động sản xuất dược liệu/ hộ là rất cao. Số lao động tham gia sản xuất dược liệu chiếm 56,58% lao động của hộ. Điều này cho thấy sản xuất dược liệu là hoạt động chính của các lao động trong hộ.
3.2.2. Đặc điểm nguồn lực đất đai của hộ
Bảng 3.6 : Tình hình sử dụng đất của hộ sản xuất dược liệu
(Đơn vị: ha)
Năm
Diện tích đất
Đất sản xuất nông nghiệp Đất sản xuất dược liệu Tổng diện tích Bình quân/hộ Tổng diện tích Bình quân/hộ
2015 94 2,35 17,88 0,45
2016 94 2,35 19,41 0,49
2017 94 2,35 20,9 0,52
(Nguồn: Phỏng ván hộ năm 2018) Bảng 3.6 cho thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân của các hộ là 2,35 ha/hộ. Diện tích này được cấp ổn định qua các năm. Diện tích trồng cây dược liệu biến động tăng qua các năm từ 0,45 ha/hộ năm 2015, lên 0,52 ha/hộ năm 2017.
Hiện nay, các hộ gia đình đang có nhu cầu chuyển đổi các diện tích trồng cây nông nghiệp không hiệu quả sang trồng dược liệu để chủ động về nguồn nguyên liệu.
Tại vùng nghiên cứu, các loại cây dược liệu được sản xuất, chế biến chủ yếu bao gồm: Chè vằng, cà gai leo, hà thủ ô và cây lạc tiên. Đây là những loại dược liệu phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng và kinh nghiệm canh tác của người dân địa phương. Đây cũng là những loại cây trồng truyền thống phát triển lâu năm tại địa phương, trong những năm gần đây do nhu cầu thị trường dược liệu, những loại cây này được người dân địa phương đầu tư phát triển. Diện tích các loại cây dược liệu của hộ nghiên cứu gồm chè vằng, cà gai leo, hà thủ ô, lạc tiên biến động từ 2015-2017 được thể hiện trên Biểu đồ 3.1.
Biều đồ: 3.1. Diện tích trồng dược liệu của hộ (ha)
(Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2018) Kết quả điều tra cho thấy, nhìn chung diện tích các loại cây dược liệu biến động qua các năm. Cây chè vằng tăng đều từ 4,13 ha năm 2015 lên 5,44 ha năm 2017, đây là loại cây dược liệu có nhu cầu tiêu dùng khá lớn, nên được người dân quan tâm đầu tư trồng để chủ động về nguồn liệu. Mặt khác loại cây này dễ trồng, ít công chăm sóc. Diện tích hà thủ ô và lạc tiên cũng biến động tăng qua các năm, nhưng diện tích không lớn. Lý do, cao hà thủ ô, lạc tiên khó tiêu thụ so với các loại dược liệu khác, nhu cầu ít, người tiêu dùng chưa có thói quen sử dụng các loại, cao này, do đó người dân không muốn đầu tư nhiều khi số lượng sản phẩm bán ra không lớn. Diện tích cây cà gai leo cũng tăng do nhu cầu cao cà gai leo cũng khá lớn từ 1,2 ha năm 2015 lên 2,5 ha năm 2017, chủ yếu tập trung ở HTX và một số hộ sản xuất có quy mô lớn. Nhu cầu của người tiêu dùng đối với loại cao này khá lớn, tuy nhiên giá cả khá đắt, do đó sản lượng tiêu thụ không nhiều như cao chè vằng. Qua biến động diện tích dược liệu các năm, cho thấy diện diện tích trồng mỗi loại cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đất đai, giá cả, sở thích, nhu cầu của người tiêu dùng.
3.2.3. Đặc điểm nguồn lực tài chính của hộ nghiên cứu
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu thu nhập của hộ
(Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2018) Biểu đồ 3.2 cho thấy, thu nhập của các hộ ở đây rất đa dạng, bao gồm thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, tiền công, tiền lương, từ dịch vụ, làm thuê và các hoạt động khác; trong đó thu nhập từ dược liệu chiếm phần lớn trong tổng thu nhập (chiếm 46%). Như vậy có thể khẵng định rằng thu nhập từ dược liệu hiện đang là nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình. Nhờ sản xuất dược liệu mà đời sống của người dân cơ bản được ổn định. Theo kết quả phỏng vấn hộ, đối với những lao động làm thuê cho các cơ sở hoặc DN trên địa bàn, thu nhập bình quân hằng tháng từ 3,5 – 4,5 triệu đồng. Với mức lương này, các hộ dân tại địa phương có thể trang trải được cuộc sống ổn định.