CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Điều tra một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bưởi Thanh trà (Nội dung 1) Phương pháp thu thập số liệu thông tin thứ cấp: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sản xuất, áp dụng kỹ thuật từ các phòng ban ở cấp xã đến cấp tỉnh:
(Phòng nông nghiệp và PTNT, Chi cục thống kê, các cơ quan liên quan của huyện Tiên Phước, niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam…)
2.3.2. Điều tra hiện trạng canh tác bưởi Thanh trà (Nội dung 2) Phương pháp thu thập số liệu thông tin sơ cấp:
+ Phương pháp điều tra:
Chọn điểm điều tra: Chọn 3 xã Tiên Hiệp, Tiên Ngọc, Tiên Cảnh có diện tích trồng bưởi lớn của huyện, mỗi xã chọn 30 hộ trồng bưởi Thanh trà.
Phương pháp chọn hộ điều tra: Hộ có diện tích trồng từ 500 m2 trở lên, có ít nhất 5 năm trồng bưởi Thanh trà và có ý thức ham học hỏi, áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới.
Phương pháp chọn vườn điều tra: Các vườn bưởi Thanh trà, các cây trong vườn có sự tương đồng về tuổi cây, địa hình, đất đai trồng.
Phương pháp điều tra hộ trồng bưởi Thanh trà: Điều tra có sự tham gia của người dân - PRA (công cụ chủ yếu là thảo luận nhóm, quan sát thực địa) + điều tra hộ bằng bảng câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, tổng số hộ điều tra 90 hộ trồng bưởi Thanh trà có thu nhập khác nhau (trung bình, khá và giàu)
+ Phương pháp khảo sát thực địa: Khảo sát thực địa chọn điểm, chọn hộ điều tra, phỏng vấn nhóm, nông hộ, quan sát vườn hộ, địa hình, đất đai, tập quán canh tác
+ Phương pháp chuyên gia:
Tham khảo ý kiến những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về những lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ bưởi Thanh trà để tăng thêm kiến thức thực tế về bưởi Thanh trà 2.3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại vật liệu bao quả đến chất lượng bưởi Thanh trà tại huyện Tiên Phước (Nội dung 3)
- Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (RCB), nhắc lại 3 lần.
Mỗi lần nhắc lại 30 quả ngẫu nhiên/cây
Tổng số quả nghiên cứu/công thức: 30 quả x 3 lần nhắc lại = 90 quả Tổng số quả được bao toàn thí nghiệm: 90 quả x 5 CT = 450 quả.
- Các công thức thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 5 công thức bao quả bằng các vật liệu khác nhau CT1 (Đ/C): Không bao quả
CT2: Bao ni lon trắng CT3: Bao nilon đen CT4: Bao xi măng
CT5: Bao chuyên dụng
Địa điểm thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí tại xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước.
Thời gian thí nghiệm: Từ tháng 3 - tháng 9 năm 2017
Túi bao quả bưởi chuyên dụng được sản xuất tại Việt Nam, chất liệu vải không dệt chuyên dụng bao trái, túi được mua tại http://dungcunongnghiep.vn
* Phương pháp bao quả:
- Kích thước túi bao quả:
+ Túi bao quả nilon trắng và đen: 20 x 30 cm + Túi bao quả bao xi măng (bao giấy): 35 x 40 cm + Túi bao chuyên dụng: 25 x 30 cm
+ Các túi bao quả bằng nilon và xi măng (bao giấy) được 4 đục lỗ: 2 lỗ nhỏ 2 bên và 2 lỗ dưới đáy bao để thoát nước và thông khí.
- Thời điểm bao quả: Bao quả lúc trời tiết nắng ráo, không mưa trước và trong khi bao quả để đảm bảo khi bao quả không bị đọng nước.
- Cách bao: Đối với bao nilon và bao xi măng (bao giấy), bao từng quả hoặc chùm quả, buộc cố định miệng bao bằng dây nhựa; đối với bao quả chuyên dụng, bao riêng từng quả, cố định miệng bao bằng dây rút kèm theo bao quả.
- Điều kiện thí nghiệm:
+ Chọn vườn vưởi Thanh Trà được trồng trên loại đất cát pha sỏi, thoát nước, địa hình vườn đồi, cây sinh trưởng tốt (vườn hộ tốt)
+ Các yếu tố thời tiết khí hậu năm 2017 (xem phần 3.1)
+ Chọn cây để bao quả/vườn có sự tương đồng về đất đai tốt, vườn hộ trồng lâu năm, tuổi cây 9 -10 năm tuổi
+ Chọn quả để bao: Tiến hành bao quả lúc quả đậu (sau khi hoa tàn 1 tháng - quả to bằng quả chanh (đường kính quả từ 4 - 5 cm, quả đã hình thành và bắt đầu phát triển), đánh dấu cuống quả nghiên cứu bằng sơn màu đỏ.
- Quy trình kỹ thuật áp dụng (Với cây bưởi Thanh trà 9 - 10 năm tuổi) + Mật độ (cây/ha): 250 - 270 cây/ha
+ Phân bón:
* Lượng phân (kg/cây):
+ Vôi bột : 01 kg + Phân hữu cơ : 50 kg + Đạm (urê) : 2,5 kg +Lân (Super lân) : 11 kg
+ KCl : 1,5 kg
* Phương pháp bón cho cây:
+ Lần 1: Sau khi thu hoạch trái, đầu mùa mưa, bón toàn bộ phân chuồng + lân + vôi.
+ Lần 2: Trước khi cây ra hoa khoảng 1 tháng, khi mầm hoa mới nhú, bón 40%
lượng đạm + 30% Kali.