Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng canh tác và nghiên cứu biện pháp bao quả cho bưởi thanh trà tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 48 - 53)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU TRA MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN BƯỞI

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 V trí địa lý

Huyện Tiên Phước nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Nam có tọa độ địa lý từ 15o20’00” đến 16o36’00” Vĩ độ Bắc và 15o20’00” 108o04’46” đến 108o27’56” Kinh độ Đông, cách thành phố Tam Kỳ 25 km. Phía Bắc giáp với huyện Thăng Bình, phía Nam giáp với huyện Bắc Trà My, phía Đông giáp huyện Phú Ninh, phía Tây giáp huyện Hiệp Đức. Địa hình huyện Tiên Phước nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Tiên Phước

Huyện Tiên phước có mạng lưới giao thông chằng chịt rất thuận lợi đi lại, đường bộ huyện Tiên Phước có tổng chiều dài gần 350km, bao gồm: 01 tuyến Quốc lộ (40B) và 02 tuyến đường tỉnh, 15 tuyến đường huyện dài 96,9 km, 96 tuyến đường xã dài 1884,64 km và 13 tuyến đường đô thị trung tâm huyện, dài 9,61 km.

Với vị trí địa lý này, Tiên phước rất có lợi thế về giao thông, buôn bán thương mại, giao lưu văn hóa - kinh tế với các huyện trong tỉnh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.1.2.. Địa hình đất đai

- Địa hình: Căn cứ vào điều kiện địa hình, có thể chia Tiên Phước thành 3 vùng:

Vùng đồi núi: Chiếm 55% tổng diện tích tự nhiên của huyện, phân bố chủ yếu ở phía Tây, Tây Nam và phía Bắc của huyện. Vùng này có độ cao trung bình từ 200 m đến 500m so với mực nước biển và địa hình thấp dần từ Tây sang Đông.

Vùng gò đồi: Là vùng tiếp giáp với vùng đồi núi, phân bố rải rác ở các xã bao gồm các đồi thấp, bát úp hoặc lượn sóng, có độ cao trung bình từ 100m đến 180m và chiếm khoảng 25% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Phần lớn diện tích các khu vực gò đồi đã được sử dụng trồng các loại cây lâu năm như quế, tiêu và các loại cây ăn quả khác.

Vùng thấp - địa hình bậc thang: Loại địa hình này chiếm khoảng 20% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, bao gồm các khu vực địa hình bậc thang nhỏ lẻ và phân tán. Địa hình này tập trung nhiều hơn ở khu vực trung tâm và khu vực phía Đông huyện. Phần lớn các diện tích này được sử dụng trồng hoa màu và trồng lúa nước.

Theo đó, bưởi Thanh trà được trồng tập trung tại các xã có địa hình đồi núi và rải rác tại một số địa phương vùng gò đồi. Diện tích trồng bưởi Thanh trà lớn của Tiên Phước chỉ tập trung tại một số xã gồm: Tiên Lãnh, Tiên Ngọc, Tiên Hiệp, Tiên Cảnh.

- Điều kiện đất đai

Huyện Tiên Phước có 12 loại đất. Trong đó có 5 loại đất chính sau:

+ Đất phù sa được bồi glây hoặc glây yếu: tập trung chủ yếu ở ven sông Tranh, sông Tiên. Ở đây tầng đất dày tơi xốp thuận lợi cho việc trồng lúa, bắp và lạc (đậu phụng).

+ Đất phù sa được bồi ở ven sông có gờ - lây trung bình hoặc mạnh tầng dày 100cm, độ dốc dưới 3 độ, thuận lợi cho việc trồng lúa, màu.

+ Đất phù sa ngòi suối ở các xã Tiên Ngọc, Tiên Lãnh,Tiên Hiệp có tầng dày 100cm, có độ dốc từ 3 độ đến 8 độ, thuận lợi việc trồng cây lương thực và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Đất lúa nước có nguồn gốc feralit: tập trung ở các xã Tiên Lãnh, Tiên Kỳ, Tiên Châu, Tiên Cẩm, Tiên Hà có độ dốc trung bình từ 3 độ đến 10 độ thuận lợi cho việc trồng lúa.

+ Đất Feralit: chủ yếu là feralit đỏ vàng, phát triển trên đá granit, đá gờnai, đá fi-lít, tập trung ở vùng đồi núi, đa phần có độ dốc cao, bị xói mòn nên tầng mỏng. Có thể sử dụng đất này để trồng cây ăn quả, trồng màu như bắp, sắn hoặc cải tạo làm đồng cỏ chăn thả gia súc và trồng rừng.

Phần lớn diện tích trong huyện là đất nông nghiệp nhưng kém màu mỡ và tỷ lệ đất thịt rất thấp. Đây là một trong nhiều nguyên nhân chính dẫn đến việc phát triển sản

xuất nông nghiệp tại huyện còn khó khăn, giá trị gia tăng trên diện tích canh tác còn thấp hơn so với các địa phương khác trong tỉnh.

Tài nguyên rừng: Do những đặc thù riêng về địa hình và tính chất đất đai mà vùng Tiên Phước có tỷ lệ đất lâm nghiệp rất lớn, khoảng 29.538 ha chiếm hơn 50% đất tự nhiên, tập trung ở các xã Tiên Lãnh, Tiên Châu, Tiên Ngọc. Diện tích rừng sản xuất là 21.334 ha, rừng phòng hộ là 8.214 ha. Trong những năm gần đây, công tác quản lý và bảo quản rừng khá tốt, nên diện tích rừng của huyện đang từng bước được phục hồi.

Độ che phủ được nâng cao đáng kể (năm 2016: 52%). Nguồn tài nguyên rừng được xem như là một thế mạnh của Tiên Phước trong phát triển kinh tế. Hiện nay, hoạt động sản xuất lâm nghiệp được chuyển dịch dần cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất nông - lâm nghiệp kết hợp, phát triển rừng nguyên liệu theo hướng hàng hóa.

Từ các nhóm loại đất trên, ta thấy ở đất đai địa hình có những lợi thế và hạn chế:

+ Lợi thế: Địa hình vùng thấp là nơi dân cư tập trung sinh sống, phát triển kinh tế: nông nghiệp, giao thông vận tải, giao lưu hàng hóa... là nơi hình thành và lưu giữ các truyền thống văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, các kiến trúc cổ của người dân Tiên Phước.

+ Hạn chế: Tiên Phước là huyện có địa hình chia cắt khá mạnh, nhiều xã trong huyện nằm xa trung tâm, xen kẽ trong khu vực núi cao, giao thông không thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội.

Đất đai nghèo dinh dưỡng do địa hình dốc, rửa trôi chất dinh dưỡng mạnh,thiếu ẩm trong mùa khô. Mùa mưa dễ bị úng lụt, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của bưởi Thanh trà.

3.1.1.3. Thi tiết khí hu

Khí hậu thời tiết là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc đến sinh trưởng phát triển của các loại cây trồng. Đặc biệt đối với các loại cây ăn quả dài ngày, điều kiện khí hậu của vùng quyết định đến sự phù hợp hay không phù hợp, chất lượng quả của từng loài cây. Diễn biến thời tiết còn liên quan đến sự phát sinh, gây hại của các loài sâu bệnh hại, một trong những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng. Để đánh giá ảnh hưởng của thời tiết khí hậu đến cây bưởi Thanh trà, chúng tôi thu thập số liệu thời tiết trên địa bàn tỉnh trong năm 2017 như bảng 3.11.

Bng 3.1. Diễn biến một số yếu tố thời tiết tại Quảng Nam năm 2017

Tháng/năm

Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Sh ΣR

TB T Max Min TB Min (giờ) (mm)

01/2017 22,5 +1,2 28,0 17,2 93 60 75 233,0

02/2017 21,9 -0,7 31,0 18,0 92 56 85 34,6

3/2017 24,5 +0,2 32,5 16,6 88 58 182 36,2

4/2017 26,9 +0,2 37,4 20,5 84 47 195 32,0

5/2017 28,5 +0,3 36,4 23,5 83 58 208 40,5

6/2017 29,6 +0,6 39,6 24,3 78 40 256 113,8

7/2017 28,0 -0,9 37,4 23,8 85 48 169 292,0

8/2017 28,8 +0,2 36,7 24,0 83 53 232 169,4

9/2017 28,3 +1,2 36,1 23,2 84 56 208 142,9

10/2017 26,2 +0,6 32,5 22,1 88 62 123 512,0

11/2017 24,6 +0,6 31,6 19,0 93 64 69 1233,3

12/2017 21,8 0,0 29,0 14,5 91 56 49 350,2

(Nguồn: Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Nam) Chế độ nhiệt: Thí nghiệm được bố trí từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2017, giai đoạn cây bưởi Thanh trà hình thành quả - thu hoạch. Theo số liệu từ bảng 3.11, nhiệt độ thời gian này tương đối thuận lợi, nhiệt độ trung bình từ 24,6 - 29,6oC, cao nhất vào tháng 6 (29,6 oC). Nhiệt độ nằm trong giới hạn nhiệt tối thích cho sự sinh trưởng phát triển của cây bưởi nói chung, bưởi Thanh trà nói riêng.

Về ẩm độ: Độ ẩm trung bình giai đoạn thực hiện thí nghiệm là 78 - 92%, độ ẩm thấp nhất vào tháng 6 (78%). So với yêu cầu ẩm độ trung bình của cây bưởi (75%

[21]) thì giai đoạn này độ ẩm không khí tương đối cao, độ ẩm cao kèm với nắng nóng sẽ làm tăng khả năng quả bị nám, nứt.

Về lượng mưa: Nhìn chung các tháng thực hiện thí nghiệm có lượng mưa trung bình thấp trong khi đó cây có múi cần lượng nước nhiều ở giai đoạn phát triển quả.

Thời gian đầu, từ tháng 3 - 5, lượng mưa tương đối thấp, không phải là điều kiện thích hợp cho quả. Lượng mưa các tháng 6 - 7 từ 113,8 mm - 292,0 mm, khá phù hợp cho sự phát triển của quả bưởi Thanh trà.

Về số giờ nắng: Cường độ ánh sáng có quan hệ hữu cơ với cường độ quang hợp. Cây có múi ưa ánh sáng tán xạ. Nhìn chung, trong khoảng thời gian thực hiện thí nghiệm thời gian nắng tương đối phù hợp với sự phát triển của quả.

Nhìn chung, điều kiện thời tiết trong năm 2017 khá phù hợp cho sự phát triển của quả bưởi Thanh trà.

3.1.1.4 .Nguồn nước tưới Tiên phước

Nước tưới cho sản xuất nông nghiệp tại Tiên Phước tập trung ở các nguồn:

Sông, suối, kênh đập và nước giếng. Trong đó, hệ thống sông suối của huyện thuộc thượng nguồn sôn Thu Bồn, gồm 2 con sông chính:

+ Sông Tranh: dài 23 km chảy qua xã Tiên Lãnh, nguồn nước của sông này được sử dụng xây dựng các công trình thuỷ điện quy mô lớn.

+ Sông Tiên: dài 43 km chảy qua các xã Tiên An, Tiên Lộc, Tiên Cảnh, Tiên Kỳ, Tiên Châu, Tiên Hà.

Ngoài ra, còn sử dụng nước từ nguồn nước của một số sông nhỏ như sông Yên, sông Tum, sông Cà Đong...

+ Nước từ các suối: Trên địa bàn huyện có gần 100 khe suối lớn nhỏ, nằm rải rác và cung cấp nước tưới

+ Nước từ kênh đập: Hệ thống hồ đập là nguồn nước quan trọng cung cấp cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của dân cư Tiên Phước. Đến nay huyện đã xây dựng được 12 hồ chứa với quy mô tương đối lớn với hơn 400 đập lớn nhỏ đủ năng lực tười cho khoảng 1.000 ha đất canh tác. Bên cạnh việc cung cấp nước cho sản xuất trồng trọt, phục vụ đời sống, nguồn nước này còn góp phần điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản.

+ Nước giếng đào, giếng khoan: Đây là nguồn nước chủ yếu dùng trong sinh hoạt cho người dân trong huyện. Hệ thống giếng đào, giếng khoan tập trung ở vùng thấp, thung lũng, chân đồi. Đây là nguồn nước tương đối sạch, dễ khai thác và sử dụng khá nhiều trên địa bàn huyện.

Nhìn chung nguồn nước trên địa bàn huyện đủ để cung cấp cho cây trồng trong đó có cây bưởi và sinh hoạt. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, khi các công trình thủy điện lớn được xây dựng, lượng nước trên các sông suối giảm dần, ảnh hưởng đến nước tưới cho sản xuất nông nghiệp nhất là vào vụ Hè Thu. Ngược lại, vào mùa mưa, lưu lượng nước rất lớn trong gây lũ lụt, ảnh hưởng không nhỏ đến trồng trọt nói chung, sản xuất bưởi Thanh trà nói riêng.

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng canh tác và nghiên cứu biện pháp bao quả cho bưởi thanh trà tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)