Tình hình sản xuất bưởi ở các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng canh tác và nghiên cứu biện pháp bao quả cho bưởi thanh trà tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 54 - 62)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC BƯỞI THANH TRÀ TẠI TIÊN PHƯỚC (ĐIỀU TRA NÔNG HỘ)

3.2.1. Tình hình sản xuất bưởi ở các hộ điều tra

Bng 3.3. Tình hình trồng bưởi Thanh trà của các hộ trong 3 xã điều tra

STT Chỉ tiêu Tiên Cảnh

TB±SE

Tiên Hiệp TB±SE

Tiên Ngọc TB±SE 1 Tổng diện tích trồng cây

ăn quả/hộ (m2) 1.830 ± 758,68 5.550± 3458,32 4.100± 3261,90 2 Diện tích trồng bưởi

Thanh trà/hộ (m2) 740 ± 422,37 2.770 ±1840,00 1.440± 1055,65 3 Tỷ lệ diện tích trồng bưởi

Thanh trà (%) 40,44 ± 19,79 49,91 ± 21,41 31,12 ± 21,61 4 Số cây/vườn 21,80 ± 11,46 105,2 ± 54,15 54,00 ± 36,52 5 Độ tuổi cây/vườn 6,60 ± 1,85 11,80 ± 8,28 8,40 ± 2,42 6 Năng suất (tạ/ha) 81,40 ± 8,51 88,50 ±7,15 82,92 ± 6,71 7 Khối lượng trung bình/quả (g) 0,72 ± 0,05 0,73 ± 0,05 0,72 ± 0,05 8 Tỷ lệ phần ăn được (%) 63 ± 5,10 67 ± 5,10 64 ± 5,83

9 Số hạt/quả (hạt) 49 ± 6,63 45,8 ± 5,19 50 ± 7,07

Số liệu từ bảng 3.3 cho thấy: Trong 03 xã điều tra, xã Tiên Hiệp có diện tích trồng bưởi Thanh trà, tỷ lệ diện tích trồng bưởi Thanh trà, số cây/vườn, độ tuổi cây/vườn bình quân trên hộ lớn nhất. Điều này được giải thích do bưởi Thanh trà du nhập đầu tiên vào xã Tiên Hiệp, khi cây thích nghi thì được nông dân mở rộng diện tích với tốc độ rất nhanh. Do vậy, diện tích trồng bưởi Thanh trà tại đây lớn hơn các địa phương khác. Tuy nhiên, mức độ biến động về diện tích trồng bưởi Thanh trà, số cây/vườn và độ tuổi cây qua các xã điều tra là rất lớn. Điều này cho thấy diện tích sản xuất cây ăn quả nói chung, bưởi Thanh trà nói riêng tại Tiên Phước rất manh mún, phát triển còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch rõ ràng. Nông dân mở rộng diện tích tùy theo khả năng đầu tư và chăm sóc của hộ.

Năng suất thực thu bưởi thanh trà của các hộ trong mỗi xã bình quân biến động 81,40 - 88,50 tạ/ha, trong đó NSTT các hộ xã Tiên Hiệp cao nhất. Nguyên nhân là do những hộ nằm trong xã này có thời gian trồng bưởi Thanh trà lâu nhất nên có nhiều kinh nghiệm trồng và chăm sóc cũng như có khả năng đầu tư cho cây.

Khối lượng quả trung bình tại các xã điều tra không có sự chênh lệch lớn, từ 0,72 - 0,73 kg/quả. Tỷ lệ phần ăn được của bưởi Thanh trà được nông dân ghi nhận là khá cao, 63 - 67% trong khi đó số hạt/quả là 45,8 - 50 hạt/quả. Trong 3 xã điều tra, Tiên Hiệp vẫn là địa phương có các chỉ tiêu cấu thành năng suất, chất lượng quả cao hơn. Điều này có được cho là do tuổi cây ở Tiên Hiệp lớn hơn các xã còn lại, có những cây được trồng từ 15 - 20 năm, cây đã đạt đến độ ổn định về năng suất, chất lượng.

Bên cạnh đó, do thu nhập khá từ bưởi Thanh trà nên những năm gần đây một số hộ nông dân tăng cường đầu tư thâm canh, chăm sóc vườn bưởi.

Sơ đồ 3.1. Biểu diễn khoảng thời gian ra hoa đậu quả của các giống bưởi Thanh trà ở các địa điểm điều tra

Xã ĐT

Tháng trong năm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tiên Cảnh Tiên Hiệp Tiên Ngọc Ghi chú:

: Thời gian ra hoa - đậu quả : Thời gian thu hoạch quả

Qua sơ đồ 1 cho thấy thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn không khác nhau ở cả 3 xã: ra hoa từ tháng 1 đến tháng 2 hàng năm, quả chín - thu hoạch vào tháng 8 đến tháng 9 (dương lịch) hàng năm, một số hộ nông dân thu hoạch sớm (cuối tháng 7).

Mỗi năm bưởi Thanh trà cho thu hoạch 01 đợt quả tập trung, thường kéo dài 35 - 40 ngày tùy theo số lượng quả trên cây nhiều hay ít. Đặc điểm này rất phù hợp với đặc tính sinh vật học cây bưởi.

- Về hình dạng và chất lượng quả: Bưởi Thanh trà có hình trụ tròn, thuôn dài, có núm ở phần cuống quả (giống quả lê), vỏ quả màu xanh đậm, khi chín chuyển sang vàng. Tép bưởi Thanh trà mọng nhưng khô, có vị ngọt thanh, ít chua, mùi thơm. Điều này cho thấy chất lượng quả Thanh trà vẫn giữ được những đặc trưng, đặc tính như giống gốc ban đầu du nhập từ Thừa Thiên Huế.

Bng 3.4. Diện tích trồng cây có múi của các nhóm hộ từ 2015-2017

Nhóm hộ

DT cây có múi/hộ (m2) TB±SE

Diện tích bưởi Thanh trà BQ/hộ (m2) 2015

TB±SE

2016 TB±SE

2017 TB±SE Trung bình

866,67

± 197,20

450

± 118,32

470

± 153,62

490

± 10,33

Khá

1.950

± 750,00

616,67

± 226,69

966,67

± 298,14

1.400

± 655,74

Giàu

4.683,33

± 1.297,65

1.400

± 432,05

1.900

± 535,41

4.266,67

± 1.084,23 Trong tổng số 90 hộ điều tra qua 3 xã, có 7,78% hộ giàu; 41,11% hộ khá và 51,11% hộ trung bình. Qua Bảng 3.4 chúng tôi nhận thấy diện tích trồng cây có múi và bưởi Thanh trà của các nhóm hộ như sau:

+ Nhóm hộ giàu: Diện tích cây có múi nói chung cũng như diện tích bưởi Thanh trà qua các năm của nhóm hộ giàu cao hơn hai nhóm còn lại. Các hộ trong nhóm hộ giàu có mức đầu tư cho mở rộng diện tích bưởi Thanh trà gần như nhau. Mặc dù số lượng hộ giàu trong tổng số hộ điều tra không nhiều nhưng các hộ có sự chủ động về nguồn vốn nên có thể đầu tư phát triển cây bưởi Thanh trà tốt hơn các hộ khác.

+ Đối với nhóm hộ khá: Đây là nhóm có diện tích trồng cây có múi trung bình/hộ xếp thứ 2 sau nhóm hộ giàu. Trong nhóm hộ khá, năm 2016 - 2017 các hộ đầu tư mở rộng diện tích bưởi Thanh trà mạnh nhất. Nguyên nhân theo chúng tôi là do các hộ nhận thức được giá trị kinh tế mà cây bưởi Thanh trà mang lại ngày càng lớn nên đã mạnh dạn đầu tư vốn để phát triển loại cây ăn quả này.

+ Nhóm hộ trung bình: Có diện tích cây ăn quả có múi nói chung, cây bưởi Thanh trà nói riêng thấp nhất. Tỷ lệ diện tích cây bưởi Thanh trà ở nhóm hộ này không cao (56,53% năm 2017), tốc độ mở rộng diện tích trồng bưởi Thanh trà qua các năm cũng không nhiều. Điều này phù hợp với khả năng kinh tế của nhóm hộ do chi phí đầu tư ban đầu để trồng 1 sào (500m2) bưởi Thanh trà tương đối lớn (10 - 12 triệu đồng).

- Quy mô diện tích vườn bưởi Thanh trà của các hộ năm 2017

Quy mô vườn bưởi nói lên khả năng đầu tư của nông hộ, những hộ có vốn đầu tư lớn sẽ mở rộng được diện tích sản xuất hơn những hộ có vốn đầu tư ít. Qua tìm hiểu ở 90 hộ thuộc 3 xã, chúng tôi thu được số liệu về quy mô vườn bưởi Thanh trà phân theo nhóm hộ được thể hiện ở bảng 3.5.

Bng 3.5. Quy mô diện tích vườn bưởi ở các nhóm hộ điều tra

Nhóm hộ

Quy mô vườn (m2) Số cây (cây/vườn)

TB±SE TB±SE

Trung bình 490 ± 10,33 22 ± 10,33

Khá 1.400 ± 655,74 56,33 ± 36,44

Giàu 4.266,67 ± 1.084,23 145 ± 14,723

Qua Bảng 3.5 chúng tôi nhận thấy quy mô vườn trồng bưởi của các nhóm hộ không lớn, trung bình từ 1 - 8 sào (500m2). Trong đó, quy mô vườn của nhóm hộ giàu cao hơn 2 nhóm hộ còn lại, từ đó, số cây/vườn ở nhóm này cũng cao hơn. Trong nhóm hộ khá và giàu có sự chênh lệch về quy mô vườn, số cây/vườn giữa các hộ lớn. Điều này chứng tỏ cây bưởi Thanh trà hiện vẫn chưa là cây trồng mang lại nguồn thu nhập chính cho các hộ. Việc đầu tư thâm canh hay mở rộng diện tích còn tùy thuộc vào khả năng, sở thích của từng hộ.

- Cơ cấu giống bưởi Thanh trà

Bng 3.6. Cơ cấu giống bưởi so các cây ăn quả có múi ở các điểm điều tra

Điểm điều tra

Cơ cấu giống cây có múi

Cây có múi Cam Bưởi Thanh trà Bưởi khác Tổng

DT (ha) % Tổng

DT (ha) % Tổng

DT (ha) % Tổng

DT (ha) % Tiên Cảnh 57,8 21,74 15 25,95 35 60,55 7,8 13,49

Tiên Hiệp 115,5 43,44 18 15,58 80 69,26 17,5 15,15 Tiên Ngọc 92,6 34,83 7 7,56 64 69,11 21,6 23,33 Tổng 265,9 100 40 15,04 179 67,32 46,9 17,64 (Nguồn: Báo cáo cùa Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện) Bảng 3.6 cho thấy: Hiện nay tại huyện Tiên Phước, bưởi Thanh trà đang là giống cây có múi chiếm tỷ trọng diện tích lớn nhất (179 ha, chiếm 67,32% so với tổng diện tích). Ngoài bưởi Thanh trà trên địa bàn huyện còn trồng một số loại cây có múi khác như cam xanh, bòng địa phương, bưởi Da xanh… Tuy nhiên, bưởi Thanh trà là cây có múi có tính thích nghi cao, cho năng suất, chất lượng quả ổn định. Tuy không phải là cây bản địa nhưng bưởi Thanh trà ngày nay đã trở thành đặc sản của huyện Tiên Phước được thị trường ưa chuộng. Hiệu quả kinh tế bưởi Thanh trà mang lại cho nông dân khá cao, do đó, nhiều hộ đầu tư mở rộng diện tích giống cây có múi này.

Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn cơ cấu giống cây có múi tại các điểm điều tra

- Năng suất của bưởi Thanh trà của các hộ điều tra

Bng 3.7. Độ tuổi cây, yếu tố liên quan NS và và năng suất bưởi Thanh trà của các hộ điều tra

Chỉ tiêu

Độ tuổi cây

< 5 tuổi 5 - 10 tuổi 10 - 15 tuổi

TB±SE TB±SE TB±SE

Số cây/hộ (cây) 96,6 ± 55,19 41,25 ± 13,4 27 ± 13,04 Số quả/cây (quả) 19,6 ± 11,07 75,83 ± 20,9 129,5 ± 12,28

KL TB/quả (g) 0,71 ± 0,03 0,72 ± 0,07 0,75 ± 0,04

Năng suất (tạ/ha) 31,37 79,38 136,12

Qua bảng 3.7 cho thấy tại Tiên Phước hiện nay vườn bưởi Thanh trà trẻ tuổi (<5 tuổi) là chủ yếu. Điều này phù hợp với thực tế phát triển bưởi Thanh trà tại địa phương, những năm gần đây, do giá bán và thu nhập từ bưởi Thanh trà tương đối cao, người nông dân mới bắt đầu quan tâm đến mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, các vườn cây lâu năm (>5 năm) có số quả/cây, khối lượng trung bình quả và năng suất cao hơn.

Trong đó, vườn cây có thời gian sinh trưởng 10 - 15 năm cho năng suất cao nhất. Điều này được lý giải là do các vườn cây trẻ tuổi hiện đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, tuy số lượng cây nhiều nhưng các cây này mới cho quả bói, số lượng quả/cây còn ít và khối lượng trung bình quả chưa ổn định.

- Tình hình sâu bệnh hại

Bng 3.8. Thành phần và mức độ sâu bệnh hại chính trên bưởi Thanh Trà ở Tiên Phước tại thời điểm nghiên cứu

STT Sâu/bệnh hại chính Thời gian gây hại Bộ phận gây hại

Mức độ gây hại 1 Sâu đục quả Hình thành quả - thu hoạch Quả +

2 Ruồi đục quả Hình thành quả - thu hoạch Quả ++

3 Nhện Hình thành quả - thu hoạch Quả, lá ++

4 Sâu vẽ bùa Suốt thời gian sinh trưởng Lá +

5 Bệnh đốm bồ hóng Suốt thời gian sinh trưởng Lá, thân, cành +

Bảng 3.9. cho thấy, hiện nay trên cây bưởi Thanh trà tại Tiên Phước có nhiều đối tượng sâu, bệnh gây hại. Tuy nhiên, sâu đục quả, sâu vẽ bùa, ruồi đục quả, nhện và bệnh đốm bồ hóng là những loài dịch hại phổ biến hơn. Trong đó:

+ Sâu đục quả (Citripestis sagittiferella): Gây hại trên quả từ khi quả mới hình thành cho đến lúc thu hoạch. Sâu hại nặng và biểu hiện thành triệu chứng rõ nhất ở giai đoạn quả già, chuẩn bị thu hoạch. Mức độ gây hại của sâu đục quả trên bưởi Thanh trà tại Tiên Phước ở mức (+).

+ Ruồi đục quả (Bactrocera sp.): Đây là đối tượng sâu hại được nông dân các địa phương điều tra đặc biệt quan tâm. Ruồi gây hại cho quả từ rất sớm, khi quả mới hình thành cho đến lúc thu hoạch. Ruồi hại không chỉ làm giảm năng suất mà còn ảnh hưởng đến mẫu mã, chất lượng quả bưởi Thanh trà. Đây là đối tượng có mức độ phổ biến và tác hại cao hơn (++).

+ Nhện (Parnonychus cirti): Nhện gây hại trên quả, trên lá vào các tháng trong năm. Vết cắn của nhện làm cho vỏ quả biến màu, người nông dân địa phương gọi là

“da lu”. Quả bị nhện gây hại có chất lượng kém, thường không thể bán được. Cùng với ruồi đục quả, nhện được đánh giá là đối tượng gây hại phổ biến trên cây bưởi Thanh trà tại Tiên Phước (++).

+Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella Staint.): Sâu chủ yếu gây hại lá, đường đục của sâu làm cho lá hư hại, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây. So với các đối tượng trên thì mức độ hại của sâu vẽ bùa tại các vườn bưởi Thanh trà điều tra không cao

+ Bệnh đốm bồ hóng (do nấm Capnodium citri): Đây là loại bệnh được ghi nhận gây hại trên nhiều bộ phận của cây như lá, thân, cành. Bệnh hại quanh năm, nặng vào thời gian có độ ẩm cao, nhất là các tháng mùa mưa. Bệnh đốm bồ hóng khá phổ biến trên cây bưởi Thanh trà, tuy nhiên mức độ hại không cao (+).

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh: Biện pháp phòng trừ phổ biến được nông dân các địa phương điều tra áp dụng hiện nay là phun thuốc trừ sâu, bệnh, một số ít nông dân dùng biện pháp phun nước vôi để xử lý. Đặc biệt các loại sâu hại quả nông dân chưa có biện pháp phòng trừ hiệu quả, an toàn.

Bng 3.9. Hiệu quả kinh tế từ việc trồng bưởi Thanh trà tại các xã điều tra ĐVT: triệu đồng/ha

STT Chỉ tiêu Số tiền

I Tổng chi phí 14,1

1 Chi phí phân bón 13,6

2 Chi phí thuốc trừ sâu 0,5

3 Chi phí khác 0

II Tổng thu 160

III Giá bán (1.000 đồng/kg) 20

IV Lợi nhuận 145,9

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Kết quả điều tra cho thấy, các hộ trồng bưởi đầu tư cho phân bón không đáng kể, chủ yếu là tận dụng các loại phân chuồng, phân hữu cơ tự ủ. Chính vì vậy, hàng năm các hộ chỉ đầu tư 13,6 triệu đồng/ha cho phân bón (chưa kể chi phí công lao động). Với giá bán 20.000 đồng/kg, mỗi ha cho tổng thu nhập 160 triệu đồng. Trừ chi phí thuốc trừ sâu và phân bón, mỗi ha bưởi Thanh trà còn 145,9 triệu đồng/năm.

Thực tế hầu hết các hộ bưởi Thanh trà chưa ưu tiên đầu tư cho phát triển cây bưởi, trình độ canh tác của các hộ chưa cao. Các vườn bưởi tại điểm điều tra vẫn còn sinh trưởng tự nhiên, chưa có nhiều biện pháp kỹ thuật được áp dụng vào. Mặc dù vậy, so với điều kiện sản xuất của một huyện trung du thuần nông như huyện Tiên Phước thì cây bưởi Thanh trà là cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trung bình mỗi ha thu nhập 160 triệu đồng/năm, sau khi trừ chi phí nông dân thu được lợi nhuận 145,9 triệu đồng/năm (chưa bao gồm chi phí công lao động).

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng canh tác và nghiên cứu biện pháp bao quả cho bưởi thanh trà tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)